Reuters: Chính quyền Trung Quốc đối phó với dịch viêm phổi Vũ Hán giống dịch tả lợn Châu Phi

Reuters: Chính quyền Trung Quốc đối phó với dịch viêm phổi Vũ Hán giống dịch tả lợn Châu Phi

Reuters: Chính quyền Trung Quốc đối phó với dịch viêm phổi Vũ Hán giống dịch tả lợn Châu Phi

Reuters: Chính quyền Trung Quốc đối phó với dịch viêm phổi Vũ Hán giống dịch tả lợn Châu Phi

Reuters: Chính quyền Trung Quốc đối phó với dịch viêm phổi Vũ Hán giống dịch tả lợn Châu Phi
Reuters: Chính quyền Trung Quốc đối phó với dịch viêm phổi Vũ Hán giống dịch tả lợn Châu Phi
Thứ năm, 02-01-2025 02:01, (GMT+07:00)
Reuters: Chính quyền Trung Quốc đối phó với dịch viêm phổi Vũ Hán giống dịch tả lợn Châu Phi
06-03-2020 11:34

Dịch tả lợn châu Phi đã khiến giá thịt lợn ở Trung Quốc đại lục tăng vọt trong 8 năm qua (WANG ZHAO / AFP via Getty Images)

Kể từ ca nhiễm viêm phổi Vũ Hán đầu tiên được phát hiện vào tháng 12 năm ngoái, tới nay dịch bệnh đã lan rộng ra hàng chục quốc gia. Số ca nhiễm bệnh và tử vong trên toàn thế giới vẫn tiếp tục gia tăng, xu hướng ngày càng nghiêm trọng. Hãng tin Reuters sau khi tiến hành một cuộc điều tra, đã chỉ ra rằng phản ứng của chính phủ Trung Quốc đối với dịch viêm phổi Vũ Hán lần này giống một cách đáng sợ với dịch tả lợn châu Phi hai năm trước.

Ngày 5/3, đài VOA đưa tin về điều tra của hãng tin Reuters, phát hiện ra quá trình dịch viêm phổi Vũ Hán xuất hiện và phát triển chỉ là sự tái diễn quá trình dịch tả lợn châu Phi ở Trung Quốc đại lục năm 2018 đến 2019.

Bài báo cho biết các quan chức chính quyền Trung Quốc đã phản ứng chậm trễ khi giai đoạn đầu coronavirus mới bùng phát, họ phong tỏa tin tức và đàn áp những người tiết lộ sự thật. Vào thời điểm dịch bệnh nguy hiểm, họ cũng không cảnh báo cho công chúng khiến cho tình hình dịch bệnh lây lan nhanh chóng trên diện rộng, gây tổn thất vô cùng to lớn đến tính mạng và kinh tế của người dân Trung Quốc. Dịch tả lợn Châu Phi bùng phát từ năm 2018 đến 2019, cũng khiến ngành công nghiệp chăn nuôi lợn ở Trung Quốc chịu ảnh hưởng nặng nề. Trong số 440 triệu con lợn sống, hơn một nửa đã bị tiêu hủy, dẫn đến giá thịt lợn trên toàn cầu tăng mạnh. Lạm phát thực phẩm tăng lên mức cao nhất trong tám năm.

Hãng tin Reuters chỉ ra rằng, giống như dịch viêm phổi Vũ Hán lần này tấn công Trung Quốc và sau đó liên tiếp đánh hạ nhiều quốc gia trên thế giới; dịch tả lợn bùng phát hai năm trước cũng đã vượt qua biên giới Trung Quốc, lan sang 10 quốc gia ở châu Á.  Mà lý do chủ yếu khiến hai lần dịch bệnh này lây lan nhanh chóng chính là cơ chế cảnh báo dịch bệnh không hiệu quả của Trung Quốc.

Bài báo cho biết, sau khi dịch viêm phổi Vũ Hán được phát hiện vào tháng 12 năm 2019, "các quan chức địa phương và các quan chức thuộc hệ thống y tế quốc gia do nhiều lý do đều chậm trễ không muốn đưa ra cảnh báo cho công chúng, bỏ lỡ mất thời điểm tốt nhất để phòng ngừa và kiểm soát sớm dịch bệnh". Ngay cả Cục công an Vũ Hán còn áp dụng các biện pháp cảnh cáo bịt miệng 8 bác sĩ tuyến đầu đã phát hiện ra dịch bệnh và đưa ra cảnh báo cho xã hội. Việc này đã "khiến mọi người không có một sự đề phòng nào dẫn đến dịch bệnh lây truyền rộng khắp".

Hai năm trước, khi dịch tả lợn châu Phi bùng phát ở Trung Quốc đại lục, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc tuyên bố đã liên lạc kịp thời và liên tục với các khu vực về sự phát triển của dịch bệnh, và sẽ không bao giờ khoan nhượng với hành vi trì hoãn và che dấu về tình hình dịch bệnh. Tuy nhiên, nhiều nông dân Trung Quốc được hãng tin Reuters phỏng vấn lại cho biết họ đã báo cáo dịch bệnh cho chính quyền địa phương, nhưng những gì họ báo cáo chưa bao giờ được đưa tới Bắc Kinh.

Bài báo trích dẫn một ví dụ điển hình: một nông dân họ Triệu ở Hà Nam đã báo cáo với chính quyền địa phương rằng trong chuồng nuôi lợn của anh có nhiều con đã chết, nhưng các quan chức địa phương từ chối tiếp nhận báo cáo của anh. Các quan chức nói: "Ở đây chúng tôi không có trường hợp nào bị nhiễm dịch tả lợn châu Phi. Nếu anh báo cáo, chúng ta sẽ thành có một trường hợp bị nhiễm". Kết quả là dịch tả lợn Châu Phi đã lây lan và tất cả những con lợn của nông dân họ Triệu đã bị chết.

Trong bài báo, hãng tin Reuters phân tích rằng qua phỏng vấn với nông dân và các chủ doanh nghiệp, được biết các quan chức địa phương đã phớt lờ các báo cáo của nông dân vì họ sợ gánh phải hậu quả chính trị có thể xảy ra khi báo cáo về dịch bệnh. Ngay cả khi họ biết tin rất nhiều lợn chết, cũng vẫn không tiến hành xét nghiệm virus. 

Một nghiên cứu của Reuters cho thấy sự miễn cưỡng của chính quyền địa phương trong việc báo cáo dịch bệnh còn có liên quan đến các chính sách nhà nước.

Các quy định ứng phó với dịch lợn ban hành năm 2015 quy định bất kỳ trang trại lợn nào phát hiện có virus và tất cả các trang trại lợn trong vòng 3 km quanh đó, đều phải giết hết lợn.

Phương thức bồi thường theo quy định là: đối với mỗi con lợn bị giết, mức bồi thường là 800 đến 1.200 Nhân dân tệ (tương đương 2,6 triệu đến 4 triệu VNĐ). Trong số đó, 40% đến 80% được nhà nước hỗ trợ trả, và phần còn lại do địa phương trả căn cứ theo điều kiện địa phương.

Nhưng trên thực tế, nhiều nông dân phản ánh rằng họ chưa bao giờ nhận được khoản bồi thường theo quy định. Theo Reuters, việc này khiến nhiều nông dân không muốn báo cáo ngay lập tức, mà đợi cho đến khi có các triệu chứng bệnh rõ ràng mới báo. Điều này đương nhiên cung cấp đủ thời gian cho virus lây lan.

Ngoài ra, việc thiếu thông tin đáng tin cậy cũng khiến nông dân, các ngành công nghiệp và chính phủ không thể tìm ra được nguyên nhân dịch bệnh lây lan nhanh chóng, và càng không thể đưa ra các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát hiệu quả.

Minh Thanh
Theo NTDVN

 

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP