Rò rỉ hạt nhân ở Quảng Đông: Phiên bản 2 của Viện virus Vũ Hán?

Rò rỉ hạt nhân ở Quảng Đông: Phiên bản 2 của Viện virus Vũ Hán?

Rò rỉ hạt nhân ở Quảng Đông: Phiên bản 2 của Viện virus Vũ Hán?

Rò rỉ hạt nhân ở Quảng Đông: Phiên bản 2 của Viện virus Vũ Hán?

Rò rỉ hạt nhân ở Quảng Đông: Phiên bản 2 của Viện virus Vũ Hán?
Rò rỉ hạt nhân ở Quảng Đông: Phiên bản 2 của Viện virus Vũ Hán?
Thứ tư, 08-01-2025 04:25, (GMT+07:00)
Rò rỉ hạt nhân ở Quảng Đông: Phiên bản 2 của Viện virus Vũ Hán?
21-06-2021 15:28

Ảnh tổng hợp.

“Phản ứng đầu tiên của nhiều người sau khi xem tin tức này chính là cảm giác ‘đại sự’ sắp xảy ra. Bởi sự cố này khiến người ta liên tưởng đến Viện virus Vũ Hán”.

Đây là nhận định của Giáo sư Chương Thiên Lượng trong Chính luận thiên hạ đăng ngày 15/6 khi nói về sự cố rò rỉ khí trơ của Nhà máy điện hạt nhân Đài Sơn, Quảng Đông, Trung Quốc.

Bởi vì Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trường kỳ che giấu, ‘báo chuyện vui, không báo chuyện buồn’, cho nên khi vấn đề như thế này xảy ra, mọi người có khuynh hướng nghĩ rằng tình hình sẽ tồi tệ hơn.

Trong bài phân tích còn đưa ra những thông tin và vấn đề rất đáng chú ý như: Pháp không tin ĐCSTQ để rồi cầu viện Mỹ giải quyết, thói quen ‘làm đẹp’ số liệu của ĐCSTQ, mối quan hệ ba bên Mỹ – Pháp – Trung trong cách thức giải quyết vấn đề sự cố hạt nhân, hay tại sao nhà máy điện này có công ty Framatome của Pháp quản lý nhưng tổ máy số 2 vẫn không đạt chuẩn… Tất cả sẽ có trong phần bình luận chi tiết dưới đây của Giáo sư Chương.  

Nhà máy điện hạt nhân Đài Sơn 

Theo RFI dẫn nguồn từ CNN, Tập đoàn điện hạt nhân Quảng Đông Trung Quốc (CGNPC) và Công ty điện lực Pháp (EDC) hợp tác xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Đài Sơn, sau đó nhà máy điện hạt nhân này xảy ra sự cố rò rỉ khí trơ. 

Nhà máy điện hạt nhân có tổng cộng 2 tổ máy sử dụng công nghệ hạt nhân thế hệ thứ ba của Pháp. 2 tổ máy lần lượt đưa vào vận hành thương mại vào năm 2018 và 2019. Về cổ phần, Tập đoàn điện hạt nhân Quảng Đông Trung Quốc nắm giữ 70%, Công ty điện lực Pháp nắm giữ 30%, cho nên đây là một công ty liên doanh. Vì là công ty liên doanh nên do Trung Quốc kiểm soát, tôi cho rằng Pháp ‘không thể làm gì’ trong nhiều quyết định quan trọng. 

Hiện tại phía Pháp sử dụng công ty con của mình là Framatome tham gia quản lý và vận hành Nhà máy điện hạt nhân Đài Sơn. 

Nhà máy điện hạt nhân Đài Sơn ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc (ảnh: Youtube/ 明镜电视).

Phía Pháp bỏ qua Trung Quốc để cầu viện phía Mỹ 

Theo CNN, Framatome đã liên hệ với… Bộ Năng lượng Hoa Kỳ vào cuối tháng 5. Chúng ta thấy rằng, Pháp đã bỏ qua Trung Quốc để liên lạc trực tiếp với Hoa Kỳ. Phía Pháp tiết lộ nhà máy điện hạt nhân này đã xuất hiện vấn đề. 

Sau đó vào đầu tháng 6, phía Pháp nói với Hoa Kỳ rằng lò phản ứng đã phát hiện sự cố rò rỉ khí trơ; vì thế họ yêu cầu phía Mỹ đồng ý cho Framatome và Trung Quốc chia sẻ kỹ thuật của Mỹ để ứng phó với sự cố và tình thế khẩn cấp. Điều này nghĩa là, nếu xảy ra rò rỉ hạt nhân thì công nghệ sửa chữa và giải quyết vấn đề nằm trong tay của Mỹ. Nhưng trước khi Hoa Kỳ uỷ quyền cho Pháp, Pháp không thể đem kỹ thuật này đưa cho ĐCSTQ (tình huống khẩn cấp thì có thể nhưng Pháp phải xin phép Hoa Kỳ liệu có được phép sử dụng công nghệ này để giải quyết rò rỉ hạt nhân hay không).

Việc Pháp bỏ qua Trung Quốc để tìm đến Mỹ là sự việc rất bất thường. Điều khiến người ta bất an hơn chính là, trong báo cáo xin Mỹ giúp đỡ, Framatome nói rằng ‘ĐCSTQ vì để tránh việc đóng cửa nhà máy điện hạt nhân, họ đã nới lỏng các tiêu chuẩn cảnh báo bức xạ hạt nhân’. Tôi tìm hiểu và phát hiện tiêu chuẩn cảnh báo này đã vượt quá 3 lần tiêu chuẩn của Pháp. Do đó phía Pháp cho rằng, điều này tạo thành uy hiếp cực lớn cho sức khoẻ cư dân xung quanh.   

Phía Mỹ sau khi tiếp nhận thông tin này, họ đã mở một vài hội nghị. Trong số đó, Hội đồng An ninh Quốc gia của Nhà Trắng đã thảo luận vấn đề này vào tuần trước. Tiếp đến, phía Mỹ đã triệu tập một số cuộc họp đặc biệt. Tất nhiên, kết quả giám định nói rằng, Nhà máy điện hạt nhân Đài Sơn sẽ không gây ‘nguy hiểm tức thời’. 

Bài cũ của ĐCSTQ: Thay đổi tiêu chuẩn, ‘làm đẹp’ số liệu

Rất nhiều người sẽ đặt câu hỏi: Liệu Nhà máy điện hạt nhân Đài Sơn vẫn ổn hay là không, vì nơi này rất gần Hồng Kông – một nơi có mật độ dân số rất đông. Mọi người đều lo lắng rằng nó sẽ lặp lại ‘vết xe đổ’ của Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl của Liên Xô. Chernobyl là sự việc rò rỉ hạt nhân do nhà máy điện phát nổ vào năm 1986, khiến cho rất nhiều người chết và thành phố phải bỏ hoang. 

Chúng ta biết rằng ĐCSTQ thường ‘thay đổi’ một số tiêu chuẩn để cho số liệu đỡ ‘xấu xí’, hoặc một số phương diện trông có vẻ an toàn hơn. Tôi lấy ví dụ về tiêu chuẩn nước. ĐCSTQ phân nước thành 5 cấp độ. Cấp 1 là có thể uống trực tiếp. Cấp 2, 3 là gì gì đó. Cấp 4 là có độc, không thích hợp cho gia súc uống. Đến cấp thứ 5 thì người không thể chạm vào. 

Khi đó ĐCSTQ cũng phân ‘nước mặt’ như nước sông, hồ v.v. thành các cấp. Sau đó có bao nhiêu con sông đạt được cấp 1, 2, 3 v.v. Nhưng nước sông hồ của Trung Quốc đã ô nhiễm quá nghiêm trọng, cho nên nếu theo tiêu chuẩn của ĐCSTQ thì không có mấy con sông đạt được cấp 1, trên cơ bản là thuộc loại 4 và 5 (gia súc không uống được, con người không thể chạm vào).

Vậy thì để số liệu trông ‘đẹp mắt’ hơn, ĐCSTQ thay đổi tiêu chuẩn nước. Ví như ban đầu là 4 loại, nay phân thành 3 loại; ban đầu 4 loại, sau thành 3 loại… đại ý là như vậy để số liệu trông dễ nhìn hơn một chút. 

Do đó, dưới tình huống ô nhiễm phóng xạ như hiện nay, ĐCSTQ rất có thể sử dụng ‘chiêu pháp’ tương tự. Đây chính là lý do vì sao người Pháp không thể chấp nhận điều này. 

Tổ máy số 2 đã… không ổn ngay từ đầu

Tôi cho rằng nhà máy điện hạt nhân này đã không ổn ngay từ đầu. Manh mối đến từ báo cáo của Reuters mà chúng ta sẽ xem sau đây.  

Một bài viết trên Reuters có tiêu đề: “CNN đưa tin: Nhà máy điện hạt nhân Đài Sơn ở Quảng Đông, Trung Quốc có thể phát sinh rò rỉ; Đài Sơn trả lời: Nhà máy điện hạt nhân và các chỉ số môi trường xung quanh vẫn bình thường”. Bài báo tiết lộ một lượng thông tin rất thú vị thể hiện trong 2 đoạn sau.

Đoạn thứ nhất nói rằng: “Nhà máy điện hạt nhân Đài Sơn là dự án hợp tác quan trọng trong lĩnh vực năng lượng giữa Trung Quốc và Pháp. Nhà máy điện hạt nhân có 2 tổ máy điện hạt nhân EPR (Lò phản ứng áp suất nước tiên tiến của châu Âu). Tổ máy số 1 bắt đầu vận hành thương mại vào ngày 13/12/2018. Tổ máy số 2 bắt đầu vận hành thương mại vào ngày 7/9/2019”.

Đến đoạn thứ hai tiết lộ lượng thông tin rất lớn: “Tổ máy số 1 đã bước vào chu trình nhiên liệu thứ hai, nó hiện đang chạy hết công suất. Tổ máy thứ 2 đã hoàn thành đại tu theo kế hoạch và hoà vào lưới điện thành công vào ngày 10/6/2021. Lần đại tu này là lần đại tu đầu tiên sau khi tổ máy số 2 được đưa vào vận hành thương mại. Về an toàn, chất lượng, thời hạn trong khi đại tu đã hoàn thành các mục tiêu đề ra”.

Tôi sẽ kết nối thông tin hai đoạn này với nhau như sau. Thứ nhất, tổ máy thứ 2 được đưa vào sử dụng vào tháng 9/2019, lúc ấy đã phát hiện có vấn đề, nhưng phía Trung Quốc không xử lý, Pháp không có cách nào đành phải cầu viện Mỹ. Vì sao Pháp cầu viện Mỹ? Bởi vì nếu nhỡ đâu nhà máy này phát nổ hoặc xuất hiện rò rỉ nghiêm trọng, thì đây là việc rất ‘khó coi’ đối với Pháp. Phía Pháp phải cân nhắc về uy tín làm ăn của mình, hy vọng sẽ giải quyết được vấn đề này. Ở đây, vì phía Trung Quốc không giải quyết nên phía Pháp đành phải cầu viện phía Mỹ. 

Sau khi Mỹ giúp, Mỹ lại lâm vào tình thế là nên nói hay không nên nói chuyện này. Nếu không nói, nhỡ xảy ra vấn đề thì người ta sẽ bàn tán ‘xuất hiện sự cố, tại sao Pháp không giải quyết. Phía Pháp nói rằng chẳng phải chúng tôi đã nói cho Mỹ rồi sao?’. Như vậy trong tình huống này phía Mỹ sẽ rất ‘khó coi’. Do đó phía Mỹ chắc chắn sẽ gây áp lực lên ĐCSTQ. 

Sau khi bị phía Mỹ gây áp lực, ban đầu ĐCSTQ sẽ nâng tiêu chuẩn về rò rỉ hạt nhân, như vậy đảm bảo được nhà máy điện hạt nhân không bị đóng cửa, đồng thời tiến hành sửa chữa, “Tổ máy thứ 2 đã hoàn thành đại tu theo kế hoạch và hoà vào lưới điện thành công vào ngày 10/6”. Phía Mỹ đã thấy được thông tin tình báo này, họ biết tổ máy số 2 đã sửa chữa xong, vì vậy họ lấy thông tin này tiết lộ cho truyền thông, sau đó truyền thông báo cáo tin tức này ra ngoài. 

Cách suy nghĩ của phía Mỹ chính là ‘bạn nói cho tôi, tôi đã hành động, sau đó bạn sửa xong, còn tôi báo cáo sự việc này cho truyền thông. Nếu có vấn đề xảy ra trong tương lai, bạn sẽ không thể nói tôi tắc trách’. Bằng cách này, trách nhiệm của phía Mỹ được dỡ bỏ. 

Sau khi nhận được tin này, giới truyền thông cũng chờ đợi và theo dõi một thời gian. Nếu tình huống khẩn cấp treo ngay trước mắt, truyền thông phải báo cáo. Nếu vấn đề được giải quyết, họ cũng phải báo cáo để không phải chịu trách nhiệm khi có vấn đề trong tương lai. Đây chính là lý do vì sao Pháp yêu cầu Mỹ giúp đỡ vào cuối tháng 5, sau đó việc tu sửa hoàn thành vào ngày 10/6. Đến ngày 14/6, tin tức này được công bố. Trên cơ bản tôi cho rằng dòng thời gian là như vậy. 

Sự cố nhà máy điện hạt nhân Đài Sơn: Phiên bản 2 của ‘Viện virus Vũ Hán’

Đến nay, cả 3 bên đều đã giảm nhẹ trách nhiệm, dù sao ĐCSTQ cũng đã gấp rút tu sửa. Nhưng bạn sẽ thấy điều này, tổ máy số 2 được đưa vào vận hành thương mại năm 2019, chỉ mới qua thời gian 2 năm mà phải đại tu. Ở đây nói rõ vấn đề gì? Công trình không đạt chuẩn, hay cái gì không đạt chuẩn? Thiết bị của Pháp hay ĐCSTQ thi công không đạt chuẩn? 

Tôi thấy rằng sau khi sự cố này được báo cáo, cũng là lúc các quan chức địa phương có xu hướng che giấu, đặc biệt là các lãnh đạo của nhà máy điện hạt nhân. Bởi vì, thứ nhất nó ảnh hưởng đến thành tích và sự thăng chức của họ, bạn gặp vấn đề trong an toàn sản xuất. Thứ hai, thông số an toàn của nhà máy không đạt, phải chăng bạn cắt xén vật tư, vậy thì quá trình ở giữa còn có vấn đề tham nhũng hoặc là vấn đề chất lượng thi công. 

Sau khi báo cáo được đưa ra, dù là tỉnh Quảng Đông hay Uỷ ban Trung ương ĐCSTQ đều phải giải quyết vấn đề này. Tôi nghĩ Bộ năng lượng Hoa Kỳ đã tiết lộ thông tin này để CNN, Reuters báo cáo. Đây là để gây áp lực lên ĐCSTQ, buộc họ phải giải quyết vấn đề này. 

Tập Cận Bình rõ ràng không muốn Đài Sơn trở thành Chernobyl thứ hai. Năm đó, sự tan rã của Liên Xô có quan hệ mật thiết đến sự cố rò rỉ nhà máy điện hạt nhân Chernobyl. Mặc dù Mỹ quốc có công nghệ nhưng phía ĐCSTQ phải giải quyết, như vậy vấn đề mới ổn thoả. Đương nhiên xuất phát điểm giải quyết vấn đề ĐCSTQ không phải vì bách tính mà là vì giữ gìn ‘giang sơn màu đỏ’. 

Điều này khiến chúng ta liên tưởng đến vấn đề gì? Tôi cho rằng, phản đầu tiên của nhiều người sau khi xem tin tức này chính là cảm giác ‘đại sự’ sắp xảy ra. Vì sao họ lại phản ứng như vậy? Bởi sự cố này khiến người ta liên tưởng đến Viện virus Vũ Hán. Vì ở Viện virus Vũ Hán hiện tại có liên quan đến lý thuyết ‘virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm’, tiếp đó sau khi dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát, ĐCSTQ dùng ‘trăm phương ngàn kế’ để che giấu. 

Thế thì mọi người sẽ lo lắng, vì thể diện mà bạn che giấu COVID-19, cuối cùng tạo thành dịch bệnh hoành hành. Hiện tại bạn sẽ vì thể diện mà tiếp tục che giấu sự cố nhà máy điện hạt nhân, để rồi tạo thành hậu quả đáng sợ và bi thảm hơn nữa? 

Do đó mọi người có xu hướng suy nghĩ tình hình sẽ tệ hơn. Đây chính là ĐCSTQ trường kỳ che giấu, ‘báo chuyện vui, không báo chuyện buồn’, ‘vĩ – quang – chính’ (đảng ta luôn vĩ đại, quang minh, đúng đắn)… Vậy khi vấn đề như thế này xảy ra, khi xem báo cáo phụ diện của ĐCSTQ, người ta luôn có khuynh hướng nghĩ rằng tình hình sẽ tồi tệ hơn.

Mạn Vũ

Đăng theo ĐKN

 
 
Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP