Quan niệm gia đình của người Nhật và người TQ khác nhau như thế nào?

Quan niệm gia đình của người Nhật và người TQ khác nhau như thế nào?

Quan niệm gia đình của người Nhật và người TQ khác nhau như thế nào?

Quan niệm gia đình của người Nhật và người TQ khác nhau như thế nào?

Quan niệm gia đình của người Nhật và người TQ khác nhau như thế nào?
Quan niệm gia đình của người Nhật và người TQ khác nhau như thế nào?
Thứ bảy, 28-12-2024 13:12, (GMT+07:00)
Quan niệm gia đình của người Nhật và người TQ khác nhau như thế nào?
01-07-2019 08:30

Có rất nhiều người Hoa sau khi ra ngoại quốc sẽ dần phát hiện ra, cuộc sống gia đình ở nước ngoài thoải mái hơn ở Trung Quốc nhiều. Dù vậy, người Hoa ở nước ngoài vẫn cảm thấy mệt mỏi hơn một số người ở quốc gia khác, rốt cuộc nguyên nhân là gì?

Bài viết này sẽ lấy gia đình Nhật Bản để so sánh.

Mối quan hệ gia đình của Trung Quốc là “phụ thuộc lẫn nhau”

Trong quan niệm gia đình của người Trung Quốc thì: “những gì của bạn là của tôi”. Còn đối với người nước ngoài thì: trong gia đình, “của bạn không nhất định là của tôi”

(Ảnh: Pixapay)

Ở Trung Quốc, sau khi sinh con, bố mẹ sẽ bắt đầu các kiểu giáo dục trước tiểu học, phải vào trường mẫu giáo tốt nhất, trường tiểu học hàng đầu. Khi thi đại học cũng phải lo lắng thay cho con, chọn ngành gì, trường gì… Sau khi tốt nghiệp đại học, bố mẹ phải tìm công việc cho con. Sau khi con đi làm còn phải mua nhà, chuẩn bị cho con kết hôn. Sau đó con lập gia đình, có cháu, bố mẹ còn phải thay con chịu trách nhiệm nuôi cháu.

Cuối cùng nhận ra cả đời bố mẹ đều sống vì con, lo lắng cho con. Còn các con cũng xem như đương nhiên mà nhận lấy sự bảo bọc của bố mẹ, khi kết hôn mà không mua nhà cho con thì con sẽ oán trách cha mẹ.

Quan hệ gia đình kiểu này của Trung Quốc là “quan hệ phụ thuộc lẫn nhau”, bố mẹ dựa dẫm tình cảm vào con, còn các con lại sống dựa vào bố mẹ.

Gia đình của người Nhật thuộc vào loại “quan hệ độc lập với nhau”

Ở Nhật, nuôi con là việc của bố mẹ, không phải là việc của đời trước. Sau khi sinh con, ông bà nội ngoại thường sẽ không giúp chăm cháu.

Cũng vì vậy mà rất nhiều nhân viên công sở sau khi kết hôn, hoặc là lựa chọn sinh con muộn, hoặc nếu sinh con rồi thì phải lập tức nghỉ việc. Ở Nhật có rất nhiều bà nội trợ chính là do điều này.

(Ảnh qua Jpninfo.com)

Người Nhật cũng mong con sẽ thành công, nhưng họ sẽ không cố ý yêu cầu con nhất định phải trở nên vượt trội. Giáo dục của Nhật không phải là kiểu cạnh tranh, tiểu học và trung học không có xếp hạng.

Không chỉ Nhật Bản, các nước khác như Mỹ, Đức… ngoài con cái của một vài ngôi sao và các tỷ phú ra, rất ít ai cố ý cho con đi học ở trường tư xa nhà. Đa số trẻ đều học ở trường công gần nhà. Trong đó cũng có rất nhiều người giàu có không chú trọng đến việc mua nhà gần trường, cho con học trường quý tộc.

Nhật Bản cũng có kỳ thi cả nước mỗi năm một lần tương tự như thi tốt nghiệp ở Trung Quốc, nhưng những ngày thi tốt nghiệp không cần đến cảnh sát, cũng rất ít thấy có bố mẹ đợi ở ngoài cổng trường thi, đều là tự các con đi xe điện hoặc xe đạp đi thi.

Ở Nhật, tìm việc làm sau khi tốt nghiệp đại học cũng là việc riêng của các con, bố mẹ lo tìm “mối” cũng không có ích gì. Bởi vì ở Nhật dù là tuyển công chức hay nhân viên công ty, một khi xuất hiện vấn đề “đi cửa sau” thì sẽ trở thành tai tiếng trong xã hội.

Vấn đề hôn nhân của người Nhật cũng là vấn đề khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Nhưng ở Nhật sẽ có những thanh niên tự mình đi xem mắt, hoặc tìm đến trung tâm giới thiệu hôn nhân, bố mẹ sẽ không đi xem mặt thay cho con.

Đối với vấn đề quan trọng nhất là nhà cửa, ở Nhật, các con kết hôn cũng không cần bố mẹ chuẩn bị.

Theo khảo sát của Hội sinh viên trường đại học Tokyo, khi các thanh niên ở độ tuổi 20-30 kết hôn, chỉ có 5% số người có thể mua được nhà. Tỷ lệ thuê nhà cao đến 85%, còn số người sống trong ký túc xá công ty hoặc sống cùng bố mẹ chiếm 10%.

Cũng có nghĩa là, ở Nhật khi kết hôn, nhà của các con không phải là vấn đề mà bố mẹ phải suy nghĩ đến. Bản thân các con thu nhập bao nhiêu thì thuê căn nhà bấy nhiêu.

Bố mẹ ở Nhật không mua nhà cho con, trong đó chế độ thuế cũng có tác dụng hạn chế rất lớn. Bởi vì theo chế độ thuế của Nhật, bố mẹ mua nhà tặng cho con thuộc vào hành vi “cho tặng”, cần phải trả “thuế cho tặng” rất cao.

Được biết, thuế cho tặng của một căn nhà có giá hơn 10 triệu Yên là 50%.

Có người sẽ nói, nhà mua dưới tên của bố mẹ cho con ở không được sao? Không được. Bởi vì ở Nhật, nhà bố mẹ mua cho con ở cũng phải trả tiền thuê, hơn nữa bố mẹ còn phải đóng thuế. Nếu không thì bố mẹ sẽ phạm “tội trốn thuế” và sẽ bị đưa ra tòa.

Nhân viên thuế của Nhật đa số đều rất chú ý đến các cá nhân, ngoài việc thuế đầu người mà mỗi cá nhân phải đóng ra, thuế phát sinh từ việc chuyển nhượng tài sản cá nhân cũng là nguồn thu nhập tài chính lớn của chính quyền địa phương, nếu trốn thuế thì sẽ bị ngồi tù.

Ở Nhật, con cái không cần cha mẹ chuẩn bị nhà khi kết hôn. (Ảnh qua najiaoluo.com)

 

Quan hệ gia đình của người Nhật có hai điều “rạch ròi”

Điều rạch ròi đầu tiên là tiền, tiền của bố mẹ là tiền của bố mẹ, tiền của con là của con. Nếu các con muốn vay tiền của bố mẹ thì phải viết giấy mượn và ký tên.

Luật pháp của Nhật quy định, tiền dùng cho việc học tập của con thì không bị đánh thuế. Nhưng nếu sau khi con trưởng thành, nếu phát sinh khoản tiền lớn thì phải đăng ký với cục thuế, nếu không thì sẽ gặp phiền phức.

Điều thứ hai là rạch ròi về thời gian. Bố mẹ ở Nhật đều có thời gian biểu sinh hoạt riêng, các con không nên chiếm dụng quá nhiều thời gian của bố mẹ. Rõ ràng nhất chính là bên ngoài trường mẫu giáo ở Nhật rất ít thấy ông bà đến đón cháu, đa số là mẹ đón các con về nhà.

Ông bà ở Nhật không chịu trách nhiệm chăm sóc cháu. Điều này giống ở Mỹ, người Mỹ cũng tự mình nuôi con. Tuy khá vất vả, nhưng có thể để ông bà có thời gian để trồng hoa, đi du lịch, chụp ảnh, tham gia các hoạt động leo núi hoặc thể thao của người lớn tuổi. Con cái sẽ không dùng cháu để trói buộc cuộc sống của bố mẹ mình.

(Ảnh: photorack.net)

 

Ở Nhật có nhiều ngày lễ để con cái hiếu kính với bố mẹ

Có người nghĩ rằng người Nhật chia rạch ròi như vậy liệu có phải là không có tình thân hay không? Thật ra thì trước khi con cái trưởng thành, bố mẹ lo lắng mọi điều, thậm chí người mẹ còn phải nghỉ việc về nhà để chăm sóc gia đình, chuyên tâm nuôi dạy con.

Nhưng sau khi các con trưởng thành, bố mẹ sẽ buông các con ra, để con sống độc lập. Nếu đàn ông trưởng thành còn sống cùng bố mẹ thì sẽ bị hàng xóm nghĩ là “khác thường”.

Con cái ra ngoài làm việc sau khi lớn, ít nhất mỗi năm có hai kỳ nghỉ để về thăm bố mẹ. Một là năm mới, hai là ngày Vu Lan vào giữa tháng 8, những ngày này họ có thể về nhà đoàn tụ cùng người thân.

Ngoài ra, một năm Nhật Bản còn có 4 ngày lễ để hiếu kính với bố mẹ. Một là Ngày của Mẹ, hai là Ngày của Cha, còn có Tết Trung Nguyên vào tháng 7, ngày cuối năm vào tháng 12.

Khi đến 4 ngày lễ này, các con thường sẽ biếu quà cho bố mẹ để bày tỏ sự hiếu kính. Lúc này bố mẹ cũng thường sẽ làm những món đặc sản quê mà các con thích ăn.

(Ảnh: Shutterstock)

Thật ra, quan hệ gia đình ở mỗi quốc gia đều có đặc điểm riêng biệt, rất khó để khẳng định mối quan hệ gia đình của nước nào là tốt nhất, có lẽ những điều trên đây có thể cho chúng ta một số điều cần học hỏi.

Ngọc Trúc - Theo trithucvn.net

 

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP