Sai lầm lịch sử của ông Tập

Sai lầm lịch sử của ông Tập

Sai lầm lịch sử của ông Tập

Sai lầm lịch sử của ông Tập

Sai lầm lịch sử của ông Tập
Sai lầm lịch sử của ông Tập
Thứ sáu, 10-01-2025 23:24, (GMT+07:00)
Sai lầm lịch sử của ông Tập
03-06-2021 15:13

Sai lầm lịch sử của ông Tập

Vốn cực kỳ tự tin vào khả năng đọc tình huống và đưa ra các mệnh lệnh phù hợp, nên mối quan tâm chính của ông Tập hiện nay là mệnh lệnh của mình sẽ không được thực thi đúng cách. Và để giải quyết vấn đề đó, cách của ông Tập là tập trung quyền lực ngày càng lớn hơn. (Ảnh: NTD Việt Nam tổng hợp)

Nếu như trong lịch sử, Trung Quốc lựa chọn theo đuổi con đường mà nhà lãnh đạo tối cao hiện tại của họ, Tập Cận Bình, muốn đi, thì hẳn nó đã không trở thành một siêu cường kinh tế đang lên. Lịch sử cho thấy việc cho phép nhiều khu vực tự chủ hơn và ít tập trung hơn là vì lợi ích của chính Trung Quốc.

Cuối tháng trước, nam diễn viên người Mỹ John Cena đã đưa ra lời xin lỗi công khai đầy thú vị sau khi gọi Đài Loan là “đất nước” trong một cuộc phỏng vấn để quảng bá bộ phim mới nhất của anh. Mặc dù anh đang sử dụng thuật ngữ này để chỉ thị trường truyền thông ngôn ngữ với kênh phân phối riêng biệt, không liên quan đến địa vị của đảo Đài Loan trong luật pháp quốc tế, nhưng chính phủ Trung Quốc lại không chấp nhận sự khác biệt đó.

Rõ ràng, toàn cầu hóa đã tạo ra một sai lầm khủng khiếp. Các hạn chế ngôn luận do chính phủ độc tài của Trung Quốc ra lệnh không chỉ áp dụng cho Trung Quốc mà còn áp dụng cho cả thế giới bên ngoài. Ngay cả trong cuộc sống hàng ngày, hiện nay cũng có quá nhiều người nói một cách e dè, phiến diện, và nói một cách bóng gió về Trung Quốc đương đại.

Giáo sư Kinh tế tại Đại học California J. Bradford DeLong, người từng là Phó Trợ lý Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ trong thời Chính quyền Clinton, cho rằng, vì lợi ích riêng của Trung Quốc, chính quyền ở Đài Bắc nên là cơ quan quyền lực duy nhất trên hòn đảo, để nó có thể tiếp tục theo một đường lối thể chế và quản trị khác với đường lối của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Tương tự, vì lợi ích của chính Trung Quốc, Hồng Kông vẫn nên là một hệ thống quản lý thứ hai. Chính phủ ở Bắc Kinh nên công nhận rằng quyền tự trị đáng kể của khu vực, đặc biệt là đối với các khu vực có đa số dân không phải là người Hán, điều này sẽ giúp phục vụ cho tham vọng lâu dài của chính họ.

Lịch sử khủng khiếp và bi thảm của nạn diệt chủng, thanh trừng sắc tộc và đồng hóa cưỡng bức trong thế kỷ 20 cho thấy rằng việc đế quốc hóa từ trên xuống sẽ làm gieo rắc sự phẫn uất kéo dài nhiều thế hệ và tạo điều kiện cho những rắc rối nghiêm trọng cho những năm sắp tới. Nhân loại đã đủ trải nghiệm để hiểu rằng sự đa dạng, quyền tự trị của khu vực và chủ nghĩa đa dạng toàn cầu tốt hơn sự ép buộc của một thể chế. Một chế độ mong muốn dẫn dắt thế giới hướng tới một tương lai tươi sáng hơn nên đặc biệt nhận thức rõ điều này.

Tuy nhiên, nhà lãnh đạo tối cao hiện nay của Trung Quốc, Tập Cận Bình, rất mong muốn tập trung quyền lực ở Bắc Kinh. Sợ hãi tham vọng chính trị và tham nhũng trong Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Tập không muốn một cuộc Cách mạng Văn hóa mà là một cuộc Phục hưng Văn hóa để khôi phục các giá trị quân bình chủ nghĩa và những khát vọng không tưởng trong hàng ngũ lãnh đạo. Vốn cực kỳ tự tin vào khả năng đọc tình huống và đưa ra các mệnh lệnh phù hợp, nên mối quan tâm chính của ông Tập hiện nay là mệnh lệnh của mình sẽ không được thực thi đúng cách. Và để giải quyết vấn đề đó, cách của ông Tập là tập trung quyền lực ngày càng lớn hơn.

Nhưng ngay cả khi ông Tập đã tính toán chiến thuật đúng đắn cho thời điểm hiện tại, thì sự già nua của chính ông, cùng với logic về cách các tổ chức chỉ huy độc tài đang ngày càng phát triển lại cho thấy rằng chiến lược của ông sẽ kết thúc trong nước mắt.

Ông J. Bradford DeLong cho rằng, bỏ qua sự tự chủ của khu vực cũng là một sai lầm rất lớn. Giáo sư Delong đặt câu hỏi rằng: Giả sử, vào năm 1949 Quân đội Giải phóng Nhân dân đã chiếm được cả Hồng Kông và Đài Loan; Tứ Xuyên đã không được phép theo đuổi các chương trình cải cách thí điểm vào năm 1975 khi Triệu Tử Dương được bổ nhiệm làm bí thư tỉnh ủy; và quá trình tập trung hóa đã đến mức Quân khu Quảng Châu không thể cho  Đặng Tiểu Bình lánh nạn khỏi cơn thịnh nộ của Bè lũ 4 tên vào năm 1976, thì nền kinh tế Trung Quốc ngày nay sẽ như thế nào?

Nó hẳn sẽ là một thứ bỏ đi, thay vì nhanh chóng vươn lên vị thế siêu cường kinh tế. Trung Quốc sẽ không khác mấy so với những nước như Miến Điện hay Pakistan. Khi Mao Trạch Đông qua đời vào năm 1976, Trung Quốc trở nên nghèo khó và không có bánh lái. Nhưng, như Giáo sư J. Bradford DeLong nhận định, dựa trên các lớp doanh nhân và hệ thống tài chính của Đài Loan và Hồng Kông, mô phỏng các chính sách của Triệu Tử Dương ở Tứ Xuyên, và mở ra các Đặc khu Kinh tế ở những nơi như Quảng Châu và Thâm Quyến, mà nền kinh tế của Trung Quốc đã đứng vững.

Tại một thời điểm nào đó trong tương lai, Trung Quốc sẽ cần phải đưa ra lựa chọn giữa các chiến lược và hệ thống của chính phủ. Liệu có an toàn khi dựa vào các sắc lệnh từ trên xuống của một nhà lãnh đạo tối cao già yếu, sa sút về tinh thần, người bị rót đầy tai những lời mật ngọt của những kẻ xu nịnh? Trung Quốc càng tập trung hóa bao nhiêu thì nước này càng dễ bị ảnh hưởng bấy nhiêu. Nhưng nếu các quyết định về chính sách và thể chế dựa trên sự đồng thuận thô bạo giữa các nhà quan sát tinh tường, những người sẵn sàng mô phỏng các thực tiễn và thử nghiệm của các khu vực thành công, thì Trung Quốc sẽ phát triển mạnh mẽ.

Một Trung Quốc với nhiều hệ thống khttps://www.ntdvn.com/kinh-te/sai-lam-lich-su-cua-ong-tap-193363.htmlhác biệt giúp khám phá những con đường khả thi dẫn đến tương lai thực sự có cơ hội trở thành nhà lãnh đạo toàn cầu và chứng tỏ vai trò xứng đáng. Một Trung Quốc tập trung, độc tài, đòi hỏi sự thần phục đối với một hoàng đế duy nhất sẽ không bao giờ có cơ hội đó!

Lê Minh

Theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP