Phật nhìn nhân tâm, không thực tu sao thành chính quả?

Phật nhìn nhân tâm, không thực tu sao thành chính quả?

Phật nhìn nhân tâm, không thực tu sao thành chính quả?

Phật nhìn nhân tâm, không thực tu sao thành chính quả?

Phật nhìn nhân tâm, không thực tu sao thành chính quả?
Phật nhìn nhân tâm, không thực tu sao thành chính quả?
Thứ bảy, 28-12-2024 15:40, (GMT+07:00)
Phật nhìn nhân tâm, không thực tu sao thành chính quả?
13-09-2019 09:31

Những vụ việc người tu hành không hành xử đúng với đạo, thậm chí vi phạm luật pháp thỉnh thoảng lại bôi một vết nhơ lên cộng đồng tu luyện. Không phải Pháp không tốt, Đạo không hay, mà là người xuất gia chưa quyết tâm tu bỏ những tính xấu hoặc mục đích tu luyện chưa đúng đắn. Trong lịch sử đã ghi lại nhiều câu chuyện cảnh tỉnh người không thực tu vẫn còn nguyên giá trị.

Mới đây lại có vụ việc một người tu hành, chỉ vì xích mích trong khi tham gia giao thông mà đã gây gổ, tấn công làm hỏng tài sản của người khác. Là một công dân bình thường, tâm tính nóng nảy, hung hãn và vô lối đã là không thể chấp nhận được. Là người tu, thì càng không thể hành sự tùy tiện mà làm hoen ố tấm áo mình đang mang trên thân.

Từ cổ chí kim, người tu hành đều coi trong việc tu tâm dưỡng tính. Nhưng cũng có những người tu luyện vẫn lưu giữ những suy nghĩ không trong sạch. Câu chuyện được ghi chép trong lịch sử dưới đây cho thấy cuối cùng kết quả nào sẽ xảy ra khi người tu không chịu buông tâm xuống mà chỉ giả tu hình thức.

Thời Bắc Ngụy, trong ngôi chùa Sùng Chân, thành Lạc Dương có hòa thượng Huệ Ngưng, chết rồi sau bảy ngày còn sống lại. Khi sống lại, ông nói: “Diêm Vương đọc hồ sơ của ta, phát hiện nhìn nhầm tên, vì lẽ đó đem ta trở về”. Huệ Ngưng sau này đã kể lại chi tiết hơn về sự tình.

Ông nói lúc đó đến trước mặt Phán quan còn có năm vị hòa thượng khác. Một là hòa thượng Trí Thánh của chùa Bảo Minh, do ngồi thiền khắc khổ tu hành đã được lên Thiên Thượng. Hai là một hòa thượng của chùa Bàn Nhược do có thể đọc thuộc lòng bộ Kinh Niết Bàn 40 quyển, thực tu tinh tấn nên cũng được lên Thiên Thượng.

Ảnh minh họa: Xuehua.

Người thứ ba là hòa thượng Đàm Mô của chùa Dung Giác, vị này có thể giảng thuyết cả kinh Niết Bàn và Hoa Nghiêm, đến nghe ông giảng thường có hơn ngàn người mỗi lần. Nhưng Diêm Vương nhìn rõ chân tơ kẽ tóc, liền nói: “Trong khi giảng bài trong tâm ngươi luôn nghĩ về việc mình không như những người khác, lấy ngạo khí đối xử với vạn vật, đây là hòa thượng không có tiền đồ nhất. Ta hiện tại chỉ nhìn đã có thể biết ngươi không ngồi thiền tụng kinh, mặc kệ ngươi có giảng hay không giảng kinh”. Đàm Mô nhất thời đáp lại rằng: “Tôi chỉ thích giảng kinh, thực sự chưa quen tụng kinh”. Diêm Vương liền hạ lệnh, lập tức có mười người áo đen đem vị hòa thượng giải về phía Tây Bắc của căn phòng, nơi đó toàn một màu đen tối bao trùm, xem ra không phải là một nơi tốt lành gì.

Người thứ tư là Đạo Hoằng của chùa Thiện Lâm. Vị này nói mình đã dạy được bốn thế hệ đồ đệ và làm nên mười bức tượng Phật. Ông ấy nghĩ mình có thể lên Thiên Thượng. Thế nhưng Diêm Vương lại nói: “Người xuất gia nhất định phải chuyên tâm thủ đạo, toàn tâm toàn ý ngồi thiền tụng kinh, mặc kệ thế sự, không làm vì truy cầu. Ngươi tuy rằng đúc tượng Phật nhưng lại là vì muốn lấy tài vật của người khác, lấy được tài vật rồi sẽ sản sinh lòng tham, có lòng tham chính là không loại trừ tam độc (tham, sân, si), không loại trừ tam độc sẽ có phiền não”. Ông này sau đó cũng bị đưa vào phòng tối.

Người thứ năm là Bảo Minh của chùa Linh Giác. Vị này nói trước khi tu luyện đã từng là Thái thú Lũng Tây, chính là người xây nên chùa Linh Giác, sau đó xuất gia tu Phật. Tuy rằng không ngồi thiện tụng kinh, nhưng có thể lễ bài đúng hạn. Diêm Vương ra phán quyết đối với vị này rằng: “Lúc ngươi làm Thái thú, làm trái đạo lý, ăn hối lộ, mượn danh nghĩa sửa chùa, trắng trợn cướp đoạt mồ hôi nước mắt của nhân dân. Ngôi chùa này dựng được cũng không phải công lao của ngươi, không cần tự mình khoe thành tích”. Sau đó y cũng bị những người áo đen giải về phòng tối.

Ảnh minh họa: Tinmoi.

Thái hậu nước Tây Ngụy (một triều đại thuộc thời Nam Bắc triều) nghe Huệ Ngưng nói bán tín bán nghi, liền phái Thị lang Hoàng Môn đi điều tra về các vị hòa thượng trong câu chuyện kia. Khi đi xem xét, quả thật có những ngôi chùa và những vị hòa thượng tên như vậy tồn tại ở trong thành. Thái hậu lúc này mới tin tưởng nhân quả là chân thật, bèn mời 100 vị hòa thượng trường kỳ tụng niệm ở trong cung. Đồng thời, bà cũng ban bố lệnh cấm các nhà sư đi quyên góp tài vật đúc tượng Phật. Ngoài ra, triều đình còn chiêu cáo rằng nếu có người muốn quyên tặng làm tượng Phật thì tự họ có thể làm tượng mà không cần nhờ thầy chùa. 

Hòa thượng Huệ Ngưng sau đó cũng lên núi Bạch Lộc ẩn cư tu luyện. Khắp một vùng kinh thành từ đó các hòa thượng đều chuyên tâm ngồi thiện tụng kinh, tăng cường tu luyện bản thân.

Chuyện cũ này được lưu lại cũng là để đánh thức người tu hành, thực hành cải thiện bản thân, tu tâm tính là điều quan trọng, những việc làm hình thức khác cũng như ảo mộng. Phật chỉ nhìn nhân tâm, không nhìn những thành tích bề mặt. Đừng chỉ tìm tới cửa Phật để cầu mong một lối thoát, chờ đợi phúc báo, thành tựu mà không thực tâm tu bỏ tâm xấu. Nếu còn lợi dụng việc tu hành để kiếm tiền, kiếm danh từ sự sùng bái, tín ngưỡng của quần chúng thì còn đắc trọng tội. Đừng thấy nhân tình thế thái hữu hạn mà coi thường hậu họa. Nhân sinh vô thường, có rất nhiều điều ta không biết nhưng bi thảm có lẽ đang chờ đợi sẵn rồi. 

Theo Đại Kỷ Nguyên

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP