Phát ngôn 3 phút bị gán tội 20 năm, sau bình phản, Chu Dung Cơ một lời cũng không nói

Phát ngôn 3 phút bị gán tội 20 năm, sau bình phản, Chu Dung Cơ một lời cũng không nói

Phát ngôn 3 phút bị gán tội 20 năm, sau bình phản, Chu Dung Cơ một lời cũng không nói

Phát ngôn 3 phút bị gán tội 20 năm, sau bình phản, Chu Dung Cơ một lời cũng không nói

Phát ngôn 3 phút bị gán tội 20 năm, sau bình phản, Chu Dung Cơ một lời cũng không nói
Phát ngôn 3 phút bị gán tội 20 năm, sau bình phản, Chu Dung Cơ một lời cũng không nói
Thứ bảy, 28-12-2024 14:26, (GMT+07:00)
Phát ngôn 3 phút bị gán tội 20 năm, sau bình phản, Chu Dung Cơ một lời cũng không nói
06-04-2022 15:05

Chu Dung Cơ rốt cuộc đã nói gì? Ở tuổi 29, ông ta đã bị hoạch tội chỉ vì ngôn luận! Chỉ 3 phút thượng đài, liền bị gán 20 năm "cánh hữu"! (Được cung cấp bởi "Trăm năm chân tướng")

Vào tháng 3 năm 1998, trong cuộc họp báo đầu tiên sau khi giữ chức Thủ tướng Quốc vụ viện ĐCSTQ, Chu Dung Cơ dồn dập tiếp xúc với giới truyền thông, nói chuyện vui vẻ. Lúc này, một phóng viên Mỹ hỏi ông về kinh nghiệm làm “phái hữu”, sắc mặt Chu Dung Cơ đột ngột thay đổi. Ông điều ngôn chuyển giọng: “Tôi không muốn nhắc lại sự tình này.”

Xem thêm nhiều bài viết về sự thật tại đây 

Đây là câu chuyện quá khứ của Chu Dung Cơ, nguyên Ủy viên Thường vụ Cục Chính trị kiêm Thủ tướng Quốc vụ viện ĐCSTQ, bị đả thành “hữu phái”.

Theo Cao Cương tiến Bắc Kinh 

Chu Dung Cơ, người Trường Sa, Hồ Nam, được cho là hậu duệ của Chu Nguyên Chương, vị hoàng đế khai quốc triều Minh. Cha ông mất trước khi ông sinh ra; đến năm ông 12 tuổi, mẹ ông cũng qua đời. Chu Dung Cơ từ nhỏ đã không còn cha mẹ, cũng không có anh em tỷ muội, ông được người chú thứ ba Chu Khoan Tuấn và người chú thứ năm Chu Học Phương nuôi dưỡng thành người.

Sau khi tốt nghiệp Trường Trung cấp số 1 Trường Sa năm 1947, Chu Dung Cơ được nhận vào Khoa Điện của Đại học Thanh Hoa với thành tích đứng nhất tỉnh Hồ Nam. Tại Đại học Thanh Hoa, ông giữ chức Chủ tịch Hội tự trị sinh viên, kết bạn với Lao An, người sau này là vợ ông, và gia nhập ĐCSTQ vào tháng 10 năm 1949.

Sau khi tốt nghiệp đại học năm 1951, Chu Dung Cơ được phân phối về làm việc tại Phòng kế hoạch sản xuất thuộc Bộ Kế hoạch Công nghiệp Đông Bắc, và được Mã Hồng, đương thời là Ủy viên kiêm Phó bí thư Cục Đông Bắc Trung ương ĐCSTQ. Đến năm công tác thứ hai, ông được Mã Hồng tiến cử, thăng nhậm Phó chủ nhiệm Phòng kế hoạch sản xuất, cấp phó khoa.

Tháng 11 năm 1952, ĐCSTQ thành lập Ủy ban Kế hoạch Quốc gia. Lúc đó, Cao Cương, bí thư Cục Đông Bắc, được điều động đến Bắc Kinh làm giám đốc Ủy ban Kế hoạch Nhà nước. Hơn 100 người từ Cục Đông Bắc đã đến Bắc Kinh cùng với Cao Cương, bao gồm cả Mã Hồng và Chu Dung Cơ. Mã Hồng được bổ nhiệm làm Phó bí thư của Ủy ban Kế hoạch Quốc gia, và Chu Dung Cơ trở thành tổ trưởng Tổ tổng hợp của Cục Nhiên liệu thuộc Ủy ban Kế hoạch Nhà nước. Năm 1954, Chu Dung Cơ được điều sang nhậm chức Tổ trưởng Tổ tổng hợp Cục Tổng hợp Công nghiệp thuộc Ủy ban Kế hoạch. Sau này, đảm nhiệm chức bí thư, thay cho phó chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch; và sau đó, giữ chức Phó sở trưởng Sở tổng hợp Tổng cục Cơ giới của Ủy ban Kế hoạch Quốc gia.

Bài phát biểu 3 phút

Vào mùa xuân năm 1957, Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ đề xuất mở cửa chỉnh phong, cho phép những nhân sĩ ngoài đảng cố vấn cho ĐCSTQ, nhiều lần yêu cầu mọi người nói lời thật, còn nói “ngôn giả vô tội” (người nói vô tội). Một số nhân sĩ dân chủ và phần tử trí thức ngoài đảng không kìm được, đã hết lần này đến lần khác thuyết phục, bày tỏ ý kiến ​​với tư cách “người phản biện”. Sau đó, ĐCSTQ cũng hô hào những nhân sĩ trong đảng đưa ra ý kiến, tuyên bố rằng điều này sẽ giúp đảng thoát khỏi chủ nghĩa chủ quan, chủ nghĩa bè phái và chủ nghĩa quan liêu.

Dưới bầu không khí chung, tổ đảng của Ủy ban Kế hoạch Quốc gia cũng tổ chức một hội nghị chuyên đề, và sau đó chủ nhiệm đương thời Lý Phú Xuân đã đích thân đến hội nghị cổ động mọi người tự do phát biểu. Sau đó, các phòng của Ủy ban Kế hoạch Quốc gia lần lượt tổ chức các hội nghị chuyên đề khác nhau. Chu Dung Cơ lúc đầu không phát biểu. Để tránh cảnh hội trường nguội lạnh, có lãnh đạo đã ba lần khích ông phát biểu, nói ông là bí thư thành viên tổ đảng của Ủy ban Kế hoạch Quốc gia, ông không đề xuất ý kiến thì ai dám đây? Nhất định yêu cầu ông đề xuất. Vì vậy, Chu Dung Cơ, 29 tuổi, đã đứng lên và phát biểu trong 3 phút.

Bài phát biểu này được đưa vào cuốn sách “Ghi chép bài phát biểu của Chu Dung Cơ tại Thượng Hải”. Chu Dung Cơ đề cập đến việc một số lãnh đạo của Ủy ban Kế hoạch Quốc gia và các Ủy ban kế hoạch cấp tỉnh, thành, địa phương thường không thực hiện nghiêm túc việc điều tra, nghiên cứu khi xây dựng kế hoạch và ngân sách, chỉ nhìn báo cáo của cấp dưới, chỉ căn cứ số liệu cấp dưới đưa ra, so với tình huống thực tế thì sai khác rất lớn. Hiện tượng chủ nghĩa chủ quan này ngày càng sinh sôi lan rộng, đối với công tác của Ủy ban Kế hoạch Quốc gia chỉ có hại mà không có lợi. Đương thời, phát ngôn của ông được coi là có lợi đối với “giúp đảng chỉnh phong”, được mọi người tán đồng.

Nhưng không lâu sau, phong vân đột biến. Vào ngày 8 tháng 6 năm 1957, ĐCSTQ đã ban hành một chỉ thị nội bộ “Về việc tổ chức lực lượng chuẩn bị phản kích sự tấn công của những phần tử hữu phái”. Cùng ngày, Nhân dân Nhật báo đã đăng một bài xã luận với tiêu đề “Là vì sao?”. Tiếp đó, một “vận động phản hữu phái” đại quy mô đã bạo phát nhằm thanh trừng phần tử trí thức trong và ngoài đảng, và ít nhất 55 vạn phần tử trí thức bị gán cho cái gọi là “phái hữu”.

Dưới áp lực từ giới tối cao tầng của ĐCSTQ, Ủy ban Kế hoạch Quốc gia cũng bắt đầu tiến hành bài xích và điều tra các phát ngôn được đưa ra trong “giúp đảng chỉnh phong”. Họ điều tra tới lui, cuối cùng phát hiện phát ngôn của Chu Dung Cơ có thể được tính là ngôn luận “hữu phái”. Ngoài ra, ông bình thường phát ngôn có góc có cạnh, thậm chí đôi khi bới móc, đắc tội với không ít lãnh đạo. Theo cách này, vào tháng 1 năm 1958, Chu Dung Cơ bị đả thành “phần tử hữu phái”.

Theo báo cáo của Tuần san phương Nam (Southern Weekly) vào ngày 2 tháng 11 năm 2007, một vị đồng nghiệp của Chu Dung Cơ sau này hồi ức lại, nói: “Ông ấy bị hoạch tội sai, đáng lẽ đã không có tên ông ấy ở đó, nhưng khi đó hoạch định hữu phái là có chỉ tiêu, nhất thời không tìm thấy đủ người, liền lôi ông ấy ra.” “Đối với việc ông ấy bị đả thành hữu phái, tôi không ngạc nhiên. Ông ấy là người Hồ Nam, có tính khí quật cường của một người Hồ Nam, trực ngôn, không biết cúi đầu.” 

Sau khi Chu Dung Cơ bị gán hữu phái, ông không thể trở thành bí thư lãnh đạo, còn bị triệt tiêu chức vụ Phó sở trưởng, giáng chức hai cấp hành chính và khai trừ đảng tịch – hình phạt cao nhất trong đảng. Từ đó, một chiếc mũ lớn “phần tử hữu phái” đã bị chụp lên đầu ông, trong suốt 20 năm.

20 năm từng trải hữu phái

Đoạn quá khứ này lần đầu tiên được Chu Dung Cơ tiết lộ tại Đại hội Nhân dân Thượng Hải vào ngày 25 tháng 4 năm 1988. Đương thời, khi Đại hội nhân dân bầu chọn thị trưởng, ông là một ứng cử viên, hướng về các đại biểu khác giới thiệu sơ lược về bản thân mình, về tình huống bị đả thành hữu phái. Cuốn sách “Những dấu ấn nhỏ trong quá khứ”, đã đặc biệt ghi lại kinh nghiệm của những người bị coi là phần tử hữu phái, cũng giới thiệu những kinh nghiệm tương quan của ông.

Trong một hoặc hai năm đầu tiên bị gán hữu phái, Chu Dung Cơ đầu tiên bị đưa đến một nông trường để “cải tạo lao động” trong một thời gian, sau đó, bị điều đến một trường trung học trực thuộc Ủy ban Kế hoạch Quốc gia, dạy cho một số lão cán bộ các môn toán lý hóa và Anh ngữ.

Đầu những năm 1960, ông trở lại cơ quan Ủy ban Kế hoạch Nhà nước. Vào niên đại đó, phần tử hữu phái chính là “những người đảng không tín nhiệm”, vì vậy Chu Dung Cơ sau khi trở về không được giao bất kỳ chức vụ hành chính nào, mà chỉ nhận chức danh công trình sư. Năm 1962, ông vì cái gọi là “cải tạo tư tưởng tốt”, cái mũ “hữu phái” đã được cởi, được điều đến Cục Kinh tế tổng hợp Quốc dân thuộc Ủy ban Kế hoạch Quốc gia công tác. Thế nhưng, cái mũ trầm trọng kia vừa được cởi ra, thì lại bị thay vào một cái mũ mới, đó là gì? Gọi là “trích mạo hữu phái” – trong chính trị thì thuộc về “đối tượng nội khống” (đối tượng bị khống chế nội bộ), cũng là không thể được trọng dụng.

Vào giữa “Cách mạng Văn hóa”, năm 1970, Chu Dung Cơ lại bị đẩy đến “Trường Thiếu sinh quân 7 tháng 5” do Ủy ban Kế hoạch thành lập ở Tương Phàn, Hồ Bắc, lại thêm 5 năm nữa. Lúc đó, công việc chủ yếu của ông là lao động chân tay, như trồng lúa mì, bông, chăn gia súc, cừu và chăn nuôi lợn, ông còn từng làm đầu bếp. Khi Chu Dung Cơ nói về đoạn thời gian này trong quá khứ, ông nói rằng ông đã tiếp xúc với rất nhiều rất nhiều người ở tầng cơ sở nhất, học được một số điều mà trước đây ông không hiểu, và lý giải được trực tiếp hơn và thâm sâu hơn về nỗi khổ của lão bách tính.

Năm 1975, sau khi Đặng Tiểu Bình, người bị đả đảo vì bị gán “phái đương quyền đi theo con đường tư bản chủ nghĩa thứ hai trong nội bộ đảng” trong thời kỳ đầu của Cách mạng Văn hóa, được phục xuất công tác, Chu Dung Cơ trở về Bắc Kinh, được bổ nhiệm vào một đơn vị trực thuộc của Cục Đường ống của Bộ Công nghiệp Dầu khí, đặt tại Hà Bắc, là Công ty công trình thông tấn điện lực Lang Phường, Hà Bắc.

Ông trước sau giữ chức vụ phó chủ nhiệm văn phòng công ty và phó chủ nhiệm công trình sư. Theo cấp hành chính của ĐCSTQ, công ty này thuộc đơn vị cấp phòng, phó chủ nhiệm văn phòng tương đương cấp phó khoa. Tính đến thời điểm này, đã 24 năm Chu Dung Cơ tham gia công tác. Hai mươi bốn năm đã qua, ông năm 47 tuổi lại về cấp phó khoa. Công ty công trình thông tấn là một đơn vị công trình, đặc điểm công tác chính là thường xuyên thi công dã ngoại. Chu Dung Cơ từng công tác ở Phòng điều độ, là người chịu trách nhiệm kỹ thuật trong đội. Đương thời, ông thường phải lưu động, địa điểm công trình dầu khí nằm ở đâu, thì phải đến nơi đó lắp đặt dây điện, lắp đặt trạm biến áp, và dành nhiều thời gian ở bên ngoài hơn là ở cơ quan.

Cũng có một số người tìm đến ông để bàn việc, nhưng nếu không đúng với nguyên tắc, ông ấy sẽ không bàn. “Không làm được là không làm được” là một cụm từ ông thường nói, vì vậy ông lại đắc tội nhiều người. Khi ông rời Lang Phường và được điều chuyển trở lại Bắc Kinh, trong cả trăm người của đơn vị, chỉ có một lão nhân tống tiễn.

Ám khói tan, ngồi im lặng, một lời không nói

Năm 1978, lãnh đạo cũ của Chu Dung Cơ, Mã Hồng, đảm nhiệm Sở trưởng Sở Kinh tế Công nghiệp thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc. Mã Hồng thiếu thủ hạ, điều ông trở lại Bắc Kinh để làm chủ nhiệm văn phòng nghiên cứu trực thuộc Sở. Vào ngày 4 tháng 4 cùng năm, Ủy ban Trung ương ĐCSTQ đã chuyển phát “Báo cáo thỉnh thị liên quan đến xóa bỏ toàn bộ cái mũ phần tử hữu phái”, vậy là, đến tháng 9, 20 năm “vấn đề hữu phái” của Chu Dung Cơ cuối cùng đã kết thúc.

Vào ngày chính thức được bình phản, một vị phụ trách phòng tổ chức của Viện Khoa học xã hội Trung Quốc đã long trọng lấy ra những tài liệu trong túi hồ sơ xác định ông là “phần tử hữu phái” cùng quyết định xử phạt khai trừ đảng tịch, và đốt cháy nó. Chu Dung Cơ nhìn những mảnh giấy ghi “tội hành phản Đảng” của mình biến thành tro trong lửa, không nói một lời.

Có lẽ, so với những “phần tử hữu phái” khác, Chu Dung Cơ đã được tính là “may mắn”. Ví dụ, từ tháng 10 năm 1957 đến cuối năm 1960, hơn 3.000 người bị gọi là “phần tử hữu phái” đã bị đày ải từ khắp Cam Túc đến nông trường Giáp Biên Câu dưới chân núi Kỳ Liên. Tại hoang mạc Qua Bích, những cựu khoa học gia, công trình sư và tiến sĩ này đã bị tra tấn bằng cách bỏ đói, cơ hàn đói khát đến mức tôn nghiêm vô toàn, thậm chí còn xảy ra thảm kịch “ăn thịt đồng loại”, cuối cùng chỉ còn chưa đầy 500 người may mắn sống sót.

Rất nhiều sự tình hoang đường đã từng xảy ra không xa ngày hôm qua, rất nhiều chân tướng đã bị cố tình che đậy. Vì thời gian có hạn, chúng tôi sẽ cùng với quý vị tiếp tục khôi phục lại lịch sử chân thực trong các chương trình sau.

Xem thêm: 

VIDEO: Lãnh thổ Trung Quốc bị Giang Trạch Dân bán đứng

 

Theo Epoch Times
Mộc Lan biên dịch

Đăng theo ĐKN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP