Rủi ro ‘đại hồng thủy’ bất ngờ vì các nước thượng nguồn không minh bạch thông tin

Rủi ro ‘đại hồng thủy’ bất ngờ vì các nước thượng nguồn không minh bạch thông tin

Rủi ro ‘đại hồng thủy’ bất ngờ vì các nước thượng nguồn không minh bạch thông tin

Rủi ro ‘đại hồng thủy’ bất ngờ vì các nước thượng nguồn không minh bạch thông tin

Rủi ro ‘đại hồng thủy’ bất ngờ vì các nước thượng nguồn không minh bạch thông tin
Rủi ro ‘đại hồng thủy’ bất ngờ vì các nước thượng nguồn không minh bạch thông tin
Chủ nhật, 29-12-2024 22:35, (GMT+07:00)
Rủi ro ‘đại hồng thủy’ bất ngờ vì các nước thượng nguồn không minh bạch thông tin
18-08-2020 09:28

Ảnh Internet

“Nay mai nếu không có tệp số liệu này, không có chia sẻ, đại hồng thủy đến thì làm thế nào? Ở góc độ chuyên môn ngành nông nghiệp, chúng tôi thấy cái này chưa được, phải tiếp tục đấu tranh, kiến nghị, phải có giải pháp ngoại giao Việt Nam”, Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường nói.

Rủi ro ‘đại hồng thủy’ bất ngờ vì các nước thượng nguồn không minh bạch thông tin - Ảnh 1
Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường. (Ảnh Như Ý/ tienphong.vn)

Sáng nay 17/8, Uỷ ban KHCN&MT của Quốc hội tổ chức phiên giải trình về an ninh nguồn nước. Theo đó, nhận định chung là nước ta chịu rủi ro rất lớn cả về lượng và chất do phụ thuộc lớn vào nguồn nước sông quốc tế.

“Chúng ta chịu rủi ro về lượng nước, chất lượng nước rất lớn do các quốc gia thượng nguồn gia tăng các hoạt động thủy điện trên dòng chính sông Hồng, sông Mê Kông làm thay đổi lớn chế độ dòng chảy, lượng nước phù sa”, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Công nghệ và Môi trường Nguyễn Vinh Hà cho hay.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, nguồn nước sản sinh từ bên ngoài lãnh thổ, từ các quốc gia thượng nguồn lưu vực sông chiếm tới 63%. Lượng nước này hoàn toàn phụ thuộc vào hoạt động khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn nước tại các quốc gia thượng nguồn lưu vực sông.

 

Trên thượng nguồn sông Đà, sông Thao, sông Lô thuộc lãnh thổ nước ngoài đã xây dựng nhiều bậc thang hồ chứa thủy điện, hiện đã đưa vào vận hành khai thác nhiều công trình, tác động đến biến đổi dòng chảy về nước ta. Cùng với biến đổi dòng chảy về khối lượng, tại vị trí các con sông đổ vào lãnh thổ Việt Nam, nước đã bắt đầu bị ô nhiễm.

Số liệu đo đạc chất lượng nước tại các vị trí biên giới sông Nậm Na (cửa khẩu Ma Lù Thàng), sông Lô (cửa khẩu Thanh Thủy), nhiều chỉ tiêu chất lượng nước đã bắt đầu vượt ngưỡng cho phép.

“Nghiên cứu của Hội đồng Ủy hội sông Mê Kông Quốc tế năm 2017 công bố khi các công trình thủy điện hoàn thành xây dựng, đi vào vận hành sẽ có tác động bất lợi vô cùng lớn đến chế độ dòng chảy, phù sa, chất dinh dưỡng, môi trường, sinh kế người dân vùng ĐBSCL. Dự kiến lượng phù sa về ĐBSCL có thể giảm 97% ở thời điểm năm 2040”, báo cáo của Bộ NN&PTNT nêu.

Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà cho rằng, vấn đề mang tính chất thỏa thuận pháp lý hết sức lỏng lẻo. Thỏa thuận sông Mê Kông mà chúng ta đạt được về cơ chế không mang tính chất đồng thuận, không mang tính chất pháp lý để cùng nhau xác định kết quả khi có những tác động này khác. 

Rủi ro ‘đại hồng thủy’ bất ngờ vì các nước thượng nguồn không minh bạch thông tin - Ảnh 2
Bộ trưởng TN&MT Trần Hồng Hà. (Ảnh: Hoàng Hải/ plo.vn)

Thậm chí, ngay cả khi có sự đồng thuận của tất cả các nước, thì với uy tín của một số quốc gia cũng không có gì đảm bảo rằng thỏa thuận ấy được thực thi.

“Đây là vấn đề rất khó. Bây giờ thay đổi thì chắc chắn xu hướng còn tồi tệ hơn nữa. Với Ủy hội sông Mê Kông, hai nước quan trọng nhất là Trung Quốc và Myanmar lại không tham gia. Lan Thương đã hình thành nhưng đây là ý tưởng của Trung Quốc để khai thác hiệu quả, rộng hơn đối với hệ thống thượng nguồn của Trung Quốc xuống hạ nguồn Mê Kông”, ông Hà nói.

Đáng chú ý, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đề cập đến việc Việt Nam có thể hứng chịu thảm họa bất ngờ mà không kịp chuẩn bị do thiếu thông tin từ các quốc gia thượng nguồn.

“Nay mai nếu không có tệp số liệu này, không có chia sẻ, đại hồng thủy đến thì làm thế nào? Không phải là chuyện đơn giản. Ở góc độ chuyên môn ngành nông nghiệp chúng tôi thấy, cái này chưa được, phải tiếp tục đấu tranh, kiến nghị, phải có giải pháp ngoại giao Việt Nam, để làm sao có được thông tin theo đúng yêu cầu của quốc tế. Anh phải chia sẻ thông tin chứ làm sao có chuyên một mình mình biết, ở thượng nguồn mà một mình mình độc lập được. Phải chia sẻ, đó là quyền lợi của các nước trong hệ thống lưu vực”, ông Cường quả quyết.

Từ Thức - Theo Tinh Hoa

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP