"Quỳ phục" ĐCSTQ, những gã khổng lồ công nghệ bán rẻ nước Mỹ

"Quỳ phục" ĐCSTQ, những gã khổng lồ công nghệ bán rẻ nước Mỹ

"Quỳ phục" ĐCSTQ, những gã khổng lồ công nghệ bán rẻ nước Mỹ

"Quỳ phục" ĐCSTQ, những gã khổng lồ công nghệ bán rẻ nước Mỹ

"Quỳ phục" ĐCSTQ, những gã khổng lồ công nghệ bán rẻ nước Mỹ
"Quỳ phục" ĐCSTQ, những gã khổng lồ công nghệ bán rẻ nước Mỹ
Thứ bảy, 25-01-2025 18:49, (GMT+07:00)
"Quỳ phục" ĐCSTQ, những gã khổng lồ công nghệ bán rẻ nước Mỹ
20-06-2020 08:48

Thung lũng Silicon đã trở thành địa danh nổi tiếng toàn cầu không chỉ bởi nó toạ lạc ở vùng thung lũng Santa Clara trù phú của nước Mỹ, nơi có những vườn cây ăn trái ngút ngàn tầm mắt, mà nó còn đại diện cho những bộ óc sáng tạo công nghệ đột phá, là trụ sở của nhóm Big Tech đầy quyền lực với các ông lớn như Apple, Google, Facebook, Oracle…

Khác biệt 

Vài tháng gần đây, có một điều dễ nhận thấy là nhóm ông lớn công nghệ (Big Tech) đang tiến hành một âm mưu phối hợp để vô hiệu hóa cuộc bầu cử ở Mỹ, bằng cách bóp nghẹt sự thật, kiểm duyệt và chặn tất cả các tiếng nói bảo thủ trên các nền tảng trực tuyến Facebook, Twitter và Youtube.

Trong khi các CEO và quản lý hàng đầu của nhóm Big Tech đang sử dụng quyền lực của mình để kiểm duyệt những người Mỹ chân chính theo phái bảo thủ truyền thống, thì họ lại để mặc cho truyền thông cánh tả, chính trị gia cánh tả, những kẻ tội phạm sử dụng các nền tảng trực tuyến để tuyên truyền dối trá, kích động bạo loạn và chia rẽ nước Mỹ.  

Trong 8 năm cầm quyền, cùng với sự “chống lưng” của các tỷ phú đô la cánh tả, Barack Obama đã góp sức gây dựng một đế chế Nhà nước Ngầm với các chân rết để phục vụ cho các chính sách của ông ta thời “hậu” Nhà Trắng. 

Trong 8 năm cầm quyền, Barack Obama đã gây dựng một đế chế Nhà nước Ngầm với các chân rết để phục vụ cho các chính sách của ông ta thời “hậu” Nhà Trắng. 
Trong 8 năm cầm quyền, Barack Obama đã gây dựng một đế chế Nhà nước Ngầm với các chân rết để phục vụ cho các chính sách của ông ta thời “hậu” Nhà Trắng. (Tổng hợp)

Cùng với các kênh truyền thông dòng chính, Barack Obama còn có “cơ quan” ngôn luận cho riêng mình, dễ dàng kiểm soát mọi luồng thông tin cho phép Đảng Dân chủ và những người cánh tả biến mưu đồ thành hành động thực tế. 

Đó chính là nhóm Big Tech - một thế lực hùng mạnh trong Nhà nước Ngầm đã thể hiện quyền lực của mình trong mưu đồ hạ bệ Tổng thống Donald Trump - người đang chọn Nước Mỹ trên hết và đưa Nước Mỹ vĩ đại trở lại. Chính sách này của Tổng thống Trump khác biệt hoàn toàn với các thế lực Nhà nước Ngầm: Thúc đẩy Toàn cầu hoá.  

Big Tech kiểm duyệt có chọn lọc

Khi đại dịch coronavirus Vũ Hán có vẻ giảm nhiệt tại Mỹ, đó cũng là thời điểm các thế lực ngầm khởi động một chiến dịch quyền lực đen mới. Các cuộc bạo loạn sau cái chết George Floyd đã được lên lịch trình một cách có chủ đích để nhấn chìm nước Mỹ trong bầu không khí “đấu tranh” bạo lực theo chủ nghĩa xã hội. Và phương tiện truyền thông xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu trong cách thức tuyên truyền và tổ chức các cuộc biểu tình bạo loạn.

Facebook, Twitter và Instagram, ba ông lớn truyền thông xã hội đã trở thành thế lực “bắt chẹt” người dùng mạng phải thay đổi ảnh biểu thị ủng hộ người da đen. Nói cách khác, cứ mở mạng ra là bạn sẽ nhìn thấy những thông điệp bất tận về đấu tranh chủng tộc, bãi bỏ lực lượng cảnh sát... Tựu chung là nhằm lật đổ Tổng thống Trump, và thay thế nền cộng hòa lập hiến của nước Mỹ thành một nước cộng sản xã hội chủ nghĩa.  

Twitter và Facebook tự động thay đổi logo thương hiệu và avatar của người dùng thành màu đen để thể hiện sự ủng hộ đối với phong trào Black Lives Matter. (Tổng hợp)
Twitter và Facebook tự động thay đổi logo thương hiệu và avatar của người dùng thành màu đen để thể hiện sự ủng hộ đối với phong trào Black Lives Matter. (Tổng hợp)

Cái chết của George Floyd được giới cánh tả tôn vinh như thể là một vị anh hùng dân tộc. Tuy nhiên, họ đã cố tình bỏ qua cái chết của Tony Timpa, một thanh niên da trắng 32 tuổi đã bị cảnh sát ngộ sát theo cách gần giống với George Floyd. Vụ việc này xảy ra vào ngày 10/8/2016, trong những tháng cuối cùng nhiệm kỳ của Barack Obama. 

Không giống như vụ George Floyd, những cảnh sát liên quan đến cái chết của Tony Timpa không phải chịu áp lực dư luận. Đơn giản, nạn nhân là một người đàn ông da trắng. Vì lẽ đó, truyền thông cánh tả phớt lờ, cũng như không có bất kỳ cuộc biểu tình nào xảy ra tại Mỹ. 

Sự phẫn nộ có chọn lọc trong cái chết của George Floyd chỉ để nhằm mục đích phục vụ chính trị của thế lực ngầm và hiển nhiên, Big Tech đã góp một phần lớn trong việc kiểm duyệt sự thật. 

Big Tech không chỉ buộc những tiếng nói dám nói lên khía cạnh khác của câu chuyện phải câm lặng, mà còn lèo lái cộng đồng mạng tin tưởng và theo dõi một câu chuyện khác hẳn theo hướng mà họ đề ra. Điều này đồng nghĩa với việc Big Tech đã cố tình tước đoạt quyền tự do của người Mỹ, và thay thế bằng phương thức chủ nghĩa cộng sản toàn trị.

Big Tech không chỉ bóp nghẹt sự thật, mà còn lèo lái cộng đồng mạng tin tưởng và theo dõi một câu chuyện khác hẳn theo hướng mà họ đề ra.
Big Tech không chỉ bóp nghẹt sự thật, mà còn lèo lái cộng đồng mạng tin tưởng và theo dõi một câu chuyện khác hẳn theo hướng mà họ đề ra. (Shutterstock)

Big Tech kiểm duyệt quyền tự do của người Mỹ 

Khi công nghệ hoàn toàn chi phối mọi mặt của đời sống, đó là lúc những ông lớn công nghệ đã biến thành những gã khổng lồ kiểm soát cuộc sống của chúng ta. Họ sẵn sàng trừng phạt hoặc uốn nắn suy nghĩ của chúng ta theo ý muốn của họ. 

Một nghiên cứu cho thấy, người Mỹ trung bình dành 50 phút cho Facebook hoặc các ứng dụng xã hội khác như Snapchat, Instagramhay Twitter. Các nhà mạng này đã “tích" dữ liệu cá nhân của bất kỳ ai mỗi khi nhấn nút like, chia sẻ, tìm kiếm, mua sắm hoặc đăng ảnh. Google cũng đang phân tích hồ sơ thẻ tín dụng của hàng triệu người. 

YouTube, Twitter đã biến thành phương tiện kiểm duyệt suy nghĩ thông qua kiểm soát ngôn ngữ bằng cách cảnh báo, chặn, hoặc khoá tài khoản bất kỳ ai đi ngược lại quan điểm lợi ích của họ. 

Trên thực tế, chính cuộc sống hiện đại đã tước đoạt quyền riêng tư của con người. Tất cả mọi người đều đang bị theo dõi trên đường đi học hay đi làm, tại trường học, nơi làm việc hay địa điểm vui chơi, mua sắm. Năm 2018, ước tính Big Tech đã chi khoảng 19 tỷ đô la cho việc thu thập và phân tích dữ liệu người tiêu dùng. 

Big Tech thiết lập hệ thống AI nhằm thu thập, phân tích dữ liệu, thông tin liên quan đến người dùng dựa vào hành vi của họ trên các nền tảng mạng xã hội. (Shutterstock)
Big Tech thiết lập hệ thống AI nhằm thu thập, phân tích dữ liệu, thông tin liên quan đến người dùng dựa vào hành vi của họ trên các nền tảng mạng xã hội. (Shutterstock)

Có bao giờ bạn hỏi vì sao Facebook, Instagram hay Twitter lại miễn phí? Đơn giản, bạn đang trả tiền cho họ bằng cách cung cấp miễn phí thông tin cá nhân của mình. 

Theo Forbes, có khoảng 2 tỷ người đang sử dụng Facebook và cứ mỗi phút lại có khoảng 50.000 bức ảnh đăng lên Instagram, và 500.000 tweet trên Twitter. Mọi thứ bạn đăng lên mạng xã hội đều giúp Big Tech “hoàn thiện" hồ sơ dữ liệu cá nhân của chúng ta.  

Hơn nữa, khi bạn sở hữu smartphone cũng đồng nghĩa bạn đang tự nguyện mang theo thiết bị theo dõi, vì Google Maps có thể ghi nhớ nơi bạn đến và lưu nó vào Dòng thời gian của Google.

Với quyền lực vô hình ấy, Big Tech đang thiết lập một bức màn sắt kiểm duyệt và kiểm soát kỹ thuật số. Facebook và YouTube đảm nhận vị trí “biên tập viên" khi bắt đầu hạn chế những tiếng nói trái chiều. Mục đích của các ông lớn này không phải nhằm cung cấp môi trường lành mạnh, an toàn cho người dùng mạng, mà là để xác lập quan điểm của họ là duy nhất hợp lệ. 

Facebook nói riêng và các nền tảng mạng xã hội nói chung tỏ ra rất hiểu điều người dùng muốn. Những gì liên quan đến sở thích của họ đều dễ dàng hiển thị trước mắt. (Pexels)
Facebook nói riêng và các nền tảng mạng xã hội nói chung tỏ ra rất hiểu điều người dùng muốn. Những gì liên quan đến sở thích của họ đều dễ dàng hiển thị trước mắt. (Pexels)

ĐCSTQ cũng tương đồng như thế. Thông qua mạng xã hội và các tính năng theo dõi khác, ĐCSTQ thu thập dữ liệu cá nhân, kiểm tra ID, nghe trộm thông tin để không chỉ kiểm duyệt ngôn từ của người dùng mạng, mà còn xác định khuynh hướng chính trị của tất cả người dân Trung Quốc.

Twitter kiểm duyệt Tổng thống nhưng lại ủng hộ kẻ bạo loạn và ĐCSTQ

Quyền hạn to lớn của các ông lớn công nghệ thêm một lần nữa khẳng định qua trường hợp của Tổng thống Trump, khi các bài đăng của ông trên phương tiện truyền thông bị thách thức bởi Twitter những hai lần gần đây… Twitter cũng là nền tảng mà ĐCSTQ lạm dụng nhiều nhất.

  • Kiểm duyệt Tổng thống Trump và những người bảo thủ

Từ năm 2015 đến 2020, đã có ít nhất hơn 100 nhân vật bảo thủ, ủng hộ Tổng thống Trump hoặc đưa tin sự thật mà “phật lòng" Big Tech đều bị Twitter trừng phạt. Họ là những nghị sĩ, nhà văn, nhà báo, luật sư, nhà bình luận chính trị, diễn viên…

Trong số đó có những gương mặt cực kỳ nổi trội như Phó Tổng thống Mike Pence, Thượng nghị sĩ Ted Cruz, con trai Tổng thống là Donald Trump Jr. cũng đều bị Twitter đình chỉ, cấm, chặn quảng cáo, và kiểm duyệt. Tháng 9/2018, Giám đốc điều hành Twitter - ông Jack Dorsey đã phải ra điều trần trước Quốc hội và cho biết Twitter không sử dụng hệ tư tưởng chính trị để đưa ra quyết định, nhưng các bằng chứng cho thấy điều ngược lại. 

Từ năm 2015 đến 2020, đã có ít nhất hơn 100 nhân vật bảo thủ, ủng hộ Tổng thống Trump hoặc đưa tin sự thật mà “phật lòng" Big Tech đều bị Twitter trừng phạt.
Từ năm 2015 đến 2020, đã có ít nhất hơn 100 nhân vật bảo thủ, ủng hộ Tổng thống Trump hoặc đưa tin sự thật mà “phật lòng" Big Tech đều bị Twitter trừng phạt. (Getty)

Năm 2017, tài khoản Twitter cá nhân của Tổng thống Trump đã từng biến mất một cách bí ẩn, và được khôi phục một cách kỳ lạ 11 phút sau đó mà không có lời giải thích nào cho đến khi Twitter thông báo đơn giản do sơ suất của một nhân viên. 

Với 81,7 triệu người đăng ký, tài khoản @realDonaldTrump là một trong 10 tài khoản được theo dõi nhiều nhất trên mạng Twitter. Tuy nhiên Giám đốc điều hành Twitter Jack Dorsey cũng chẳng e dè, ngay cả đó là đương kim Tổng thống Mỹ bằng cách kiểm duyệt trắng trợn những tweet của ông. 

Twitter đã không ngần ngại dán nhãn “cần kiểm chứng" kèm link thông tin kiểm chứng vào một số tweet của Tổng thống Trump khi ông viết rằng bỏ phiếu qua thư có thể dẫn đến gian lận phiếu. Có điều, các đường link kiểm chứng của Twitter đều dẫn tới một loạt bài báo của CNN, NBC News, Washington Post... - là các kênh truyền thông cánh tả ủng hộ nhiệt tình “sáng kiến" bỏ phiếu qua thư của Đảng Dân chủ.

Khi các cuộc biểu tình phản đối cái chết của George Floyd vượt khỏi tầm kiểm soát, Tổng thống Trump đã cảnh báo trong một tweet rằng: “...khi cướp bóc bắt đầu, tiếng súng cũng nổ theo". Đây là lúc Twitter thể hiện quyền lực ngầm và thực hiện bước đi chưa từng có: Ẩn dòng tweet đó và cáo buộc Tổng thống Trump là  “tôn vinh bạo lực”.

Twitter đã không ngần ngại dán nhãn “cần kiểm chứng" kèm link thông tin kiểm chứng vào một số tweet của Tổng thống Trump khi ông viết rằng bỏ phiếu qua thư có thể dẫn đến gian lận phiếu.
Twitter không ngần ngại dán nhãn “cần kiểm chứng" kèm link vào một số tweet của Tổng thống Trump khi ông viết rằng bỏ phiếu qua thư có thể dẫn đến gian lận phiếu. (Ảnh chụp màn hình)

Twitter dựa vào Chính sách và Điều khoản dịch vụ của công ty để trừng phạt những cá nhân, tổ chức “khuyến khích bạo lực, hoặc tấn công trực tiếp, hoặc đe dọa người khác dựa trên chủng tộc, sắc tộc, quốc gia, khuynh hướng tình dục, giới tính, bản sắc giới tính, tuổi, khuyết tật, hoặc bệnh nghiêm trọng…” Tuy nhiên, những quy tắc này dường như được thực thi một cách cảm tính, và chỉ áp dụng cho những người theo Đảng Cộng hòa bảo thủ.

Còn các nghị sĩ Đảng Dân chủ, truyền thông cánh tả, các phái cấp tiến tự do, các nhóm cực đoan, bạo lực như Antifa và đặc biệt là ĐCSTQ thì được tự do chia sẻ.

  • Tiếp tay cho Antifa, Black Lives Matter

Sau khi kiểm duyệt tweet của Tổng thống Donald Trump về các cuộc bạo loạn, Giám đốc điều hành Twitter Jack Dorsey đã đưa #BlackLivesMatter làm tiêu đề trên tài khoản Twitter chính thức. 

Không những thế, Jack Dorsey còn hỗ trợ và tiếp tay cho các tổ chức cực đoan bằng cách cho phép những kẻ bạo loạn Antifa sử dụng nền tảng Twitter thúc đẩy bạo lực, và bỏ qua mọi hành động cướp bóc, giết người, coi thường luật pháp của chúng. 

Jack Dorsey - Giám đốc điều hành Twitter - hỗ trợ và tiếp tay cho các tổ chức cực đoan bằng cách cho phép những kẻ bạo loạn Antifa sử dụng nền tảng Twitter thúc đẩy bạo lực.
Jack Dorsey - Giám đốc điều hành Twitter - hỗ trợ và tiếp tay cho các tổ chức cực đoan bằng cách cho phép những kẻ bạo loạn Antifa sử dụng nền tảng Twitter thúc đẩy bạo lực. (Getty)

Hiện cả Facebook và Twitter đều đang công khai đồng lõa trong việc giúp đỡ nhóm khủng bố nội địa này, khi cả hai nền tảng vẫn tiếp tục cho phép duy trì Rose City Antifa có trụ sở tại thành phố Portland (bang Oregon). Không chỉ tấn công bạo lực với người dân vô tội, Rose City Antifa lộng hành tới mức còn đăng clip “khoe khoang” về việc tấn công tàn bạo nhà báo độc lập người Mỹ gốc Việt Andy Ngo, khiến anh bị tổn thương não. 

Mặc dù những hành vi bạo lực kinh hoàng của Antifa, Black Live Matter rõ ràng đã vi phạm các tiêu chuẩn Chính sách của Facebook và Twitter, nhưng hai ông lớn này đều không có bất cứ động thái nào trừng phạt Rose City Antifa. 

Cả Mark Zuckerberg lẫn Jack Dorsey dường như không bận tâm đối với những sự kiện đầy bạo lực ấy khi vẫn cho phép Facebook và Twitter của Rose City Antifa vẹn nguyên thách thức pháp luật.  

  • Khuyến khích những người theo Đảng Dân chủ làm càn

Có lẽ vì mải kiểm duyệt các tweet của Tổng thống Trump mà Twitter đã cho phép một bức ảnh giả được tạo ra để truyền bá thông tin sai lệch, khi nữ diễn viên Debra Messing - một người theo cánh tả chống Trump chia sẻ bức ảnh Adolf Hitler cầm cuốn Kinh Thánh, và đặt ngay cạnh bức ảnh tương tự của Tổng thống Trump. 

Nữ diễn viên Debra Messing - một người theo cánh tả chống Trump chia sẻ bức ảnh Adolf Hitler cầm cuốn Kinh Thánh, và đặt ngay cạnh bức ảnh tương tự của Tổng thống Trump. 
Nữ diễn viên Debra Messing - một người chống Trump chia sẻ bức ảnh Adolf Hitler cầm cuốn Kinh Thánh, và đặt ngay cạnh bức ảnh tương tự của Tổng thống Trump. (Ảnh chụp màn hình)

Hàng ngàn người đã chia sẻ tweet này trong đó có cựu ứng cử viên Tổng thống của Đảng Dân chủ, bà Marianne Williamson mà không hề bận tâm đó là bức ảnh đã bị photoshop. Ngay cả khi bức ảnh chưa qua chỉnh sửa, việc so sánh một kẻ tội đồ và một Tổng thống do dân bầu là điều kỵ huý. Thay vì xem xét các chính sách thực tế, những người cánh tả cực đoan đã cố tình so sánh chính quyền Tổng thống Trump với Đức Quốc xã.

Cựu ứng cử viên Tổng thống của Đảng Dân chủ, bà Marianne Williamson cũng chia sẻ bức ảnh mà không hề bận tâm rằng nó vốn đã bị photoshop. (Ảnh chụp màn hình)
Cựu ứng cử viên Tổng thống của Đảng Dân chủ, bà Marianne Williamson cũng chia sẻ bức ảnh mà không hề bận tâm rằng nó vốn đã bị photoshop. (Ảnh chụp màn hình)

Trong khi Twitter thường xuyên kiểm duyệt Tổng thống Trump và những người thuộc Đảng Cộng hoà về những gì họ gắn cho là thông tin sai lệch, thì gã khổng lồ truyền thông xã hội này lại cho phép nhiều cáo buộc sai lệch như vụ ảnh giả Hitler này được lan truyền mà không có sự trừng phạt nào. Thậm chí, Trưởng Bộ phận Kiểm soát thông tin của Twitter là ông Yoel Rot còn cổ vũ cho những hành động sai trái này khi tuyên bố: “Thực tế có chủ nghĩa phát xít trong Nhà Trắng". 

Nữ nghị sĩ Alexandria Ocasio-Cortez, một trong bốn “tứ quái" của Đảng Dân chủ tại Quốc hội gồm Ilhan Omar, Rashida Tlaib, và Ayanna Pressley đã đăng clip cổ vũ bạo lực lên Twitter, trong đó cô đã liên kết với Antifa. Video đã có tới 2,5 triệu lượt xem. 

Con gái của nữ nghị sĩ Ilhan Omar đã sử dụng Twitter để tiếp tế đồ cho những kẻ bạo loạn. Cha con Tổng chưởng lý Keith Ellison thì đăng đàn công khai trên Twitter tuyên bố ủng hộ Antifa. 

Rõ ràng CEO Jack Dorsey của Twitter đã tiếp tay cho việc thúc đẩy bạo lực trên khắp nước Mỹ, và nhắm mắt làm ngơ trước chủ nghĩa khủng bố, đồng thời lại kiểm duyệt những người muốn duy trì luật pháp và trật tự.

Bạo lực lan rộng ở Mỹ có "công" không nhỏ nhờ vào sự hỗ trợ đắc lực của các nghị sĩ Dân chủ, truyền thông cánh tả và đặc biệt là CEO Twitter Jack Dorsey.
Bạo lực lan rộng ở Mỹ có "công" không nhỏ nhờ vào sự hỗ trợ đắc lực của các nghị sĩ Dân chủ, truyền thông cánh tả và đặc biệt là CEO Twitter Jack Dorsey. (Getty)
  • Phục vụ lợi ích cho ĐCSTQ

Trong khi kiểm duyệt từ Tổng thống Mỹ cho tới những tiếng nói công chính tại Mỹ, thì các ông chủ Big Tech lại rất sẵn lòng phục vụ các quan chức ĐCSTQ và giúp chế độ độc tài truyền bá những tin dối trá về đại dịch virus Vũ Hán. 

Mặc dù ĐCSTQ cấm công dân của mình sử dụng Twitter nhưng chính quyền Bắc Kinh lại tận dụng nền tảng này làm vũ khí chống lại các quốc gia dân chủ, đặc biệt là Mỹ. Các quan chức ĐCSTQ đã sử dụng Twitter như một cơ quan ngôn luận để truyền bá rầm rộ những lời dối trá về nguồn gốc của virus là do quân đội Hoa Kỳ gieo rắc và thậm chí còn cáo buộc Tổng thống Trump là người phân biệt chủng tộc, khi ông gọi 'Virus Trung Quốc'. 

Twitter đã cho phép phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên ngang nhiên tweet khẳng định quân đội Mỹ là kẻ gieo rắc virus. Không những thế, Twitter còn tiếp tay lan toả một video ngớ ngẩn “Ngày xửa ngày xưa…” của Đại sứ quán Trung Quốc tại Pháp với những tình tiết không đúng sự thật, qua cuộc trò chuyện của hai biểu tượng lego đại diện choĐCSTQ với tư cách là một nhà lãnh đạo có trách nhiệm trong đại dịch và bức tượng Nữ thần Tự do ngu dốt và vô trách nhiệm đại diện cho nước Mỹ.

Twitter đã không áp dụng như nhau các quy tắc của nó. Những người bảo thủ nổi tiếng, những người thuộc Đảng Cộng hoà trong đó có cả Tổng thống Trump, đã bị kiểm duyệt hoặc xóa nội dung trong những tháng gần đây. Nhưng các quan chức ĐCSTQ và những kẻ bạo loạn lại không bị áp dụng theo cùng một tiêu chuẩn tương tự như vậy.

Hòa chung nhịp điệu với phe cánh tả, Twitter cũng chẳng cần che giấu hay ngần ngại thể hiện ý chí của mình bất chấp giới hạn đạo đức: ngăn chặn sự thật, phó mặc cho tin giả lan truyền, thúc đẩy sự hỗn loạn nhằm bôi nhọ danh dự, với mục tiêu cuối cùng là hạ bệ Tổng thống Trump. (Shutterstock)
Hòa chung nhịp điệu với phe cánh tả, Twitter cũng chẳng cần che giấu hay ngần ngại thể hiện ý chí của mình bất chấp giới hạn đạo đức: ngăn chặn sự thật, phó mặc cho tin giả lan truyền, thúc đẩy sự hỗn loạn nhằm bôi nhọ danh dự, với mục tiêu cuối cùng là hạ bệ Tổng thống Trump. (Shutterstock)

Facebook là cơ quan ngôn luận do ĐCSTQ kiểm soát

Một cuộc điều tra của Ủy ban Đối ngoại Hạ viện do ông Michael McCaul đứng đầu để xác định cách thức các quan chức của ĐCSTQ sử dụng các nền tảng truyền thông để tuyên truyền cho thấy, Facebook là nền tảng đứng đầu “hợp tác" nhiệt tình nhất với chính quyền Bắc Kinh. 

Cuộc điều tra kết luận: “Facebook đã cho phép một số cơ quan tuyên truyền do ĐCSTQ kiểm soát được tự do đăng thông tin sai lệch, có khả năng tiếp cận hàng triệu người Mỹ. Trong đó bao gồm China Daily, Tân Hoa Xã và CGTN (Mạng lưới Truyền hình Toàn cầu Trung Quốc), tất cả đều là những kênh tuyên truyền do ĐCSTQ tài trợ”.

Facebook đã cho phép các kênh tuyên truyền của ĐCSTQ được tự do đăng tải nội dung trên trang của mình, khiến độc giả Mỹ và thế giới đang phải tiếp nhận những tuyên truyền của ĐCSTQ mà không hề hay biết. 

Hiện tại, Facebook cũng không có kế hoạch gỡ bỏ nội dung được gắn cảnh báo của các quan chức ĐCSTQ, cũng như không có hành động đầy đủ để ngăn chặn ĐCSTQ sử dụng Facebook để tuyên truyền và nói dối về đại dịch virus Vũ Hán. 

Bằng cách sử dụng ngân sách khổng lồ để chạy quảng cáo, các kênh truyền thông được hậu thuẫn bởi ĐCSTQ đều có lượng người theo dõi rất lớn, thậm chí cao hơn cả New York Times, CNN...
Bằng cách sử dụng ngân sách khổng lồ để chạy quảng cáo, các kênh truyền thông được hậu thuẫn bởi ĐCSTQ đều có lượng người theo dõi rất lớn, thậm chí cao hơn cả New York Times, CNN...

Ngươc lại mới đây (18/6), Facebook đã xóa quảng cáo của chiến dịch Tổng thống Trump vì cho là đã sử dụng biểu tượng “nhạy cảm" mà một nhóm các nhà hoạt động cánh tả quy kết là biểu tượng của Đức Quốc xã (!?), mặc dù hầu hết người Mỹ và người Do Thái đều không nhận ra. 

YouTube xoá các bình luận chỉ trích ĐCSTQ

Nền tảng YouTube thuộc sở hữu của Google đang lấy lòng các quan chức ĐCSTQ bằng cách xóa các bình luận có chứa những thuật ngữ mà các nhà bất đồng chính kiến ​​Trung Quốc thường sử dụng để chỉ trích ĐCSTQ.

Hai trong số những bình luận bị YouTube tự động xóa gồm Gòngfěi có nghĩa là tên cướp cộng sản và Wǔmáodăng - đảng 50 xu, một thuật ngữ ám chỉ đội ngũ kiểm duyệt của ĐCSTQ được trả 50 xu cho mỗi bài chỉ trích ĐCSTQ đăng trên Internet mà họ xóa. Bất cứ khi nào người dùng mạng gõ cụm từ này bằng tiếng Trung, Youtube sẽ tự động xóa trong vòng 15 giây. 

Bất chấp việc YouTube tuyên bố rằng đây là “lỗi hệ thống" và công ty đang cố gắng khắc phục, khó có thể tin rằng YouTube đã “vô tình" xoá các bình luận chỉ trích ĐCSTQ nếu xét đến “lịch sử" của Google đã từng bị vạch trần vì bí mật phát triển công cụ kiểm duyệt cho ĐCSTQ. 

Một ví dụ khác về việc Youtube tự động xóa các comment có nội dung chỉ trích phong trào Black Lives Matter:

Điều đáng chú là, “lỗi hệ thống" này đã tồn tại trong suốt 6 tháng (tháng 10/2019) trước khi được các cư dân mạng chú ý cho thấy đây là chủ ý của Google. Google đã từng phát triển công cụ tìm kiếm mới có tên Dragonfly - một dự án gây tranh cãi liên quan đến việc loại bỏ tất cả những lời chỉ trích ĐCSTQ trên Google.  

Do đó, không có gì ngạc nhiên khi Google, chủ sở hữu của YouTube lại làm điều tương tự với nền tảng này trong khi đổ lỗi sai sót do “hệ thống". “Tử huyệt" cho thấy Google đang dối trá chính là YouTube hiện bị cấm ở Trung Quốc. Điều này có nghĩa là sự kiểm duyệt của Google đối với những lời chỉ trích ĐCSTQ xảy ra ở các quốc gia bên ngoài Trung Quốc, kể cả ở Mỹ nơi những người nói tiếng Trung bị hạn chế gõ những cụm từ đặc biệt này.

Tất cả cho thấy dường như Google và YouTube đang tìm mọi cách phục tùng ĐCSTQ để được thâm nhập thị trường Trung Quốc. Khi dự án Dragonfly bị rò rỉ vào năm 2018 trên tờ The Intercept, Google đã bị chỉ trích dữ dội bởi đã bán rẻ các giá trị Mỹ cho một thể chế độc tài tàn ác. 

Tháng 6/2019, trong phiên điều trần của Ủy ban Tư pháp Thượng viện, Google cho biết họ đã “chấm dứt” dự án và “không có kế hoạch khởi động một công cụ Tìm kiếm tại Trung Quốc”. Nhưng thực tế chứng minh họ vẫn đang tiếp tục bí mật thông đồng với ĐCSTQ để kiểm duyệt và xóa sự thật khỏi Internet.

Khi dự án Dragonfly bị rò rỉ vào năm 2018 trên tờ The Intercept, Google đã bị chỉ trích dữ dội bởi đã bán rẻ các giá trị Mỹ cho một thể chế độc tài tàn ác. 
Khi dự án Dragonfly bị rò rỉ vào năm 2018 trên tờ The Intercept, Google đã bị chỉ trích dữ dội bởi đã bán rẻ các giá trị Mỹ cho một thể chế độc tài tàn ác. (Getty)

Google vẫn khoác bên ngoài lớp áo là 'trọng tài chính của sự thật' thì nay đã tự mình chọn hướng đi bắt tay với ĐCSTQ. Loại kiểm soát doanh nghiệp này, chẳng khác mấy chủ nghĩa cộng sản và rõ ràng sẽ không có chỗ trong một nền dân chủ. 

Microsoft phản đối Mỹ, tuân thủ ĐCSTQ và giúp quân đội Trung Quốc 

Tháng 9/2019, khi Tổng thống Trump bắt đầu ra các quyết sách dần siết chặt Huawei thì vị chủ tịch kiêm Giám đốc pháp lý của tập đoàn Microsoft Brad Smith than phiền rằng, chính phủ Mỹ đối xử không công bằng với Huawei. Theo vị chủ tịch này thì Huawei nên được phép mua công nghệ của Mỹ, bao gồm cả phần mềm từ Microsoft của ông.

Vậy tại sao Microsoft lại hợp tác với Huawei, một công ty viễn thông Trung Quốc đang bị điều tra vì có các hành vi gián điệp chống lại Mỹ? 

Ba Thượng nghị sĩ nổi tiếng của Đảng Cộng hòa là Tom Cotton, Josh Hawley và Marco Rubio đã viết một bức thư vào ngày 6/8/2019 cho Giám đốc điều hành Google là Sundar Pichai về mối liên hệ đáng ngờ của tập đoàn với Huawei. Trong thư có đoạn: “Thật khó để diễn giải quyết định của ông về việc giúp Huawei đặt các thiết bị nghe trộm vào hàng triệu ngôi nhà ở Mỹ ngoài việc đặt lợi nhuận lên trước an ninh quốc gia”. 

Tại sao Microsoft lại hợp tác với Huawei, một công ty viễn thông Trung Quốc đang bị điều tra vì có các hành vi gián điệp chống lại Mỹ? 
Tại sao Microsoft lại hợp tác với Huawei, một công ty viễn thông Trung Quốc đang bị điều tra vì có các hành vi gián điệp chống lại Mỹ? (Tổng hợp)

Bức thư cho thấy các nghị sĩ Cộng hòa đang nhắm tới các ông lớn Big Tech với mối quan hệ đáng ngờ với ĐCSTQ. Nhưng trong số các đại gia công nghệ, các thượng nghị sĩ dường như đã bỏ qua Microsoft của tỷ phú Bill Gates đã có mối quan hệ cực kỳ hữu hảo và sâu rộng với chính quyền Bắc Kinh. 

Khi chính quyền Tổng thống Trump đẩy mạnh thương chiến với Trung Quốc, nhiều công ty Mỹ đã di dời ra khỏi nước này. Tuy nhiên, Microsoft cho biết họ vẫn sẽ tiếp tục sản xuất tại Trung Quốc - bất chấp phải hứng chịu thuế quan cao như là “mức giá” cần thiết mà họ sẵn sàng chi trả để bảo vệ mối quan hệ của tập đoàn này với ĐCSTQ. 

Chủ tịch của Microsoft tại Trung Quốc - ông Alan Crozier đã khoe khoang trong một cuộc họp báo tại Bắc Kinh (2018) rằng, Microsoft là đối tác toàn cầu đầu tiên cung cấp điện toán đám mây hàng đầu thế giới với Azure và Office365 tại Trung Quốc. 

Microsoft cũng thiết kế Windows 10 đầu tiên cho chính quyền Bắc Kinh và các doanh nghiệp nhà nước của ĐCSTQ. Microsoft đã tuân thủ theo các quy tắc nghiêm ngặt ĐCSTQ và thỏa hiệp các giá trị của Mỹ về quyền riêng tư, trong đó cấm các bài phát biểu chỉ trích nhà nước độc tài cũng như cho phép ĐCSTQ can thiệp vào các chính sách của công ty, và thực hiện quyền giám sát đối với tất cả người dùng sản phẩm của tập đoàn này. 

Khi chính quyền Tổng thống Trump đẩy mạnh thương chiến với Trung Quốc, nhiều công ty Mỹ đã di dời ra khỏi nước này. Tuy nhiên, Microsoft cho biết họ vẫn sẽ tiếp tục sản xuất tại Trung Quốc
Khi cuộc thương chiến giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc trở nên căng thẳng, nhiều công ty Mỹ đã di dời ra khỏi nước này. Tuy nhiên, Microsoft cho biết họ vẫn sẽ tiếp tục sản xuất tại Trung Quốc. (Getty)

Những thỏa hiệp này đã mở đường cho Microsoft “được" hợp tác với các trường đại học Trung Quốc để tạo ra một nền tảng AI. Các trường đại học này hoạt động theo nguyên tắc “hợp nhất quân sự”, một ý tưởng được đưa vào học thuyết của ĐCSTQ dưới thời Tập Cận Bình. Điều này có nghĩa là Microsoft đang hợp tác với các trường đại học này để gián tiếp hỗ trợ quân đội Trung Quốc. 

Nhờ sự hỗ trợ của Microsoft, ĐH Công nghệ Quốc phòng Trung Quốc đã có thể phát triển ba dự án AI. Điều đó có nghĩa quân đội Trung Quốc đang sử dụng một công ty Mỹ (Microsoft) để đàn áp các dân tộc thiểu số, các nhà bất đồng chính kiến, các nhóm tín ngưỡng bằng các công cụ kiểm duyệt trí tuệ nhân tạo. Microsoft cũng đang hợp tác với ĐCSTQ trên các phần mềm drone và hệ thống nhận dạng giọng nói để theo dõi, giám sát công dân và tính điểm trong hệ thống xếp hạng xã hội của họ.

Âm mưu của nhóm Big Tech

Câu hỏi đặt ra là: Với sự hợp tác chặt chẽ của Microsoft với ĐCSTQ, gã khổng lồ công nghệ này phải giải thích mối quan hệ của tập đoàn với chính quyền Bắc Kinh sẽ ảnh hưởng đến an ninh quốc gia của Mỹ, và những hậu quả không lường trước được trong tương lai như thế nào? Tuy nhiên ranh giới giữa quốc gia và lợi ích nhóm đang bị mờ nhạt dần bởi sự sắp xếp của các ông lớn công nghệ trong câu chuyện Toàn cầu hoá.

Ranh giới giữa quốc gia và lợi ích nhóm đang bị mờ nhạt dần bởi sự sắp xếp của các ông lớn công nghệ trong câu chuyện Toàn cầu hoá.
Ranh giới giữa quốc gia và lợi ích nhóm đang bị mờ nhạt dần bởi sự sắp xếp của các ông lớn công nghệ trong câu chuyện Toàn cầu hoá. (Shutterstock)

Peter Thiel một tỷ phú nổi tiếng ở Thung lũng Silicon, là một trong số những nhà đầu tư hiếm hoi đặt niềm tin vào ứng cử viên Donald Trump khi ông ra tranh cử Tổng thống năm 2016, giờ đây là một trong số những tiếng nói mạnh mẽ hiếm hoi phản đối mối quan hệ ấm cúng giữa Big Tech với ĐCSTQ.

Ông cho biết: “Tất cả những gì cần làm là hãy nhìn vào cương lĩnh của ĐCSTQ: Tập Cận Bình đã bổ sung nguyên tắc 'hợp nhất quân sự', trong đó bắt buộc tất cả các nghiên cứu được thực hiện ở Trung Quốc phải chia sẻ với Quân đội Giải phóng Nhân dân”. 

Khi bạn muốn tìm kiếm thông tin nào đó, bạn vào Google. Khi bạn muốn có một trình duyệt tốt, chỉ cần tải Chrome. Bạn check email trên Gmail, xem video trên YouTube, tự viết bài quảng cáo trên Blogger và lướt web bằng trình duyệt Android. Mọi thứ đều miễn phí. Khi ấy cuộc sống bạn đã lệ thuộc hoàn toàn vào các ông lớn Big Tech, và Google là một trong những đại gia khủng nhất trong thế giới mạng. 

Google kiểm duyệt gần như tất cả các bản tin từ Google News và có quyền lực tuyệt đối về khả năng hiển thị các câu chuyện truyền thông giả mạo thống trị sự chú ý của công chúng. Google “tình cờ” giới hạn kết quả tìm kiếm ở những trang chủ yếu phù hợp với các câu chuyện toàn cầu hoá - nơi mà tiền bạc, quyền lực đi kèm với sự độc quyền. 

Khi cuộc sống của chúng ta ngày càng trở nên phụ thuộc vào công nghệ số, Google trở thành một trong những công cụ đắc lực, giúp lèo lái lượng lớn công chúng suy nghĩ theo lối tư duy cánh tả, từ đó ngày càng bài xích, quay lưng với những giá trị truyền thống mà vô tình ủng hộ kẻ thù chung của nhân loại: ĐCSTQ. (Pexels)
Khi cuộc sống của chúng ta ngày càng trở nên phụ thuộc vào công nghệ số, Google trở thành một trong những công cụ đắc lực giúp lèo lái lượng lớn công chúng suy nghĩ theo lối tư duy cánh tả, từ đó ngày càng bài xích, quay lưng với những giá trị truyền thống mà vô tình ủng hộ kẻ thù chung của nhân loại: ĐCSTQ. (Pexels)

Facebook cũng theo dõi kiểm duyệt thuật toán tương tự, xử phạt các trang web dám nói ngược với quan điểm của CEO Mark Zuckerberg - một người đang dự trù cho một vị trí thống trị toàn cầu và ấp ủ dự định ra tranh cử tổng thống vào một ngày đẹp trời.  

Tất cả họ - nhóm Big Tech đều ủng hộ Barack Obama, Hillary Clinton, và thúc đẩy chính sách tự do của Đảng Dân chủ. Tất cả họ đều coi thường sự đa dạng trong suy nghĩ, và buộc mọi người phải đồng ý với các câu chuyện “hỗn loạn" của cánh tả trong mọi vấn đề, từ nạo phá thai, đồng tính luyến ái cho đến việc loại bỏ quyền sử dụng súng.

Tất cả họ đều tin vào sự kiểm duyệt, kiểm soát và đàn áp như là một cách để củng cố quyền lực và sự bất đồng quan điểm của họ. 

Tất cả họ đều thù ghét Tổng thống Donald Trump khi ông thực hiện chính sách Nước Mỹ trên hết, bởi tất cả đều đặt lợi ích cá nhân và lợi nhuận lên hàng đầu, sẵn sàng từ bỏ qua an ninh quốc gia Mỹ để phục tùng kẻ thù của nhân loại: ĐCSTQ. 

Xuân Trường - Theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP