Quảng trường Thiên An Môn vì sao biến thành Quỷ Môn Quan?

Quảng trường Thiên An Môn vì sao biến thành Quỷ Môn Quan?

Quảng trường Thiên An Môn vì sao biến thành Quỷ Môn Quan?

Quảng trường Thiên An Môn vì sao biến thành Quỷ Môn Quan?

Quảng trường Thiên An Môn vì sao biến thành Quỷ Môn Quan?
Quảng trường Thiên An Môn vì sao biến thành Quỷ Môn Quan?
Thứ sáu, 27-12-2024 13:28, (GMT+07:00)
Quảng trường Thiên An Môn vì sao biến thành Quỷ Môn Quan?
01-06-2022 14:22

“Thiên An Môn” có nghĩa là “Chiếc cổng thiên đường bình an”, nhưng kể từ những năm Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cướp quyền cai trị Trung Hoa, những tội ác ghê rợn nhất mà loài người từng biết đến đã diễn ra nơi đây, giữa thanh thiên bạch nhật. “Thiên An Môn” đã trở thành “Quỷ Môn Quan” - cánh cổng bước vào âm phủ.

 

Quảng trường Thiên An Môn vì sao biến thành Quỷ Môn Quan

Quảng trường Thiên An Môn vì sao biến thành Quỷ Môn Quan. (Ảnh: tinhhoatv)

 

“Quảng trường Thiên An Môn” - cái tên mang biểu tượng quyền lực của nhà nước Trung Quốc hiện đại, là một quảng trường rất lớn ở Bắc Kinh, cũng là một điểm du lịch nổi tiếng. Tên của nó được đặt theo Thiên An Môn - cổng thành phía bắc của Tử Cấm Thành. Quảng trường Thiên An Môn được xây dựng vào những năm Vĩnh Lạc triều Minh, lúc đó có tên là “Thừa Thiên Môn” với ngụ ý "phụng thiên thừa vận, thụ mệnh thiên ý". Trải qua những năm binh lửa đời Sùng Trinh triều Minh, nó đã bị đốt cháy, rồi được phục chế lại vào những năm Thuận Trị triều Thanh, sau đó trải qua nhiều lần sửa chữa để có diện mạo như ngày nay. Từ cách mạng Tân Hợi năm 1911, quảng trường Thiên An Môn đã trở thành địa điểm xảy ra những tụ họp chính trị có ảnh hưởng đến vận mệnh Trung Quốc.

 

“Thiên An Môn” có nghĩa là “Chiếc cổng thiên đường bình an”, nhưng kể từ những năm Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cướp quyền cai trị Trung Hoa, những tội ác ghê rợn nhất mà loài người từng biết đến đã diễn ra nơi đây, giữa thanh thiên bạch nhật. “Thiên An Môn” đã trở thành “Quỷ Môn Quan” - cánh cổng bước vào âm phủ. Những sự kiện trên Thiên An Môn kể từ đó là những dấu mốc thời gian diễn biến thái độ của người dân Trung Quốc đối với ĐCSTQ, đồng thời lộ rõ bản chất của tổ chức này qua lịch sử tồn tại của nó.

 

Sự kiện 1/10/1949 - Mao đọc diễn văn thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

 

Ngày 1 tháng 10 năm 1949, trên thành lầu Thiên An Môn, Chủ tịch Mao Trạch Đông đã đọc diễn văn thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

 

Cố lãnh đạo Trung Quốc Mao Trạch Đông (giữa) tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào ngày 1/10/1949 tại Bắc Kinh. Ảnh: Hou Bo.

Mao đọc diễn văn thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. (Ảnh: Hou Bo)
 

“Đó là ngày 1-10-1949. Tất cả mọi người ở Đồi Hương thức dậy lúc 5 giờ sáng, một buổi sáng tinh sương không khí tươi mát đến ngạc nhiên, để lên đường vào Bắc Kinh được trang hoàng đẹp đẽ trong buổi sáng ngày ấy. Xe tải chở chúng tôi đến quảng trường Thiên An Môn, chưa tới 7 giờ…

 

Khi chúng tôi đến, trên quảng trường đã có nhiều đám đông - đại diện nông dân, công nhân, trí thức và dân chúng trên khắp đất nước rộng lớn. Tôi thấy rõ lễ đài, trước khi khai mạc đã có nhiều nhà lãnh đạo đất nước. Trước biển người hàng nghìn lá cờ đỏ vẫy tung, Bắc Kinh điêu tàn đổ nát dường như được tiếp máu và hồi sinh. Đám đông người hô lớn: ‘Nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa muôn năm! Đảng cộng sản Trung Quốc muôn năm!’. Vang lên bài hát cách mạng. Đám đông người lạc quan cầm biểu ngữ vừa đi vừa hát vang tiến vào quảng trường tăng dần.

 

Đúng 10 giờ, Mao Trạch Đông và các nhà lãnh đạo cao cấp khác xuất hiện trên lễ đài. Trời đất như nổ tung. Mao là thần tượng của tôi, anh tôi giải thích, đây là vị lãnh tụ vĩ đại, cứu tinh của Trung Quốc…

 

Mao có sức thu hút như nam châm. Dù rằng ông không phát biểu theo giọng Bắc Kinh chính gốc, pha giọng Hồ Nam nhưng cũng được đón nhận một cách đáng yêu. Với giọng mượt mà, sang sảng ông thôi miên đám công chúng. ‘Nhân dân Trung Quốc đã vùng dậy’ - Mao tuyên bố, đám đông cuồng nhiệt đáp lại lời ông bằng tiếng vỗ tay như sấm dậy, những tiếng hô vang dội không ngừng: ‘Nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa muôn năm!’, ‘Đảng cộng sản Trung Quốc muôn năm!’ Tim tôi rung lên vì sung sướng, mắt tôi tràn lệ vì hạnh phúc. Tôi rất tự hào về nước mình, tin vào tương lai thịnh vượng của nó. Những năm bị đè đầu cưỡi cổ, ách nô lệ và tủi nhục vĩnh viễn trôi qua. Tôi tin rằng Mao là lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Trung Hoa, người khai sinh ra lịch sử nước Trung Hoa mới…” (1)

 

Đó là những trang đầu tiên trong hồi ký của bác sĩ Lý Chí Thỏa viết về Mao Trạch Đông. Cảm xúc sung sướng, hạnh phúc, tràn trề hy vọng của vị trí thức trẻ này cũng là cảm xúc của đại bộ phận nhân dân Hoa lục ngày ấy, vốn hết sức tin tưởng vào chính quyền mới sẽ chấm dứt những năm dài tủi nhục của họ. Nhưng hóa ra những năm tháng tủi nhục gấp bội đang chờ phía trước.

 

Ngày 4/4/1976 - người dân Bắc Kinh biểu tình tưởng nhớ Chu Ân Lai, phản đối “Tứ nhân bang”, ủng hộ Đặng Tiểu Bình

 

Nhân lễ Thanh Minh sắp đến, ngày 4/4/1976, người dân Bắc Kinh đổ về tụ tập dưới Tượng đài Anh hùng cách mạng trên Quảng trường Thiên An Môn, họ đeo băng tang để tưởng nhớ Chu Ân Lai mới chết cách đó chưa lâu. Bấy giờ là sau gần 30 năm ĐCSTQ nắm quyền, khi người dân đã nếm trải vô số những cuộc vận động chính trị khốc liệt và 10 năm Đại cách mạng Văn Hóa lật nhào mọi giá trị đạo đức. Nhân cái chết của Chu, họ biểu lộ sự phản đối Giang Thanh và “bè lũ bốn tên” - lúc đó là phe đang nắm quyền, và bày tỏ sự ủng hộ Đặng Tiểu Bình khi ấy đang là nạn nhân của chúng. Mao thì ốm nặng sắp chết.

 

Nhân chứng bác sĩ Lý Chí Thỏa đã viết:

 

“Cuối tháng Ba, tôi thường xuyên đến Bệnh viện Bắc Kinh vì công việc cho Chủ tịch, nên phải đi qua quảng trường. Quảng trường đầy kín hàng chục ngàn người, từng nhóm hát hò, diễn thuyết, đọc thơ. Hàng nghìn lá cờ tung bay trước gió. Băng tang phủ đầy các con đường từ Tượng đài Anh hùng ở trung tâm quảng trường đến đại lộ Trường An, ngay trước Thiên An Môn. Trông thật ấn tượng đầy khí thế…

 

Ngày tiếp ngày, trên quảng trường đám đông tụ tập càng đông, trong ngày lễ kỷ niệm, Giang Thanh và các đồ đệ của bà bị tấn công mạnh mẽ. Chiều tối ngày 4/4/1976 lễ Thanh Minh, đám đông lên đến cả trăm nghìn người. Bộ chính trị cấp tốc họp tìm cách giải quyết. Họ cho rằng, ban đầu những người biểu tình hoà bình, trong trật tự, nhưng bị lợi dụng nằm trong kế hoạch của bọn phàn cách mạng xúi giục. Mao vắng mặt trong phiên họp, Mao Viên Tân làm người liên lạc. Khi Mao Viên Tân trình văn bản cuộc họp, Chủ tịch đồng ý cách giải quyết. Ngay đêm hôm đó, người ta ra lệnh tịch thu băng tang, cờ, biểu ngữ cùng các khẩu hiệu từ quảng trường và bắt ‘bọn phản cách mạng’.

 

Ngày hôm sau, ngày 5-4-1976, cuộc biểu tình hoà bình biến thành bạo lực. Những người biểu tình nổi giận đánh nhau với cảnh sát và quân đội. Quân tiếp viện được đưa tới, 9 giờ đêm, hơn mười nghìn cảnh sát và năm tiểu đoàn lực lượng an ninh đã phong toả quảng trường, đánh đập và bắt những người bỉểu tình không chịu giải tán.

 

Giang Thanh ngồi cả ngày trong toà nhà Quốc vụ viện ở phía tây quảng trường, quan sát đám đông bằng ống nhòm. Cũng chiều hôm đó, tôi ở trong phòng khách, lúc 11 giờ đêm Giang Thanh đến thông báo cho Mao về sự trấn áp ‘bọn phản cách mạng’ đã thành công – thắng lợi lớn thuộc về phe Giang Thanh…

 

Bộ chính trị họp một lần nữa vào sáng ngày 6-4, tiếp theo là việc bắt bớ hàng loạt. Hơn 30 ngàn lính quân cảnh được lệnh tuần tra quảng trường và các khu vực lân cận, hàng chục tiểu đoàn lính đặt trong tình trạng báo động. Mao Viên Tân đưa quyết định này cho ông bác của mình, Mao đã tán thành kế hoạch đó.

 

Hôm sau Mao Viên Tân trao cho Mao Trạch Đông một bài bình luận đăng trong tờ ‘Nhân dân Nhật báo’, lên án bọn gây rối loạn là bọn phản cách mạng, lúc đó có mặt Uông Đông Hưng, ông nói cho tôi biết, Mao tin cuộc biểu tình do bọn phản cách mạng gây rối, ngay giữa Quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh, trái tim của cả nước. Nhà cửa xe cộ bị đốt phá, Mao cho rằng có bàn tay của Đặng Tiểu Bình. Một lần nữa Đặng lại bị mất chức phó thủ tướng và phó chủ tịch đảng, nhưng không bị khai trừ khỏi đảng.” (2)

 

Đặng nói rằng ông ta chỉ tới đó để cắt tóc. Sau khi Đặng trở lại nắm quyền lực năm 1978, Ủy ban trung ương Đảng cộng sản đã lật ngược quyết định trên, và lại chính thức coi hành động biểu tình là thể hiện tinh thần yêu nước.

 

Thảm sát Lục Tứ ngày 4/6/1989

 

Ngày 1/10/1949 trên quảng trường Thiên An Môn, nhân dân Trung Quốc đã đặt lòng tin vào Mao và “nước Trung Quốc mới” dưới sự lãnh đạo của ĐCSTQ.

 

Ngày 5/4/1976, nhân dân Bắc Kinh thể hiện sự phản đối “bè lũ bốn tên” và đặt niềm hy vọng vào Đặng Tiểu Bình. Nhưng họ tiếp tục bị thất vọng.

 

Cuộc cải cách của Đặng với phương châm “để cho một số người làm giàu trước” đã khiến cho cái hố bất công xã hội ngày càng sâu, giới chức quyền thì tham nhũng, trí thức thay vì được trọng dụng lại thất nghiệp, lạm phát tăng cao, nhân quyền bị bóp nghẹt v.v.

 

13 năm trước, cuộc biểu tình của cả trăm nghìn người dân Bắc Kinh là để phản đối “bè lũ bốn tên” và hy vọng Đặng Tiểu Bình có thể cải cách quốc gia trở nên văn minh, đạo đức, phú cường. Nhưng người dân Trung Quốc, đặc biệt giới trí thức đã vỡ mộng bởi vì chính gia tộc của Đặng lại là nằm trong số những kẻ tham nhũng nhất, chính là “những người làm giàu trước” nhờ vào nạn hối mại quyền thế.

 

Theo nhà bình luận Trần Phá Không, từ con trai, gái, dâu rể, em gái, các cháu… của Đặng Tiểu Bình đều trở thành những kẻ rất giàu có, quyền uy nhờ được đặt vào những vị trí quyền lực và đầy cơ hội kiếm chác.

 

Người dân tràn lên một chiếc xe bọc thép của quân đội Trung Quốc gần Đại lộ Trường An, Bắc Kinh, sáng sớm ngày 4/6/1989. (Ảnh: Jeff Widener– AP)
 

Sự kiện Lục Tứ ngày 4/6/1989 cũng bắt đầu từ hoạt động tưởng niệm vị cố Tổng bí thư có tư tưởng cải cách và ứng xử mềm mỏng là Hồ Diệu Bang, sau đó đã diễn biến thành cuộc biểu tình quy mô rất lớn với vai trò chủ đạo của các sinh viên trí thức Bắc Kinh và sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân Bắc Kinh, thậm chí đã lan rộng ra nhiều tỉnh thành trong cả nước, cuối cùng kết thúc bằng cuộc tắm máu người biểu tình dưới họng súng và xích xe tăng của quân đội PLA. Con số thương vong đến nay vẫn chưa có được chính xác. Thủ phạm chính của cuộc đàn áp là Đặng Tiểu Bình, Lý Bằng, Dương Thượng Côn và một số lãnh đạo Đảng chủ trương cứng rắn khác.

 

11 năm trước sự kiện Lục Tứ, sau sự “lên ngôi” của Đặng Tiểu Bình, người biểu tình được coi là thể hiện tinh thần yêu nước bởi họ ủng hộ Đặng. Ngày 4/6/1989, thì họ bị coi là kẻ phản cách mạng vì phản đối Đặng và những kẻ gia đình trị, đặc biệt là đòi hỏi cải cách chính trị, điều này động đến gốc rễ quyền lực của ĐCSTQ. Sự tồn vong của ĐCSTQ luôn được coi là quan trọng hơn hết thảy, hơn cả vận mệnh quốc gia hay sự tồn vong của dân tộc Trung Hoa. Bất cứ ai dám thách thức hay đe dọa sự cai trị của nó, cho dù là Tổng Bí thư đảng như Hồ Diệu Bang, Triệu Tử Dương hay là các sinh viên trí thức, người dân… thì đều bị xuống tay hạ thủ.

 

Từ sự kiện Lục Tứ, một kẻ hoạt đầu chính trị nhanh chóng nhìn thấy cơ hội thăng tiến nhờ việc theo hùa chính sách đàn áp một cách tích cực. Để rồi sau đó hơn 10 năm, Quảng trường Thiên An Môn lại là nhân chứng cho những tội ác ghê gớm khác, dưới sự chỉ đạo của “đại ma đầu” Giang Trạch Dân.

 

Xem thêm: Kẻ thủ ác thật sự sau sự kiện Lục Tứ

 

Vụ án tự thiêu giả mạo trên Quảng trường Thiên An Môn ngày 23/1/2001

 

Chiều ngày 23 tháng 1 năm 2001 (Giao thừa) tại Quảng Trường Thiên An Môn “nổ ra” sự kiện 5 người tự thiêu. Sự kiện chỉ diễn ra nhanh gọn trong 2 giờ đồng hồ, nhưng Tân Hoa Xã còn nhanh hơn, đã phát sóng bản tin tiếng Anh ra toàn thế giới và tuyên bố “Những người tự thiêu là 5 học viên Pháp Luân Công”. Nhưng khi phóng viên đài phát thanh của Hoa Kỳ gọi điện thoại cho Cục Công an và Bộ Công an ở Bắc Kinh để điều tra thì lại nhận được câu trả lời là không biết gì về chuyện này. Một “sự kiện bộc phát” nhưng được chuẩn bị chu đáo công phu, đáng tiếc rằng vẫn để lại quá nhiều sơ hở. 

 

Những điều mà nhà cầm quyền dàn dựng không chỉ có vậy, Đài Truyền hình Trung ương ngay sau đó đã tung ra chương trình “Tin tự thiêu”, “Phỏng vấn tiêu điểm” để công kích Pháp Luân Công, hơn nữa còn ép các giới, các đơn vị hành chính sự nghiệp trên toàn quốc phải xem và “học tập” nhiều lần. Không may cho họ, sơ hở càng được xem nhiều thì lại càng dễ bị phát hiện.

 

Nhiều cơ quan, tổ chức quốc tế đã phanh phui, chỉ ra bản chất lừa gạt của sự việc. Tổ chức Phát triển Giáo dục Quốc tế (IED) sau khi tự điều tra đã phát biểu rằng: “việc này do một tay chính phủ đạo diễn”. Thời báo Washington tuyên bố báo cáo điều tra: “Ngọn lửa tự thiêu soi sáng bức màn đen của Trung Quốc”. Tờ AFP đưa tin: “Trung Quốc cấm thân nhân đến thăm người bị thương do tự thiêu”. Tờ “Thời đại” (The Age) của Úc ngày 16 tháng 10 năm 2004 đã đưa ra nghi vấn mạnh mẽ về video tự thiêu của Đài truyền hình Trung ương: “Rõ ràng là phía cảnh sát không biết trước sự việc, nhưng trong vòng 90 giây lại xuất hiện một lượng lớn thiết bị cứu hoả được mang theo trong cảnh quay.”... Rất nhiều sơ hở khác của vụ dàn dựng đã bị phanh phui.

 

Trang Minh Huệ Net đưa tin: “Ngày 5 tháng 3 năm 2002, video “Là tự thiêu hay là vụ lừa đảo” và các video chân tướng khác đã được phát sóng trên truyền hình cáp tại Trường Xuân, cả Trường Xuân sôi sục! Mọi người vô cùng kinh ngạc lũ lượt gọi điện báo cho họ hàng, bè bạn và đồng nghiệp biết, bảo họ bật TV xem chân tướng: Hoá ra Vụ tự thiêu Thiên An Môn là giả! Hoá ra báo cáo về Pháp Luân Công là vu khống, hoá ra tại hải ngoại mọi người đều biết rằng Pháp Luân Đại Pháp là tốt…

 

Phim tài liệu "Lửa giả" vạch trần những chi tiết vô lý chứng minh vụ tự thiêu đã được ĐCSTQ dàn dựng. 

 

Lần chèn sóng truyền hình thành công này là một kiệt tác truyền bá chân tướng, đòi lại tự do trên truyền hình cáp tại Trung Quốc Đại lục. Dân chúng đều đứng về phía chính nghĩa. Sau khi Giang Trạch Dân biết tin đã nổi giận lôi đình và đưa ra mệnh lệnh “Giết không tha!” Phía cảnh sát điên cuồng lùng bắt trên toàn thành phố. Khoảng 5.000 học viên Pháp Luân Công tại Trường Xuân đều bị bắt, vô số người bị buộc phải lưu lạc khắp nơi. Trong số 18 học viên Pháp Luân Công tham gia vào việc chèn sóng này có Hầu Minh Khải đã bị đánh chết trong trại giam, 15 người bị xét xử phi pháp từ 4 đến 20 năm tù (tới nay 8 người đã bị tra tấn hành hạ đến chết), 2 người còn lại đã mất tích.”...

 

Giang Trạch Dân là kẻ chủ mưu và chỉ đạo toàn bộ những hoạt động bức hại Pháp Luân Công từ tháng 7/1999, bao gồm cả màn kịch tự thiêu trên Quảng trường Thiên An Môn lần này.

 

… Và Thiên nga đen đã ghé thăm Quảng trường Thiên An Môn, điềm báo đại sự gì?

 

Ngày nay ở Trung Quốc, trong lớp trẻ không còn mấy ai nhớ, biết về những sự kiện kinh thế hãi tục đã từng xảy ra trên Quảng trường Thiên An Môn vài chục năm trước nữa. Trong khi năm nào ngoại giới cũng tưởng niệm sự kiện thảm sát Lục Tứ, thì bên trong bức tường lửa của Trung Quốc, đó vẫn là một chủ đề bị cấm đoán, đe nẹt và bôi xóa. Thiên An Môn nhìn từ bên ngoài như chưa từng có chuyện gì xảy ra.

 

Nhưng vào ngày 5/9/2021, sau lễ thượng cờ, khi trời bắt đầu sáng, người ta phát hiện một con thiên nga đen xuất hiện ở trên đường trục trung tâm của quảng trường Thiên An Môn.

‘Thiên nga đen' đáp xuống Quảng trường Thiên An Môn ở Trung Quốc (Video)
Thiên nga đen trên Quảng trường Thiên An Môn vào sáng ngày 5/9/2021 ở Bắc Kinh gây chú ý. (Ảnh chụp màn hình)
 

Thuật ngữ “Thiên Nga Đen” thường dùng để chỉ một sự kiện rất khó đoán và bất thường, có thể gây ra phản ứng tiêu cực theo dây chuyền trên thị trường và thậm chí có tác động lật đổ. Nó tồn tại trong nhiều lĩnh vực khác nhau như thị trường tài chính, kinh doanh, kinh tế và đời sống cá nhân...

 

Trên quảng trường Thiên An Môn - một trong số các biểu tượng quyền lực của ĐCSTQ, một con thiên nga đen bay tới, nhất là sau khi ông Tập Cận Bình đã yêu cầu ngăn chặn sự kiện "Thiên Nga Đen" và "Tê Giác Xám” vào ngày 28/1/2021. Dù là điềm trời hay trò chơi khăm của người, cũng hoàn toàn không phải ngẫu nhiên.

 

Ngày 4/9/2021, 6 nhà vòm (nhà hầm) trong hệ thống các nhà vòm ở “Thánh địa Cách mạng Diên An” của ĐCSTQ bị lún sụt và sụp đổ. Sau đó một ngày, một con thiên nga đen xuất hiện ở quảng trường Thiên An Môn Bắc Kinh. Sự kiện này hoàn toàn giống dị tượng năm 307 thời nhà Tấn, sau đó vài năm Tấn triều mất nghiệp. 

 

Lịch sử phải chăng sẽ lặp lại? Khi không còn dấu vết Hồng triều, bao oan khốc một thời được rửa sạch, họa may lúc ấy Quảng trường Thiên An Môn sẽ có thể xứng với cái tên “Cổng Thiên đường bình an” thực sự.

 

(Bài viết chỉ thể hiện quan điểm của cá nhân tác giả, không nhất thiết là quan điểm của trang mạng NTDVN)

 

Nguyên Vũ

Đăng theo NTDVN

 

Chú thích:

(1), (2): Trích “Đời tư Mao Trạch Đông” của tác giả bác sĩ Lý Chí Thỏa, do Lâm Hoàng Mạnh & Nguyễn Học dịch từ bản Tiếng Anh

 

Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP