Quốc hội Trung Quốc kết thúc: Những thất vọng tràn trề về triển vọng kinh tế

Quốc hội Trung Quốc kết thúc: Những thất vọng tràn trề về triển vọng kinh tế

Quốc hội Trung Quốc kết thúc: Những thất vọng tràn trề về triển vọng kinh tế

Quốc hội Trung Quốc kết thúc: Những thất vọng tràn trề về triển vọng kinh tế

Quốc hội Trung Quốc kết thúc: Những thất vọng tràn trề về triển vọng kinh tế
Quốc hội Trung Quốc kết thúc: Những thất vọng tràn trề về triển vọng kinh tế
Thứ tư, 08-01-2025 02:39, (GMT+07:00)
Quốc hội Trung Quốc kết thúc: Những thất vọng tràn trề về triển vọng kinh tế
30-05-2020 14:38

Kỳ họp Quốc hội của Trung Quốc đã kết thúc, kết quả kỳ họp đã dập tắt nhiều niềm hy vọng của giới đầu tư. Các chuyên gia quốc tế hàng đầu về Trung Quốc nhận định: những lời hứa suông, những chiêu bài cũ sẽ tiếp tục xô đẩy nền kinh tế Trung Quốc đến bờ vực…

Sau đây là tổng hợp nhanh của NTDVN về một số quan điểm, đánh giá của một số chuyên gia kinh tế quốc tế về kết quả kỳ họp Quốc hội quan trọng vừa qua của Trung Quốc, cũng như triển vọng của một nền kinh tế sa lầy, không đáng tin và không lối thoát… 

Nói là tổng cầu nhưng làm là tổng cung - Trung Quốc sẽ rất rủi ro khi dùng nợ để tăng trưởng cầu 

Bình luận của Giáo sư Michael Pettis, chuyên gia hàng đầu về kinh tế Trung Quốc tại Đại học Tổng hợp Bắc Kinh và chuyên gia cao cấp Quỹ Carnegie Mỹ, về các chính sách kinh tế lần này.

Trong bài phát biểu của ông Tập Cận Bình “Tương lai, chúng ta phải coi cầu nội địa là điểm khởi đầu”, giới phân tích hiểu như vậy là Trung Quốc sẽ phụ thuộc ít hơn vào cầu quốc tế và phụ thuộc nhiều hơn vào cầu nội địa. Điều này nghe hợp lý vì cầu quốc tế sẽ yếu và các nước thâm hụt thương mại càng ngày càng không muốn mất thêm cầu nội địa vào tay các nước thặng dư. Nhưng theo dõi kỹ thì tôi chỉ thấy ông ấy trong quá khứ nói nhiều về cải cách tổng cung và tạo nên nhiều động lực tăng trưởng mới thông qua giảm thuế, cho vay ưu đãi từ các ngân hàng thương mại, tiến bộ mạnh mẽ hơn trong phát triển kinh tế số, hiện đại hóa sản xuất bằng trí tuệ nhân tạo, y tế, vật liệu mới và các ngành công nghiệp chiến lược khác, và tiến tới “khuyến khích mạnh mẽ sáng tạo trong khoa học, công nghệ và các lĩnh vực khác”. 

Trung Quốc thường phụ thuộc vào các cải cách cơ cấu cung trong suốt 40 năm qua, và mặc dù điều này là có lý khi Trung Quốc trước đây thiếu về đầu tư và thừa về cầu, nhưng trong 10 năm qua thì không phải như vậy. Điều mà Trung Quốc cần lúc này không phải là cải cách tổng cung mà là một cuộc cải cách cầu một cách thực chất – hàm ý chính là cân bằng lại theo hướng chuyển thu nhập về phía người tiêu dùng – nhưng cho đến nay, ngoài những lời hứa suông sẽ củng cố tiêu dùng, tôi không thấy có kiến nghị cụ thể thực tế nào theo hướng đó. Thực tế là các chính quyền địa phương đã và đang phát “phiếu tiêu dùng miễn phí”, và có những lời hứa từ trung ương yêu cầu các chính quyền địa phương củng cố phúc lợi xã hội, nhưng các nỗ lực đó rất nhỏ bé, và dù có hay không thì nguồn vốn chính để làm việc đó là nợ, do vậy nó không giải quyết vấn đề cơ bản về thiếu cầu ở Trung Quốc. Trung Quốc (như các nước khác) phụ thuộc vào tăng trưởng nợ để tăng trưởng cầu, nhưng cách làm này rõ ràng là không bền vững.

Không có thay đổi căn bản về mô hình tăng trưởng - nền kinh tế đi vào ngõ cụt 

Bình luận của chuyên gia Andrew Batson – Giám đốc nghiên cứu của Công ty Gavekal Dragonomics.

Kỳ họp Quốc hội Trung Quốc đã kết thúc. Về quan điểm các chính sách kinh tế, khó mà không cảm thấy thất vọng về tổng thể kết quả cuộc họp này. Tôi đã từng nghĩ rằng những hoàn cảnh khó khăn đặc biệt sẽ đưa đến những chính sách đột phá. Nhưng không phải vậy. Lý do là: 

Thứ nhất, không có cụm từ nào kiểu như “các cải cách thị trường rộng khắp”. Tất nhiên không thiếu các nội dung hùng hồn về ủng hộ phát triển khu vực tư nhân và các doanh nghiệp nhỏ. Quyết định kéo dài ưu đãi thuế cho họ là quan trọng nhưng cũng chỉ tạm thời. 

Thứ hai, không có bất kỳ thay đổi tư duy nào về mô hình tăng trưởng. “Chuyển đổi chiến lược” mà ông Tập đề cập tới cũng chỉ là nhắc lại những thứ mà họ đã nói vào năm 2008. Và chúng ta đều biết rằng hiệu quả của nó tệ thế nào: nợ tăng cao đi kèm với năng suất suy giảm (!)

Thứ ba, sự trở lại của “Trái phiếu chính phủ đặc biệt” là một sự thất vọng. Họ có thể nghĩ ra thứ gì đó hay ho hơn như là lập một ngân hàng chính sách nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các trái phiếu này chỉ đơn giản là thủ thuật kế toán nhằm giảm chỉ số thâm hụt ngân sách.

Thứ tư, nhưng thất vọng lớn nhất là thất bại của hệ thống phúc lợi xã hội nhằm giải quyết tình trạng thất nghiệp tràn lan. Thủ tướng Lý đã hứa “mở rộng diện áp dụng đối với bảo hiểm thất nghiệp” cũng như “Dibao” (đảm bảo thu nhập tối thiểu) và tôi hy vọng là ông ấy làm thật. Nhưng đó là một lời hứa quá muộn, và quá ít chi tiết có thực.

Thứ năm, Trung Quốc đang cố gắng không lặp lại những chương trình khổng lồ kích cầu giống như năm 2008-09, và như vậy là tốt. Nhưng thực tế là không phải vậy. Họ vẫn đang tiếp tục triển khai kích cầu đầu tư công kiểu cũ, chỉ có khác là bảo thủ hơn và nhẹ hơn về cường độ.

Cuối cùng, hy vọng rằng các chính sách sẽ khả quan và rằng các nhận định này sẽ không thành hiện thực. Nhưng rất khó có thể không nhận định rằng Trung Quốc đã bỏ lỡ một cơ hội tái cơ cấu hệ thống kinh tế của mình. Tuy nhiên không chỉ Trung Quốc thất bại lần này.

Những lời hứa không đáng tin và triển vọng kinh tế không ánh sáng

Bình luận của ông Gordon G. Chang - tác giả của cuốn sách nổi tiếng “Sự sụp đổ của Trung Quốc đang đến”. 

Hôm thứ Bảy, ông Tập Cận Bình xuất hiện tại Hội nghị Tham vấn Chính trị Trung Quốc tại Bắc Kinh và đã có bài phát biểu phân tích tình hình kinh tế Trung Quốc từ “quan điểm biện chứng và dài hạn”. Liệu có gì đáng ngạc nhiên khi lãnh đạo Trung Quốc phải dùng lời lẽ giảo hoạt bóng bẩy nhằm che đậy tình hình kinh tế suy giảm và sự bất lực của ông trong việc giải cứu nền kinh tế? 

Tổng cục Thống kê báo cáo GDP giảm -6,8% trong quý I năm nay so với cùng kỳ, số liệu âm đầu tiên kể từ khi Bắc Kinh bắt đầu công bố báo cáo GDP hàng quý kể từ năm 1992. Nhiều đánh giá độc lập khác, bao gồm cả trang nổi tiếng China Beige Book, nhận định con số phải khoảng -10% [thấp hơn nhiều so với con số báo cáo chính thức của chính phủ Trung Quốc]. Quý này kinh tế có chút phục hồi, tuy nhiên rất khó tính toán mức độ tăng trưởng. Ông Anne Stevenson Yang tại Công ty nghiên cứu J Capital nói với tôi: “Đấy là chuỗi thống kê tồi tệ nhất theo kinh nghiệm của tôi, từ năm 1980”.

Người lao động đã quay trở lại nơi làm việc nhưng động lực chưa đủ để đưa nền kinh tế trở về vùng an toàn. Nhìn chung, các nhà máy đã sẵn sàng sản xuất các đơn hàng nhưng đơn hàng, đặc biệt đơn từ khách hàng quốc tế thì vẫn hiếm hoi. Đại dịch viêm phổi Vũ Hán đã san phẳng tăng trưởng các thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc như châu Âu và Bắc Mỹ. Ngân hàng UBS, tổ hợp ngân hàng khổng lồ của Thụy Sĩ, dự kiến tăng trưởng quý II của Trung Quốc vẫn ở mức âm. 

Tầm nhìn cả năm cũng không sáng sủa hơn gì. Báo cáo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thông thường rất tích cực nhưng cũng chỉ dự báo kinh tế Trung Quốc tăng trưởng ở mức 1,2% năm nay. Các nhà phân tích tư nhân tin rằng tăng trưởng chỉ nằm ở mức 1,5 - 2,5%. Năm ngoái Bắc Kinh báo cáo kinh tế tăng trưởng 6,1%.

Rõ ràng là Trung Quốc sẽ không phục hồi theo “hình chữ V” như các nhà phân tích đã dự báo. Khả năng cao hơn là sẽ có một sự phục hồi “hình chữ L” – với giai đoạn phục hồi kéo dài.

Ngay cả các quan chức Trung Quốc cũng không lạc quan. Khi báo cáo tình hình trước Quốc hội vào thứ Sáu, Thủ tướng Lý Khắc Cường đã thông báo rằng Trung Quốc sẽ không đặt mục tiêu tăng trưởng GDP cho năm nay.

Trong nhiều năm nay, các nhà phân tích kinh tế đã kiến nghị rằng Bắc Kinh không nên đặt trọng tâm vào tăng trưởng GDP. Sự theo đuổi không mệt mỏi mục tiêu này hết năm này qua năm khác đã dẫn đến những khoản đầu tư méo mó, nổi cộm nhất là các “thành phố ma” và các tuyến đường sắt cao tốc đến những vùng xa xăm vắng vẻ. Dù sao quyết định buông chỉ tiêu GDP vào lúc này cho thấy lãnh đạo Trung Quốc biết rằng nền kinh tế của họ không thể đạt bất kỳ mục tiêu nào, kể cả thấp thậm tệ.

Giới phân tích đã giả định Bắc Kinh sẽ đưa ra gói kích cầu khủng năm nay nhằm cứu vãn nền kinh tế khỏi cuộc khủng hoảng này, giống như họ đã làm vào khủng hoảng 2008. Thủ tướng Lý tuy nhiên đã không công bố một gói kích cầu khủng vào thứ Sáu, mà thay vào đó ông chỉ công bố có 4,8 ngàn tỷ nhân dân tệ (672 tỷ USD). Ngân hàng UBS dự kiến con số sẽ lên tới 4,8% GDP. Ngân hàng Standard Chartered dự kiến là 5,2%.

Con số này không đáng kể khi so sánh với số tiền đã bỏ ra để kích cầu lên tới 6-12% GDP công bố trong vòng 6 tháng qua, theo tính toán của một nhà phân tích tại Hồng Kông về số liệu nợ.

Giới quan sát không ấn tượng về quy mô của gói kích cầu được công bố. Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng của Hồng Kông viết: “Các nhà kinh tế đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng của Trung Quốc năm nay sau khi Bắc Kinh công bố chi tiết về một gói kích cầu khiến nhiều người thất vọng vì nó chưa đủ mạnh so với gói kích cầu trong khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008".

Vào thứ Sáu, ông Huang Souhong tại Văn phòng Thống kê Nhà nước đã kiến nghị cần có thêm kích cầu trong tương lai. Ông cho biết: “Chúng ta chưa sử dụng hết nguồn lực và chúng ta còn nhiều dư địa cho các giải pháp kỹ thuật tiếp theo”.

Cho dù ông Huang nói như vậy, có rất nhiều lý do khiến người ta không tin rằng chính phủ có nhiều “nguồn lực” như vậy. Trước hết, Trung Quốc sau nhiều năm chi tiêu kích cầu quá mạnh tay đã gần tới giới hạn có thể ôm thêm nợ. Theo Viện Tài chính Quốc tế (IIF), tỷ lệ nợ/GDP của Trung Quốc đã tăng thêm 11% trong năm 2019 – và riêng quý I đã tăng 7%. Hiện nay tổng dư nợ của nền kinh tế đã lên đến 317% GDP. Tuy vậy, còn nhiều lý do có thể tin rằng, trong thực tế, tỷ lệ nợ trên còn cao hơn nhiều so với con số IIF công bố.

Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc cũng không lớn như báo cáo. Các chuyên gia Trung Quốc thường xuyên sử dụng các giao dịch phái sinh theo kiểu Brazil nhằm giấu giếm các giao dịch bán USD để hỗ trợ đồng nhân dân tệ. Bắc Kinh đã nhồi nhét các tài sản thanh khoản thấp vào dự trữ của mình. Những khoản đầu tư đó có thể có giá trị về số liệu nhưng nó không thanh khoản, và do đó không thể coi như có giá trị thanh khoản như tiền mặt [trong nhiều trường hợp, các khoản dự trữ này không đạt tiêu chuẩn an toàn của dự trữ, không thể chuyển thành tiền mặt để giảm thiểu cú sốc của thị trường, nếu có]. 

Các nhà phân tích cũng chỉ ra khoản nợ nước ngoài của Trung Quốc, khoảng 2,05 nghìn tỷ USD, mới chỉ chiếm 2/3 các khoản dự trữ ngoại hối. Với cơ cấu và cách “dự trữ” như đề cập ở trên, đánh giá này được xem là quá lạc quan.

Kích cầu trong chu kỳ cuối tăng trưởng này kể cả khi có tiền thật thì cũng khó có hiệu lực. “Chính quyền Trung Quốc quá rõ ràng vì các kênh truyền dẫn chính sách tài khóa rất giới hạn, do đó kích cầu sẽ dẫn đến lạm phát giá tài sản – ngay lập tức”, ông Stevenson Yang lưu ý. “Do đó họ đang cố gắng dựa vào các giải pháp hành chính thay vì nạp tiền mặt. Họ đang yêu cầu các ngân hàng xóa nợ, các doanh nghiệp quốc doanh chỉ trả lương cơ bản kể cả khi nhân viên không làm việc, kiểu như vậy...”

Ngoài ra, còn rất nhiều khoản tín dụng cho các nước theo chương trình Vành đai và Con đường sẽ đến hạn trong mấy tháng tới, và nhiều con nợ bị khủng hoảng nặng do Covid-19 không thể trả. Bắc Kinh đã cho vay tới 126 nước đang phát triển, và trong những năm gần đây con số đã lên đến 520 tỷ USD. Hầu hết việc cho vay là thiếu thận trọng và rủi ro cao. Ví dụ, Trung Quốc cho nước Djibouti vay lên tới 80% GDP của nước này.

Tồi tệ hơn là các nhà máy công xưởng đang rời bỏ Trung Quốc, tránh những xung đột địa chính trị và một phần là đối phó với những yếu tố thương mại. Trung Quốc đang chảy máu sản xuất và nguồn lực một cách khó kiểm soát khi mà chính quyền Trump cung cấp hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp rút đầu tư sản xuất khỏi Trung Quốc.

Vậy là Tổng thống Trump đang tấn công vào cốt lõi của nền kinh tế Trung Quốc. Đáp lại, ông Tập hứa rằng Trung Quốc sẽ không quay lại nền kinh tế kế hoạch hóa và cho phép thị trường đóng vai trò quyết định. Nghe có vẻ như họ mong muốn níu giữ các công ty ở lại Trung Quốc, nhưng họ đã đưa ra những lời hứa giống hệt vào Kỳ họp thứ 3 năm 2013. Sau cuộc họp hồi đó, ông Tập lại liên tục lái nền kinh tế Trung Quốc theo hướng nhà nước đóng vai trò bá chủ, và vai trò thị trường càng ngày càng thu hẹp.

Lãnh đạo Trung Quốc luôn giỏi dùng lời nói và diễn thuyết hùng hồn, các giải pháp mang tính nhà nước để thuyết phục dân chúng, nhưng đó là trước đại dịch viêm phổi Vũ Hán. Lần này, có lẽ phương pháp của ông sẽ không phát huy tác dụng diệu kỳ của nó trong bối cảnh khó khăn bộn bề như hiện nay.

Đức Duy - Theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP