Rủi ro đổ vỡ tín dụng của Việt Nam gia tăng sau đại dịch - Gần 6.000 DN ngừng hoạt động và phá sản m

Rủi ro đổ vỡ tín dụng của Việt Nam gia tăng sau đại dịch - Gần 6.000 DN ngừng hoạt động và phá sản m

Rủi ro đổ vỡ tín dụng của Việt Nam gia tăng sau đại dịch - Gần 6.000 DN ngừng hoạt động và phá sản m

Rủi ro đổ vỡ tín dụng của Việt Nam gia tăng sau đại dịch - Gần 6.000 DN ngừng hoạt động và phá sản m

Rủi ro đổ vỡ tín dụng của Việt Nam gia tăng sau đại dịch - Gần 6.000 DN ngừng hoạt động và phá sản m
Rủi ro đổ vỡ tín dụng của Việt Nam gia tăng sau đại dịch - Gần 6.000 DN ngừng hoạt động và phá sản m
Thứ tư, 01-01-2025 16:39, (GMT+07:00)
Rủi ro đổ vỡ tín dụng của Việt Nam gia tăng sau đại dịch - Gần 6.000 DN ngừng hoạt động và phá sản mỗi tháng
13-10-2020 09:29

Một trong những hãng đánh giá tín nhiệm hàng đầu thế giới, Moody’s, đã tăng cường cảnh báo rủi ro tín dụng với Việt Nam trong khi lạc quan hơn với các nền kinh tế còn lại trong khu vực Đông Nam Á, so với đánh giá 6 tháng trước của hãng này…

Chỉ số EDF (Expected Default Frequency) đo lường khả năng vỡ nợ của Moody’s cho thấy thị trường tín dụng Đông Nam Á đang trên đường hồi phục sau đại dịch viêm phổi Vũ Hán. Chỉ số rủi ro vỡ nợ tín dụng này hầu hết tăng vọt hồi tháng 3/2020 giữa trung tâm dịch và đã sớm giảm khá nhanh trở lại khi bước vào quý III/2020.

Trong khu vực Đông Nam Á, mặc dù rủi ro vỡ nợ giảm đi đáng kể nhưng Philippines và Indonesia vẫn là hai nền kinh tế có tốc độ hồi phục chậm chạp. Rủi ro vỡ nợ vẫn khá lớn (theo đánh giá của Moody’s).

Ngược lại, Thái Lan, Malaysia được xem như hai nền kinh tế có rủi ro đổ vỡ tín dụng nhất khu vực khi đại dịch Covid-19 lan rộng toàn cầu, thì cho tới nay hai nền kinh tế này cũng sớm ổn định và rủi ro vỡ nợ giảm mạnh nhất so với các nền kinh tế khác trong khu vực.

Khác với các nền kinh tế trong khu vực, rủi ro đổ vỡ tín dụng của Việt Nam không tăng mạnh giữa tâm dịch và có dấu hiệu tăng trở lại sau đại dịch. Từ tháng 6/2020, chỉ số EDF của Việt Nam lại tăng đều cho thấy rủi ro tín dụng đang được đánh giá có biểu hiện tăng lên.

Moody’s không công bố thành phần của chỉ số EDF mà họ tính toán. Tuy nhiên, đứng dưới góc độ phân tích rủi ro tài chính động lập, đánh giá của Moody’s là sát thực với tình trạng hiện tại của hệ thống tài chính trong nước.

Một trong những biểu hiện bất ổn thị trường tín dụng là chênh lệch lãi suất cho vay và lãi suất huy động duy trì ở mức cao trong suốt 2 năm qua, trong khi chỉ số NIM lại giảm.

Chi phí vốn của các ngân hàng thương mại thể hiện qua tỷ lệ biên lãi ròng (NIM), tỷ lệ này càng thấp, cho thấy chi phí vốn còn cao và doanh nghiệp không tìm kiếm được nhiều lợi nhuận từ hoạt động cho vay, dịch vụ của họ. Số liệu báo cáo tài chính của 19 ngân hàng thương mại (NHTM) niêm yết cho thấy NIM tiếp đà giảm sâu và rất thấp trong quý II/2020.

Theo tính toán của FiinPro, sau khi giảm 3,2 điểm cơ bản trong quý I/2020, NIM của 19 NHTM giảm tiếp 8,8 điểm cơ bản trong quý II/2020 còn 0,76%; tương đương với mức NIM của quý IV/2018.

Điều này cho thấy các NHTM đang phải vật lộn với chi phí vốn rất cao bất chấp huy động đầu vào giảm suốt 2 năm trước Covid-19. Và hiển nhiên, đại dịch như một cú đánh kép vào hệ thống vốn đã có những bất ổn trước đó.

Số liệu chênh lệch lãi suất cho vay và huy động của NHTM (tạm tính cho NHTM niêm yết) cho thấy, NHTM trong nước đang phải vật lộn với chi phí vốn quá cao, tương đương với giai đoạn nợ xấu bùng phát mạnh năm 2008 và 2011-2013 trong quá khứ.

Lý do này giải thích vì sao ngay trong tâm dịch Covid-19, Moody’s đánh giá mức độ gia tăng rủi ro vỡ nợ tín dụng của Việt Nam thấp hơn các nền kinh tế khác trong khu vực, do Việt Nam rất thành công trong việc ngăn chặn đại dịch. Nhưng rủi ro vỡ nợ vẫn gia tăng sau đại dịch bất chấp các thông tin lạc quan về sự phục hồi kinh tế thế giới và trong nước.

Hơn 5.600 doanh nghiệp ngừng hoạt động và phá sản mỗi tháng

Theo số liệu của Tổng cục thống kê, chỉ trong 9 tháng đầu năm 2020, số doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động tăng 81% so với cùng kỳ năm 2019, số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục phá sản tăng hơn 1% so với cùng kỳ 2019. Mỗi tháng, bình quân có hơn 5,600 doanh nghiệp phải tạm đóng cửa hoặc phá sản kể từ đầu năm 2020.

Mặc dù hết sức khó khăn và bị tổn thương nặng nề bởi Covid-19, doanh nghiệp Việt vẫn đang phải vay lãi suất cao nhất khu vực Châu Á.

Nghịch lý là, Việt Nam là nền kinh tế kiểm soát dịch bệnh tốt nhất và được hưởng lợi nhiều nhất từ xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu khỏi Trung Quốc trong suốt 3 năm qua…

Lãi suất cho vay bình quân của Việt Nam khiến doanh nghiệp Việt mất lợi thế cạnh tranh so với các các nền kinh tế Châu Á (Nguồn: Trading Economics)
Lãi suất cho vay bình quân của Việt Nam khiến doanh nghiệp Việt mất lợi thế cạnh tranh so với các các nền kinh tế Châu Á (Nguồn: Trading Economics)

Điều này có nghĩa là chi phí vốn cho doanh nghiệp khu vực kinh tế thực là rất cao trong bối cảnh dịch bệnh, thị trường tiêu dùng trong nước và xuất khẩu đều bị thu hẹp đột ngột trên diện rộng.

Chúng ta phải đặc biệt nhớ rằng, lãi suất cho vay của nền kinh tế trong nước cũng cần phải cạnh tranh với khu vực, bởi các doanh nghiệp trong nước sẽ chịu tổn hại lớn và mất đi năng lực cạnh tranh của mình so với các doanh nghiệp trong khu vực khi phải hứng chịu mức lãi suất vay vốn cao hơn.

Nợ xấu: nỗi ám ảnh của quá khứ và tương lai

Với khó khăn của doanh nghiệp như vậy trong khi vẫn phải tiếp cận nguồn vốn giá cao nhất khu vực, triển vọng nợ xấu, vỡ nợ tín dụng doanh nghiệp của Việt Nam khó có thể suy giảm trong tương lai gần. Thực tế, số liệu báo cáo tài chính của các NHTM niêm yết cho thấy nợ xấu sớm có dấu hiệu gia tăng trong quý II/2020 vừa qua.

Nợ xấu không thể xử lý tại NHTM của các doanh nghiệp trong quá khứ đã biến các doanh nghiệp này thành doanh nghiệp xác sống. Lịch sử nợ xấu, dù được khoanh lại trên giấy tờ, và năng lực tài chính yếu kém hiện tại khiến nhóm doanh nghiệp này khó bề “đông sơn tái khởi” một lần nữa.

Thêm vào đó, khuôn khổ về phá sản doanh nghiệp của Việt Nam, dù được sửa đổi khá nhiều trong năm 2014, nhưng vẫn là một khuôn khổ thể chế rất yếu kém, doanh nghiệp không thể phá sản vì chi phí phá sản quá lớn, chi phí cơ hội quá dài, thời gian chờ đợi phá sản quá lâu, khi được phép phá sản thì giá trị tài sản của máy móc thiết bị, nhà xưởng đã bị hao mòn tự nhiên gần hết…

Thực tế, một khuôn khổ thể chế phá sản hiệu quả chính là đặc sản, là ưu điểm vượt trội của nền kinh tế thị trường đầy đủ. Vì nếu được phá sản đúng lúc, hợp tình, hợp lý với chi phí thấp thì tài sản bán được của doanh nghiệp có thể xử lý nợ, giảm thiểu tổn thất, chủ doanh nghiệp có thể tái khởi việc đầu tư mà không vướng víu vào các vấn đề pháp luật…

Do đó, khuôn khổ phá sản hiệu quả luôn được xem là tiêu chí không thể thiếu khi đánh giá một nền kinh tế có lành mạnh hay không. Đáng tiếc, đây là điều mà nền kinh tế Việt nam còn thiếu và rất yếu kém trong nhiều thập kỷ.

Đây là lý do số lượng các doanh nghiệp xác sống (zombie) thực sự trong nền kinh tế của chúng ta là khá lớn. Vì hạn chế của khuôn khổ pháp lý và cơ chế xử lý nợ xấu hiện tại, các doanh nghiệp xác sống này vẫn tồn tại.

Không chỉ ở Việt Nam, sự tồn tại của doanh nghiệp xác sống đã là thách thức với mọi nền kinh tế sau những sai lầm chính sách kể từ cuộc đại khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 (Ảnh: getty)
Không chỉ ở Việt Nam, sự tồn tại của doanh nghiệp xác sống đã là thách thức với mọi nền kinh tế sau những sai lầm chính sách kể từ cuộc đại khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 (Ảnh: getty)

Đáng nói là, sự tồn tại của các doanh nghiệp xác sống gây tổn thất lớn cho nền kinh tế và cho các doanh nghiệp khỏe mạnh khác. Đơn cử như câu chuyện lãi suất cho vay ở đây, việc không thể xử lý, phát mại dứt điểm nợ xấu giai đoạn 2011-2012, NHTM không thể hạ lãi suất cho vay bất chấp các điều kiện thuận lợi về chính sách và nền tảng vĩ mô.

Điều này ảnh hưởng trầm trọng tới năng lực cạnh tranh và sức khỏe - vốn suy yếu do đại dịch - của nhóm doanh nghiệp "còn sống" của nền kinh tế.

Không chỉ ở Việt Nam, sự tồn tại của doanh nghiệp xác sống đã là thách thức với mọi nền kinh tế sau những sai lầm chính sách kể từ cuộc đại khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008.

Trong cả thập kỷ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, chính phủ các nước đã “dung dưỡng” sự tồn tại của các công ty “xác sống” (zombie), phá hủy đi sức sáng tạo - vốn là giá trị cốt lõi của chủ nghĩa tư bản - bằng nguồn tín dụng dễ dãi, gần như cấp không cho doanh nghiệp theo thiên hướng của chủ nghĩa xã hội.

Chuyên gia kinh tế Úc Stephen Bartholomeusz phân tích rằng chính sách cấp tín dụng tràn lan, gần như “cho không” của các chính phủ và ngân hàng trung ương (NHTW) sau GFC 2008 mang tới hậu quả là có tới 12% doanh nghiệp tại Úc và ít nhất là 16% doanh nghiệp tại Mỹ là các doanh nghiệp zombie sau đó.

Đây chính là sự bất công bằng lớn nhất đối với các doanh nghiệp tốt, vì các doanh nghiệp xác sống này gây rủi ro lớn cho thị trường chứng khoán, chiếm hữu tài nguyên, cơ hội sáng tạo của các doanh nghiệp tốt; trong khi những gì chúng tạo ra chỉ một ảo tưởng về tình trạng kinh tế ổn định, tốt đẹp.

Điều này dẫn đến tình trạng nguồn lực toàn xã hội bị lãng phí, tăng trưởng ỳ ạch suốt cả thập kỷ, dòng tiền ‘tràn’ vào các thị trường tài sản rủi ro và tạo bong bóng như bất động sản (BĐS), thị trường chứng khoán với quỹ ETFs hay bong bóng tài sản là chứng khoán phái sinh tại các NHTM lớn nhất toàn cầu…

Một ví dụ điển hình tại Hàn Quốc, vào ngày 23/3/2017, hai ngân hàng quốc doanh là Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc và Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Hàn Quốc đã đồng ý để Daewoo vay khoản tiền 2,6 tỷ USD và hoán chuyển nợ thành cổ phần để ngăn ngừa nợ xấu. Chưa tới 2 năm sau, công ty đóng tàu Daewoo lại nhận được khoản cứu trợ tương tự, làm tăng thêm gánh nặng cho nợ chính phủ, theo bloomberg.

Thực tế là, việc cứu trợ theo kiểu “bao bọc” của chính phủ sẽ chỉ như một bộ phim kinh dị thực sự với các nền kinh tế, khi mà Zombie sẽ luôn tạo ra nhiều Zombie hơn.

Như vấn đề của Việt Nam hiện nay, việc không cho phá sản ngân hàng yếu kém giai đoạn 2011-2012 theo quy luật của thị trường, thay vào đó là sự bao bọc của chính phủ, cùng với sự tồn tại của các NHTM 0 đồng và khối nợ tại VAMC dường như là một sai lầm chính sách khá lớn: nó không chỉ tác động tới tính hữu hiệu của chính sách tiền tệ mà còn trực tiếp khiến khu vực doanh nghiệp phải trả chi phí vốn cao hơn so với các đối thủ khác của họ trong khu vực và trên thế giới, chỉ vì nợ xấu của các doanh nghiệp khác.

Đâu đó, chúng ta có thể nhìn thấy bóng dáng bài học “hai thập kỷ mất mát” của Nhật Bản do họ đã không xử lý dứt điểm nợ xấu phát sinh trong thập kỷ 1980.

Trà Nguyễn - Theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP