Phơi bày mưu kế của ĐCSTQ đối với Nội Mông

Phơi bày mưu kế của ĐCSTQ đối với Nội Mông

Phơi bày mưu kế của ĐCSTQ đối với Nội Mông

Phơi bày mưu kế của ĐCSTQ đối với Nội Mông

Phơi bày mưu kế của ĐCSTQ đối với Nội Mông
Phơi bày mưu kế của ĐCSTQ đối với Nội Mông
Chủ nhật, 12-01-2025 22:25, (GMT+07:00)
Phơi bày mưu kế của ĐCSTQ đối với Nội Mông
25-09-2020 21:07

Từ sa mạc Gobi của Tân Cương hoang vu đến thảo nguyên mênh mông của Nội Mông, vùng đất hiếm người sinh sống này vẫn luôn là nơi Trung Quốc thử nghiệm các loại vũ khí. Gần đây The Epoch Times thu được tài liệu từ nội bộ Nội Mông, chẳng những tiết lộ dự án lớn về việc thử nghiệm các vũ khí thông thường của Trung Quốc trong 5 năm tới, mà thậm chí còn tiết lộ không ít các cơ mật quân sự của Trung Quốc.

Cảnh vệ trước quảng trường Thiên An Môn. (Ảnh: AFP PHOTO / Nicolas ASFOURI)
Cảnh vệ trước quảng trường Thiên An Môn. (Ảnh: AFP PHOTO / Nicolas ASFOURI)

Độc quyền: Tài liệu Nội Mông tiết lộ hai cơ mật quân sự lớn của Trung Quốc

Gần đây The Epoch Times đã có được một phần tài liệu của Ủy ban Cải cách và Phát triển Khu A Lạp Thiện của Nội Mông. Tài liệu tiết lộ tình trạng một phần các dự án của quân đội ở Nội Mông, và vô tình tiết lộ hai cơ mật quân sự của Trung Quốc.

Khu A Lạp Thiện nằm ở cực Tây của khu tự trị Mông Cổ, tổng diện tích 270 nghìn km2, là thành phố cấp địa khu có ít nhân khẩu nhất nhưng diện tích lớn nhất của Nội Mông; đối với Trung Quốc mà nói thì đây là vị trí trọng yếu về quốc phòng. Từ những năm 50 của thế kỷ trước, Trung Quốc xây dựng các căn cứ quân sự và căn cứ tên lửa như bệ phóng vệ tinh, căn cứ không quân, căn cứ quân sự 051, v.v. ở Khu A Lạp Thiện, và còn cho nổ quả bom nguyên tử đầu tiên, tên lửa xuyên lục địa đầu tiên, vệ tinh nhân tạo đầu tiên, phi thuyền không người lái đầu tiên và phi thuyền có chở người đầu tiên của Trung Quốc ở khu này.

Cơ mật quân sự thứ nhất là trong tài liệu Ủy ban Cải cách và Phát triển Khu A Lạp Thiện báo cáo lên Ủy ban Cải cách và Phát triển quốc gia [Trung Quốc], đã tiết lộ thông tin về việc thử nghiệm các vũ khí thông thường của Trung Quốc.

Trong tài liệu, Khu A Lạp Thiện kiến nghị, “Đưa dự án Trung tâm Quốc Kiểm nghiệm Thí nghiệm Tổng hợp Trang bị vũ khí thông thường vào trong quy hoạch ‘5 năm lần thứ 14’ của quốc gia.”

“Dự án Trung tâm Kiểm nghiệm Thí nghiệm Tổng hợp Trang bị vũ khí thông thường” được nhắc đến trong tài liệu, là chỉ dự án trọng điểm mà chi nhánh A Lạp Thiện của Viện nghiên cứu Thí nghiệm Thử nghiệm công nghiệp binh khí Trung Quốc đảm nhận.

Viện nghiên cứu Thí nghiệm Thử nghiệm công nghiệp binh khí Trung Quốc đảm nhận, thuộc công ty Tập đoàn Công nghiệp Binh khí Trung Quốc, nằm ở thành phố Hoa Dương, tỉnh Thiểm Tây, bắt đầu được xây dựng vào năm 1965, trong ngành công nghiệp quân sự nó được ký hiệu là 051, là căn cứ thí nghiệm vũ khí thông thường trên mặt đất duy nhất của ngành kỹ thuật quốc phòng Trung Quốc.

Căn cứ theo tư liệu công khai, viện này ngoài trung tâm nghiên cứu kỹ thuật thí nghiệm ở Tây An ra, thì còn có 3 cơ sở thí nghiệm khác là Khu thí nghiệm vũ khí tầm ngắn, Hoa Dương, Khu thí nghiệm vũ khí tầm xa ở A Lạp Thiện, Nội Mông và Khu thí nghiệm trên cao nguyên Các Nhĩ Mộc, Thanh Hải.

Trong tài liệu mà Ủy ban Cải cách và Phát triển Khu A Lạp Thiện báo cáo lên có tiết lộ, chi nhánh A Lạp Thiện của cơ sở 051 “đã xây dựng xong Trận địa phóng Tầm trung và Tầm xa, Trận địa Phòng không Chống Tên lửa, Khu Thí nghiệm Phá hủy Năng lượng Cao”.

Tài liệu này tiết lộ vị trí quan trọng của Khu Thí nghiệm A Lạp Thiện trong Trung tâm Thí nghiệm các Vũ khí thông thường. Tài liệu cho biết, Dự án Trung tâm Kiểm nghiệm Thí nghiệm Tổng hợp Trang bị vũ khí thông thường “chiếm hơn 60% vai trò trong toàn bộ vai trò của viện này, từ năm 2016 đến năm 2019 đã đón nhận 600 nghìn lượt người đến thí nghiệm và trang bị vũ khí”.

Nghĩa là, thí nghiệm vũ khí thông thường trên mặt đất của Trung Quốc, phần lớn là tiến hành trong khu thí nghiệm A Lạp Thiện của căn cứ 051, mỗi năm có vài trăm nghìn lượt người đến A Lạp Thiện để thí nghiệm vũ khí.

Cơ mật quân sự thứ 2, là về vũ khí siêu âm của Trung Quốc. Tài liệu này tiết lộ một thông tin tình báo quan trọng về việc nghiên cứu vũ khí siêu âm và kỹ thuật hàng không vũ trụ của Trung Quốc.

Trong tài liệu, Ủy ban Cải cách Phát triển Khu A Lạp Thiện nói, “Khu thí nghiệm đường ray tên lửa” đã xây dựng xong khu trực ban, trang bị khu an ninh, khu chỉ huy điều khiển, khu lắp ráp điều chỉnh, khu máy bay trực thăng và máy bay không người lái, khu thử nghiệm phóng, khu kho chứa trang bị, khu huấn luyện diễn tập cho bộ đội, khu thí nghiệm nổ tĩnh, cho đến các cơ sở hạ tầng để phối hợp như thủy điện, thông tin liên lạc trên mặt đất v.v.; “trên cơ sở 16km đường ray thí nghiệm độ chính xác cao hiện có làm cơ sở, bổ sung xây dựng các loại đường ray chuyên dụng như đường ray cho tên lửa siêu âm, đường ray tên lửa loại mới có tính năng đệm từ và trợ lực đẩy điện từ, đường ray tên lửa theo mô thức đại tải hướng tâm, v.v.”

Những đoạn trần thuật trong tài liệu của Khu A Lạp Thiện đã tiết lộ một số thông tin quan trọng về việc nghiên cứu phát triển vũ khí của Trung Quốc.

Đường ray tên lửa là một loại thiết bị thí nghiệm cỡ lớn trên mặt đất theo hình thức động, là thiết bị cốt lõi trong thí nghiệm các thiết bị bay tốc độ siêu âm, toàn cầu chỉ có 5 nước có loại thiết bị hàng không trọng yếu này, đó là Hoa Kỳ, Anh Quốc, Nga, Pháp, Trung Quốc.

Một bài phỏng vấn năm 2020 của CCTV tại đường ray tên lửa đầu tiên của Trung Quốc tại thành phố Tương Dương tỉnh Hồ Bắc (Ảnh cắt từ video)
Một bài phỏng vấn năm 2020 của CCTV tại đường ray tên lửa đầu tiên của Trung Quốc tại thành phố Tương Dương tỉnh Hồ Bắc (Ảnh cắt từ video)

Tại sở 610 (sở nghiên cứu cứu sinh hàng không Trung Quốc) Viện Nghiên cứu Hàng không Trung Quốc tại thành phố Tương Dương (trước là thành phố Tương Phiền) tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc xây dựng đường ray tên lửa đầu tiên năm 1993; tổng chiều dài đường ray là 3km, năm 2011 kéo dài lên đến 6km.

Căn cứ theo tin tức công khai của truyền thông Trung Quốc đại lục, do các thí nghiệm trên mặt đất về tốc độ siêu vượt âm cần có đường ray dài hơn, nên vào tháng 8/2013, tại “một nơi nào đó trong Nội Mông” Trung Quốc đã xây dựng đường ray tên lửa dài 9km, tốc độ trong thí nghiệm có thể lên đến 4 lần tốc độ âm thanh (Mach 4); sau đó kế hoạch đường ray này kéo dài lên đến 16km, và năm 2017 thì bắt đầu công trình kéo dài này.

Mặc dù Trung Quốc chưa từng công khai thừa nhận đường ray tên lửa 9km có vị trí ở đâu, nhưng trong tài liệu báo cáo của Ủy Ban Cải cách Phát triển Khu A Lạp Thiện (Minh A Lạp Thiện) có nói “tăng cường phát triển kỹ thuật thí nghiệm và mở rộng ứng dụng tên lửa trượt”, “Xây dựng trung tâm thí nghiệm tên lửa trượt cho Trung Quốc”, và còn nhắc tới “trên cơ sở 16km đường ray thí nghiệm độ chính xác cao hiện có”.

Những lời giải thích này đều chứng minh, đường ray thí nghiệm tên lửa dài nhất của Trung Quốc là ở khu thí nghiệm A Lạp Thiện của căn cứ 051.

Ông Triệu Văn Lượng, cựu Khu trưởng, cựu phó bí thư Khu ủy Khu A Lạp Thiện (năm 2019 ngã ngựa do tội tham nhũng), có một báo cáo công tác của chính quyền năm 2018 từng nói, muốn “thúc đẩy việc kéo dài đường ray tên lửa tại khu thí nghiệm A Lạp Thiện, căn cứ 051 Viện nghiên cứu Thí nghiệm Thử nghiệm Công nghiệp vũ khí Trung Quốc, và xây dựng dự án Khu công nghệ quốc phòng giai đoạn 1”.

Báo cáo công tác của chính quyền này đã gián tiếp chứng thực rằng đường ray trượt tên lửa chính của Trung Quốc ẩn giấu ở Khu thí nghiệm A Lạp Thiện, hơn nữa vào năm 2018 còn thúc đẩy tiến độ công trình kéo dài đường ray trượt tên lửa lên 16km.

Trên thực tế, có những người yêu thích quân sự trong dân gian Trung Quốc đã tiết lộ trên mạng một phần tài liệu chưa được chứng thực về đường ray trượt tên lửa của Trung Quốc. Ví dụ, chủ một blog quân sự đã từng tiết lộ rằng, Khu thử nghiệm vũ khí tầm ngắn ở Hoa m thuộc Viện nghiên cứu Thí nghiệm Thử nghiệm Công nghiệp vũ khí (căn cứ 051), và Khu thử nghiệm vũ khí tầm xa ở A Lạp Thiện đều có đường ray trượt tên lửa, khu thử nghiệm ở A Lạp Thiện dài 9km. Chủ blog này cho rằng đó là đường ray trượt tên lửa tầm xa 051.

Điều đáng nói là, tài liệu nội bộ tuy đã chứng thực là đường ray trượt tên lửa của Khu Thí nghiệm A Lạp Thiện, căn cứ 051 dài 16km, khả năng là đường ray trượt tên lửa dài nhất thế giới, nhưng cũng tiết lộ sở đoản của Trung Quốc là “trình độ tổng thể giám định thí nghiệm trang bị không cao”.

Ví dụ, “Trung tâm thí nghiệm ray trượt tên lửa Trung Quốc” đang được xây dựng ở căn cứ 501, Trung Quốc đã xây dựng được đường ray trượt tên lửa dài nhất thế giới nhưng lại không thể nào đạt được tốc độ nhanh nhất thế giới.

Theo dữ liệu mà blog quân sự này tiết lộ, Viện nghiên cứu Hàng không Trung Quốc 610 đánh giá rằng, phẩm chất và tính năng đường ray trượt tên lửa Khu thí nghiệm A Lạp Thiện đều là tốt hơn đường ray trượt cao tốc Holloman của căn cứ không quân Holloman của Hoa Kỳ ở bang New Mexico (viết tắt là HHSTT). Tuy nhiên, tốc độ thí nghiệm của HHSTT ngay từ những năm thập niên 60 thế kỷ trước đã đột phá Mach 6 rồi, và đã nhiều lần vượt qua Mach 8. Tốc độ thí nghiệm của đường ray trượt tên lửa tầm xa 051 của Trung Quốc lại chưa bao giờ vượt qua Mach 4.

Ngoài ra, cho đến hôm nay, Trung Quốc chưa công khai tiết lộ dữ liệu kỹ thuật của đường ray trượt tên lửa Khu thí nghiệm A Lạp Thiện, cũng chưa công bố công trình kéo dài đường ray trượt tên lửa (lên đến 16km) ở Khu thí nghiệm A Lạp Thiện đã hoàn thành hay chưa.

Khu thí nghiệm vũ khí A Lạp Thiện khai báo phân bổ tài chính 35 tỷ Nhân dân tệ (khoảng 5 tỷ USD)

Ủy ban Cải cách và Phát triển A Lạp Thiện đề nghị đưa “Trung tâm kiểm nghiệm thí nghiệm tổng hợp vũ khí thông thường quốc gia” vào quy hoạch công trình trọng đại “kế hoạch 5 năm lần thứ 14” của Trung Quốc, liệt vào “Công trình công nghệ quốc phòng quân dân lưỡng dụng”, “tổng đầu tư dự toán là 23 tỷ Nhân dân tệ (NDT, khoảng 3.3 tỷ USD)”, do Trung ương phân bổ tài chính.

Nội dung đề xuất bao gồm điều kiện thí nghiệm tổng hợp bên ngoài, điều kiện thí nghiệm ray trượt tên lửa, điều kiện thí nghiệm mô phỏng thực tế bên trong và xây dựng điều kiện bảo vệ tổng hợp. Địa điểm ở thị trấn Ba Ngạn Hạo Đặc và Cát Lan Thái.

Hạng mục công trình giai đoạn 1 dự kiến tháng 10/2021 sẽ khởi công xây dựng, tháng 6/2022 hoàn thành, dự kiến việc xây dựng mới sẽ sử dụng 143,346 mẫu đất. Dự kiến trong thời gian “kế hoạch 5 năm lần thứ 14” sẽ đầu tư 6.9 tỷ NDT (gần 1 tỷ USD), mỗi năm theo kế hoạch sẽ hoàn thành đầu tư 1.38 tỷ NDT (gần 200 triệu USD). Sau “kế hoạch 5 năm lần thứ 14” sẽ đầu tư 16.1 tỷ NDT (khoảng 2.3 tỷ USD).

Ngoài việc kiến nghị đưa Trung tâm Kiểm nghiệm Vũ khí Thông thường vào trong “kế hoạch 5 năm lần thứ 14” ra, Khu A Lạp Thiện còn báo cáo đề nghị đưa “bãi thí nghiệm tổng hợp thông minh quốc gia” của khu thí nghiệm này vào trong ‘kế hoạch 5 năm lần thứ 14” của khu tự trị Nội Mông.

Nội dung xây dựng “bãi thí nghiệm tổng hợp thông minh quốc gia” bao gồm: môi trường thí nghiệm, cơ sở hạ tầng, đo đạc thử nghiệm, và xây dựng điều kiện đảm bảo kỹ thuật. Dự tính năm 2021 sẽ khởi công, tổng đầu tư dự toán là 12 tỷ NDT (khoảng 1.7 tỷ USD), cũng do Trung ương phân bổ tài chính.

Tin độc quyền: Tài liệu thiết kế tổng quát tiết lộ bí mật bị che giấu về chi phí quân sự của Trung Quốc

Trong thời gian dài, Hoa Kỳ và các quốc gia dân chủ chỉ trích chi tiêu quân sự thực tế của Trung Quốc vượt xa ngân sách công khai, nhưng Trung Quốc luôn phủ nhận. Lần này, The Epoch Times đã có được tài liệu Nội Mông, chứng thực điều mà Hoa Kỳ tố cáo, tức chi phí quân sự của Trung Quốc không minh bạch, đã che giấu rất nhiều những chi phí bí mật.

Tài liệu nội bộ ngày 9-6-2020 của Cục Thống kê Khu A Lạp Thiện “Thuyết minh tình hình về hạng mục xây dựng cơ sở hạ tầng căn cứ X và thống kê đầu tư tài sản cố định công trình quân dân lưỡng dụng”, không chỉ tiết lộ tình hình đầu tư tài sản cố định của các hạng mục quân dân lưỡng dụng “căn cứ X” (thực tế chính là Khu thí nghiệm A Lạp Thiện căn cứ 051), mà còn tiết lộ, chế độ thống kê của Trung Quốc đã quy định rõ, nội dung thống kê “không bao gồm công trình quân sự, quốc phòng và hạng mục phòng thủ nhân dân”.

Trong tài liệu của Cục thống kê Khu A Lạp Thiện đã tiết lộ, năm 2020 “công trình giai đoạn 1 xây dựng căn cứ này (xây tiếp), 3 hạng mục tiếp tục mới của bãi thí nghiệm xây dựng mới, tổng đầu tư theo kế hoạch là 1.25 tỷ NDT (khoảng 178 triệu USD)”. Nhưng “các hạng mục nói trên đầu là quốc phòng, công trình quân sự và công trình liên quan đến bí mật”, vì vậy “chiểu theo quy định của chế độ thống kê”, trừ các công trình đường xá đầu tư dự toán 19 triệu NDT (khoảng 2.7 triệu USD) ra, “các hạng mục công trình khác đều không được đưa vào thống kê tài sản đầu tư cố định”.

Vì vậy, trong các công trình quân sự ở Khu thí nghiệm A Lạp Thiện, Trung Quốc thực tế đầu tư 1.25 tỷ NDT (khoảng 178 triệu USD), gấp 66 lần kinh phí công khai (19 triệu NDT, khoảng 2.7 triệu USD).

Tài liệu của Cục thống kê Khu A Lạp Thiện còn tiết lộ rất nhiều bí mật liên quan đến chi phí quân sự của Trung Quốc.

Trong tài liệu thống kê của Cục thống kê có giải thích, các hạng mục đầu tư tài sản cố định cần “trước tiên nghiệm thu rồi sau đó mới báo cáo số liệu”, nhưng các hạng mục công trình quân sự quốc phòng vì liên quan đến bí mật, do đó không thể nào nghiệm thu được, nên cũng không thể nào báo cáo số liệu được.

Cục thống kê còn tiết lộ, các hạng mục liên quan đến bí mật là “do Ủy ban Khoa học Công nghiệp Quốc phòng hoàn thành đấu thầu nội bộ, yêu cầu chỉ được vận hành trong mạng lưới liên quan đến bí mật của căn cứ X, không được phép vận hành ở ngoài mạng (tức internet)”.

Căn cứ vào số liệu Bộ Tài chính Trung Quốc, năm 2020 chi tiêu ngân sách quốc phòng của Trung Quốc là 1,268 tỷ NDT (khoảng 181 tỷ USD).

Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) đã phân tích báo cáo chi tiêu quân sự của Trung Quốc nộp lên Liên Hợp Quốc từ năm 2010 đến 2019, đã phát hiện ra chi phí trang thiết bị là chi phí lớn nhất trong ngân sách quốc phòng của Trung Quốc. Năm 2017, chi phí này vượt quá 41% chi phi quân sự. CSIS còn chỉ ra rằng, số liệu chi phí quân sự của Trung Quốc mặc nhận đã bao gồm chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng quân sự.

Từ số liệu chính thức của Trung Quốc và nghiên cứu công khai trên có thể thấy, trong 1.25 tỷ NDT (178 triệu USD) đầu tư theo kế hoạch của Trung Quốc vào Khu thí nghiệm vũ khí A Lạp Thiện, chỉ có 19 triệu NDT (2.7 triệu USD) (thực tế hoàn thành là 19.14 triệu NDT) chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng được đưa vào thống kê, trở thành một phần của ngân sách quốc phòng công khai của Trung Quốc là 1,268 tỷ NDT (181 tỷ USD).

Nhà bình luận thời sự Lý Lâm Nhất phân tích rằng, bí mật của Trung Quốc được tiết lộ trong tài liệu thống kê Khu A Lạp Thiện, ví dụ như Trung Quốc chia ra làm nội mạng và ngoại mạng, không được phép thống kê các hạng mục công trình quân sự quốc phòng v.v., chính là để che giấu chi phí quân sự thực sự của Trung Quốc. Còn những công trình và chi phí như căn cứ 051 như thế này thì không biết là bao nhiêu, vì vậy chi phí quân sự chân thực của Trung Quốc nhất định vượt xa ngân sách quốc phòng công khai.

Đằng sau việc khu Nội Mông phát triển các công trình “quân dân lưỡng dụng” của Trung Quốc

“Báo cáo công tác chính quyền năm 2018 của Khu A Lạp Thiện” đã đề ra phát triển các công trình “quân dân lưỡng dụng”, gọi là “Trung ương rất coi trọng công tác xây dựng công trình “quân dân lưỡng dụng”.

Trong báo cáo công tác năm 2018 của Khu A Lạp Thiện đã chỉ ra, chủ yếu nắm chắc mấy hạng mục công tác sau: “Thứ nhất là thúc đẩy xây dựng khu sáng tạo công nghệ và phóng tàu vũ trụ quốc tế căn cứ 20”; “thứ 2 là thúc đẩy xây dựng các hạng mục giai đoạn 1 khu công nghệ quốc phòng và mở rộng đường ray trượt tên lửa khu thí nghiệm A Lạp Thiện căn cứ 051”; “thứ 3 là dốc sức khởi động tiếp tục xây dựng căn cứ thiết bị bay không gian gần”.

Báo cáo này đề cập “căn cứ 20” chính là Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền, cũng gọi là căn cứ huấn luyện thí nghiệm thứ 20, còn “căn cứ thiết bị bay không gian gần” chính là căn cứ chế tạo phi thuyền Nội Mông ở thị trấn Ba Ngạn Hạo Đặc, Khu A Lạp Thiện.

Bất kể là căn cứ 20, căn cứ 510 hay căn cứ phi thuyền, Trung Quốc thúc đẩy những công trình quân dân lưỡng dụng này, thực tế đều là đặt trọng tâm vào mục đích quân sự, chủ yếu đều là các công trình liên quan đến bí mật không được phép công khai.

Ngày 1/9 năm nay, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã phát hành “Báo cáo sức mạnh quân sự Trung Quốc 2020” mới nhất, đã phơi bày toàn bộ dã tâm quân sự của Trung Quốc. Lầu Năm Góc đã chỉ ra rằng, Trung Quốc lợi dụng sách lược quân dân lưỡng dụng, không chỉ sử dụng lượng tài nguyên rất lớn để phát triển công nghệ quân sự, đồng thời còn gây sức ép cho các công ty tư nhân, các trường đại học và các chính quyền địa phương hợp tác với quân đội phát triển công nghệ tiên tiến.

Ông Lý Lâm Nhất bày tỏ, tư tưởng phát triển “quân dân lưỡng dụng” của Nội Mông, nhất là đầu tư về công nghệ vệ tinh và ray trượt tên lửa, đã chứng minh Trung Quốc đích thực lấy chiêu bài quân dân lưỡng dụng, dốc hết sức đạt được khả năng quân sự tiên tiến.

Biên tập: Trương Hiến Nghĩa 
Biên dịch: Thanh Phong 

Đăng theo etviet

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP