Trong dịp Tết Nguyên đán, Trung Quốc đã bị cô lập hoàn toàn bởi dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán, giao thông khắp nơi gần như bị tắc nghẽn. Nhiều ngôi làng và đô thị không có một bóng người, giống như thành phố ma. Có một vài thành phố thời tiết sương mù u ám, mờ mịt như không có mặt trời, kỳ lạ hơn nữa là ở nhiều địa phương xuất hiện quạ bay kín trời.
Trong những năm qua, sương mù nghiêm trọng đã xảy ra trên khắp Trung Quốc, từ Đông Bắc cho đến Bắc Kinh và Thiên Tân, từ Thiểm Tây, Sơn Tây, Hà Bắc, miền Trung và Tây Sơn Đông, từ Bắc Hà Nam cho đến miền Trung và miền Nam Giang Tô, Tây Bắc và Nam An Huy, Bắc Chiết Giang và Thượng Hải cho đến Hải Nam. Sương mù dường như có mặt ở khắp nơi, và hơn một nửa Trung Quốc bị rơi vào “thập diện mai phục”.
Đám sương mù thậm chí trôi nổi đến cả Hàn Quốc và Nhật Bản. Thời tiết khắc nghiệt không chỉ khiến người dân khó thở và làm tăng nguy cơ ung thư, mà còn khiến đường cao tốc ở một số nơi bị đóng cửa và khách du lịch nước ngoài phải chùn bước.
Liên quan đến nguồn gốc của sương mù, các chuyên gia của Trung Quốc đã không thể đưa ra lời giải thích hợp lý. Các cách giải thích thông thường là: Ô nhiễm thứ cấp do con người gây ra và độ ẩm không khí tương đối bão hòa, như khí thải ô tô, đốt than đá, giao thông, v.v.
Tuy nhiên, trong dịp Tết Nguyên Đán năm 2020, bởi vì dịch viêm phổi Vũ Hán, Đại lục gần như đóng băng, thành phố, thôn làng và đường xá đều bị phong tỏa, vận chuyển hành khách đã ngừng hoạt động, các nhà máy bị đóng cửa và học sinh phải nghỉ học. Thật kỳ lạ khi nhiều nơi vẫn còn sương mù.
Một số cư dân mạng chất vấn, mọi người đều ở nhà và tự cách ly, không có xe hơi trên đường và nhà máy không mở cửa. Nhưng tại sao sương mù lại nghiêm trọng như vậy?
Không những thế còn xuất hiện rất nhiều đàn quạ bay trên bầu trời ở nhiều địa phương của Trung Quốc. Không chỉ là đi đơn lẻ mà là chúng đi theo đàn lớn. Quạ theo dân gian là điềm báo dữ, khả năng có người chết và quạ cũng là động vật hay ăn xác chết, kể cả xác người.
Một số cư dân mạng đã bàn luận sôi nổi: “Xác chết có thể thu hút rất nhiều quạ.”; “Vào thời Trung Quốc cổ đại khi sắp thay đổi triều đại thì quạ bay đầy trời”; “Quạ luôn là điềm gở trong lịch sử, đặc biệt là đối với triều đình”.
Đối với nguyên nhân của sương mù u ám, đã có nhiều báo cáo trước đó
Tạp chí quốc tế “Microbe Magazine” đã công bố một báo cáo nghiên cứu về sương mù ở Bắc Kinh. Theo các thử nghiệm, người ta thấy rằng hơn 60 loại vi khuẩn trong sương mù có khả năng kháng lại kháng sinh, ngay cả kháng sinh carbapenem, được coi là “phòng tuyến cuối cùng đối kháng với vi khuẩn”. Vi khuẩn kháng thuốc cũng xuất hiện trong sương mù.
Các học giả chỉ ra rằng, vi khuẩn kháng thuốc trong không khí vẫn có tác động trực tiếp đến con người. Khả năng kháng kháng sinh của vi khuẩn là một mối đe dọa lớn đối với sức khỏe của nhân loại. Theo số liệu thống kê, khoảng 700.000 người chết mỗi năm bởi vì nguyên nhân này.
Dữ liệu liên quan cho thấy, thành phần của sương mù tương tự như thành phần của lò hỏa táng sau khi cơ thể bị đốt cháy. Theo Thời báo Đại Kỷ Nguyên (Epoch Times), các thành phần chính của sương mù chính xác là sulfur dioxide, nitơ oxit và các hạt vật chất, mùi khó chịu và mùi tanh trong thời tiết sương mù giống hệt như khí độc hại xuất hiện sau khi cơ thể bị đốt cháy trong lò hỏa táng.
Hiện tại dịch bệnh Vũ Hán đang làm rung chuyển Trung Quốc và thế giới. Trên bầu trời nhiều nơi Trung Quốc lại liên tục xuất hiện nhiều đàn quạ đen và sương mù chưa rõ nguồn gốc. Điều này thực ra là đang nói cho con người một thiên cơ: “Sương mù là tàn dư của một sinh mệnh không gian khác sau khi bị tiêu hủy”.
Thực sự có sinh mệnh của không gian khác sao? Một vài người theo chủ nghĩa vô Thần nhất định sẽ nghi ngờ. Nhưng trên thực tế, các nhà khoa học từ lâu đã chứng thực được sự tồn tại của không gian khác.
Theo Tinh Hoa