Quốc hội Mỹ giương cờ để vinh danh nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp

Quốc hội Mỹ giương cờ để vinh danh nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp

Quốc hội Mỹ giương cờ để vinh danh nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp

Quốc hội Mỹ giương cờ để vinh danh nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp

Quốc hội Mỹ giương cờ để vinh danh nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp
Quốc hội Mỹ giương cờ để vinh danh nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp
Thứ năm, 02-01-2025 00:06, (GMT+07:00)
Quốc hội Mỹ giương cờ để vinh danh nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp
17-05-2020 16:51

Khi các học viên Pháp Luân Đại Pháp (hay còn gọi là Pháp Luân Công) trên khắp Hoa Kỳ kỷ niệm “Ngày Pháp Luân Đại Pháp thế giới”, cùng lúc đó, quốc hội Mỹ đã tổ chức một nghi thức chào cờ đặc biệt vào ngày 13/5 để vinh danh nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp, đại sư Lý Hồng Chí.

Quốc kỳ Mỹ được dâng cao để vinh danh Ngày Pháp Luân Đại Pháp thế giới trước tòa nhà Quốc hội ở Washington vào ngày 13/5/2020
Quốc kỳ Mỹ được dâng cao để vinh danh Ngày Pháp Luân Đại Pháp thế giới trước tòa nhà Quốc hội ở Washington vào ngày 13/5/2020 (Ảnh: The Epoch Times)

Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một môn thiền định gồm các bài tập nhẹ nhàng và nguyên tắc sống theo “Chân – Thiện – Nhẫn”. Môn tập lần đầu tiên được giới thiệu ra công chúng vào ngày 13/5/1992 tại thành phố Trường Xuân ở đông bắc Trung Quốc, sau đó nhanh chóng phát triển tới hơn 100 quốc gia với hàng triệu người tập mỗi ngày.

Ngày 13/5 hàng năm được chọn làm ngày Pháp Luân Đại Pháp thế giới, đó cũng là ngày sinh nhật nhà sáng lập Pháp Luân Công, đại sư Lý Hồng Chí. Như vậy, ngày 13/5 năm nay là “Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới” lần thứ 21, cũng là sinh nhật lần thứ 69 của đại sư Lý Hồng Chí, cũng là dịp kỷ niệm 28 năm ngày Pháp Luân Đại Pháp được truyền rộng trên toàn cầu.

Pháp Luân Công nâng cao đạo đức dựa trên nền tảng tu tâm tính theo nguyên lý Chân - Thiện - Nhẫn.
Pháp Luân Công nâng cao đạo đức dựa trên nền tảng tu tâm tính theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn. (Ảnh: The Epochtimes)

Vào ngày này, các học viên tại nhiều quốc gia thường tổ chức các sự kiện tập thể như diễu hành, luyện công chung, xếp hình, v.v. để kỷ niệm ngày Pháp Luân Đại Pháp thế giới. Tại thành phố New York, Mỹ, thường diễn ra cuộc diễu hành quy mô lớn với hàng ngàn học viên Pháp Luân Công tham dự.

Đặc biệt, vào ngày 13/5 năm nay, Hạ nghị sĩ Brian Fitzpatrick đã yêu cầu Nghị viện Mỹ giương cao quốc kỳ trước trụ sở chính trên đồi Capitol, thủ đô Washington để chào mừng và vinh danh Ngày Pháp Luân Đại Pháp thế giới và nhà sáng lập Pháp Luân Công, đại sư Lý Hồng Chí.

Nghị sĩ Brian Fitzpatrick đã viết: “Cảm ơn ông Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp, đã giới thiệu môn tập này ra công chúng và truyền giảng nguyên lý “Chân Thiện Nhẫn” cho mọi người. Sức ảnh hưởng trường kỳ của ông Lý Hồng Chí sẽ tiếp tục là nguồn cảm hứng cho các thế hệ lãnh đạo toàn cầu nối tiếp của chúng ta”.

Giấy chứng nhận lễ thượng cờ tại tòa nhà Quốc hội Mỹ để vinh danh Ngày Pháp Luân Đại Pháp thế giới, ngày 13/5/2020
Giấy chứng nhận lễ giương cờ tại tòa nhà Quốc hội Mỹ để vinh danh Ngày Pháp Luân Đại Pháp thế giới, ngày 13/5/2020 (Ảnh: Jennie Sheek)

Cũng nhân sự kiện này, các nhà lập pháp từ các quốc gia như Mỹ, Canada, Đức và Úc đã gửi thư chúc mừng ngày Pháp Luân Đại Pháp thế giới để chia sẻ niềm vui của họ với các học viên Pháp Luân Công, theo The Epoch Times.

“Ngày hôm nay (13/5) ghi nhận hàng triệu người dân thế giới hưởng lợi từ môn tập có xuất xứ từ văn hóa Trung Quốc cổ xưa này. Nhờ môn tập, họ đã có thể giải quyết những căng thẳng và lo âu trong cuộc sống hiện đại”, The Epoch Times trích dẫn lá thư của Hạ nghị sĩ Mỹ Dwight Evans.

Thượng nghị sĩ Tom Killion từ bang Pennsylvania (Mỹ) gọi Pháp Luân Công là “một phương thức mạnh mẽ để giảm thiểu căng thẳng và chữa bệnh”, đồng thời đánh giá cao thành quả của cộng đồng Pháp Luân Công trong việc làm phong phú thêm tính đa dạng trong nền văn hóa của bang này.

Bà Tamara Jansen, nghị sĩ Đảng Bảo thủ ở Canada, đã viết: “Tuy rằng dịp kỷ niệm năm nay được tổ chức dưới một hình thức khác, nhưng các nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn của Pháp Luân Đại Pháp đều đáng được tôn vinh và đề cao”.

Thượng nghị sĩ John Cornyn từ bang Texas thì nhìn nhận Pháp Luân Công đóng vai trò như “một hình mẫu tích cực cho thế giới”.

Ông Sam Brownback, đại sứ Hoa Kỳ vì tự do tôn giáo quốc tế, đã viết trong một thông điệp ủng hộ trên Twitter cá nhân vào ngày 13/5: “Vào ngày Pháp Luân Đại Pháp, chúng ta hãy cố gắng duy trì và đề cao các giá trị phổ quát Chân – Thiện – Nhẫn, những nguyên lý nền tảng của tín ngưỡng Pháp Luân Công”.

Đại sứ Hoa Kỳ vì tự do tôn giáo quốc tế, ông Sam Brownback, chúc mừng ngày Pháp Luân Đại Pháp thế giới 13/5/2020
Đại sứ Hoa Kỳ vì tự do tôn giáo quốc tế, ông Sam Brownback, chúc mừng ngày Pháp Luân Đại Pháp thế giới 13/5/2020. (Ảnh chụp màn hình Twitter)

Một số nhà lập pháp cũng kêu gọi sự quan tâm đến tính tàn bạo của vấn nạn mổ cướp nội tạng đang diễn ra ở Trung Quốc. Năm ngoái, một tòa án độc lập ở London (Anh) đã điều tra và đi đến kết luận đoàn thể tín ngưỡng này là nguồn cung nội tạng chính cho ngành cấy ghép tạng do chính quyền Trung Quốc hậu thuẫn, và việc cưỡng bức thu hoạch tạng đã diễn ra “trên một quy mô khổng lồ” trong hàng chục năm.

Năm 2016, Hạ viện Hoa Kỳ nhất trí thông qua nghị quyết lên án hành vi vi phạm nhân quyền, gọi đây là “một trong những tội ác lớn của thế kỷ 21”.

Hạ nghị sĩ Ron Wright cho biết ông hy vọng có thể giúp đỡ các học viên Pháp Luân Công “chấm dứt cuộc đàn áp tôn giáo và vấn nạn mổ cướp nội tạng của ĐCSTQ”.

Sylvester Turner, thị trưởng thành phố Houston, Texas, nhìn nhận “sự quyết tâm và lòng can đảm” của các học viên, dám đứng lên để bảo vệ các giá trị tín ngưỡng của họ, “đã cho thế giới thấy giá trị của cuộc sống và vẻ đẹp của nhân phẩm con người”.

Gia Hưng - Theo Tinh Hoa

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP