Phát hiện hóa thạch “Kiến địa ngục” 99 triệu năm tuổi

Phát hiện hóa thạch “Kiến địa ngục” 99 triệu năm tuổi

Phát hiện hóa thạch “Kiến địa ngục” 99 triệu năm tuổi

Phát hiện hóa thạch “Kiến địa ngục” 99 triệu năm tuổi

Phát hiện hóa thạch “Kiến địa ngục” 99 triệu năm tuổi
Phát hiện hóa thạch “Kiến địa ngục” 99 triệu năm tuổi
Thứ bảy, 04-01-2025 16:37, (GMT+07:00)
Phát hiện hóa thạch “Kiến địa ngục” 99 triệu năm tuổi
17-08-2020 19:24

Một mẫu hóa thạch 99 triệu năm tuổi được khai quật ở Myanmar phát hiện một loài sinh vật mới có tên “kiến địa ngục”, với miệng kim loại gai góc dùng để hút máu con mồi.

 

Mẫu hóa thạch 99 triệu năm tuổi được khai quật ở Myanmar phát hiện một loài sinh vật mới có tên “kiến địa ngục”. (Ảnh qua Phys.org)

Nhựa cây hóa thạch, hay hổ phách đã mang lại cho chúng ta nhiều kiến thức về những loài sinh vật từng tồn tại cách đây cả chục triệu năm.

Trong những phát hiện được công bố trên tạp chí Current Biology, các nhà nghiên cứu từ Viện Công nghệ New Jersey (NJIT) – Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc đã công bố: Họ phát hiện hóa thạch 99 triệu năm tuổi ở Myanmar, có chứa một sinh vật dài chưa đến 3cm từ thời đại khủng long – Kỷ Phấn Trắng. 

Giới khoa học mô tả, hóa thạch là bức tranh sống động nhất về cách loài kiến địa ngục kiếm ăn.

Dàn vũ khí của kiến địa ngục

Loại kiến địa ngục này dùng bộ phận giống như sừng gai góc để nhốt chặt con mồi, đây là một loài họ hàng hiện đã tuyệt chủng của loài gián ngày nay. 

Kiến địa ngục đã tuyệt chủng trước khi tổ tiên của loài kiến hiện đại xuất hiện. (Ảnh qua TTVN)

Không may cho nó, khi đang tấn công con mồi thì bị nhựa cây rơi trúng, do đó cả hai mãi mãi bị lưu lại bên trong miếng hổ phách.

Kiến địa ngục này được xác định có tên Ceratomyrmex ellenbergeri – là một trong 16 loài kiến địa ngục được giới nghiên cứu phát hiện trên thế giới.

Đặc điểm của chúng là “hàm (miệng) mở theo chiều dọc có thành phần kim loại kỳ lạ”. Kiến địa ngục đã tuyệt chủng trước khi tổ tiên của loài kiến hiện đại xuất hiện. Thay vì có càng hướng xuống, chúng lại có lưỡi hái to hướng lên, sắc nhọn như gươm – một đặc điểm không thể thấy ở các loài kiến ngày nay.

Ông Phillip Barden – người dẫn đầu nhóm nghiên cứu thuộc Viện công nghệ New Jersey cho biết: “Kể từ khi con kiến địa ngục đầu tiên được khai quật khoảng 100 năm trước, đã có nhiều câu hỏi đặt ra liên quan đến sự khác biệt của loài kiến này với các loài kiến hiện nay. Và hóa thạch này đã tiết lộ cơ chế đằng sau cái gọi là thí nghiệm tiến hóa. Mặc dù đã có rất nhiều thí nghiệm được đưa ra dựa vào hồ sơ hóa thạch, nhưng chúng ta vẫn không có bức tranh rõ ràng về con đường tiến hóa của chúng”.

Hóa thạch cho thấy: Giả thuyết của các nhà khoa học về cách thức hoạt động của tổ kiến địa ngục là hợp lý. Hàm của chúng hướng lên trên là để cơ mồm có thể di chuyển lên xuống, đặc điểm này hoàn toàn trái ngược với các loài kiến và côn trùng khác.

Ông nói: “Mặc dù có hàng ngàn loài kiến săn mồi, nhưng không có loài kiến nào bắt mồi theo cách này. Nghĩa là không có loài kiến thời nay nào có sừng hoặc hàm dưới theo kiểu này. Về cơ bản, con mồi sẽ bị chiếc sừng dài và hàm dưới của con kiến địa ngục kẹp quanh cổ trước khi nhận một vết chích gây tê liệt. Chúng tôi nghĩ rằng, kiến địa ngục có những chuyển động cơ bắp rất nhanh”.

Hàm của chúng hướng lên trên để cơ mồm có thể di chuyển lên xuống, đặc điểm này hoàn toàn trái ngược với các loài côn trùng khác. (Ảnh qua Zerouno TV)

Sở hữu “Chiếc sừng gia cố” bằng kim loại đặc biệt

Nhóm nghiên cứu của Barden cho rằng, khả năng bắt mồi có thể giải thích sự đa dạng phong phú của 16 loài kiến ​​địa ngục được xác định từ trước đến nay. 

Một số con có sừng dài, không có vũ khí chiến đấu như loài Ceratomyrmex có thể bắt được con mồi từ bên ngoài, trong khi các loài kiến ​​địa ngục khác như Linguamyrmex vladi hay “Vlad the Impaler” được phát hiện vào năm 2017, thì đã sử dụng một chiếc sừng gia cố bằng kim loại trên đầu để đâm chết con mồi.

Mặt dưới chiếc sừng trên đầu của chúng “được gia cố bởi các hạt kim loại”, cho thấy con vật này có thể thu gom thành phần kim loại từ thức ăn, và tái phân bổ đến các bộ phận cơ thể cần được gia cố.

Các loài côn trùng nổi tiếng với khả năng thu gom kim loại – cụ thể là canxi, mangan, kẽm và sắt – ở ống đẻ trứng hay càng, nhằm gia tăng độ cứng và giảm mài mòn. Việc có sừng gia cố kim loại sẽ cho phép loài kiến địa ngục chịu được con mồi giãy giụa, chiến đấu và giúp đâm xuyên qua cơ thể miếng mồi dễ dàng hơn.”

Côn trùng được tìm thấy trong hóa thạch là lời nhắc nhở rằng, ngay cả những loài phổ biến và quen thuộc như kiến ​​hiện nay cũng đã từng trải qua thời kỳ tuyệt chủng”. (Ảnh qua Pinterest)

Suy đoán về mục đích thu thập kim loại của loài kiến này, ông Vincent Perrichot ở đại học Rennes đã có một bài viết đăng trên tạp chí Current Biology. Ông tin rằng “kim loại giúp cho cái sừng không bị hư hỏng.” Ông Barden cũng đồng tình với điều này, “có lý khi gia cố chiếc sừng vì nó sẽ chịu nhiều áp lực liên tục khi phối hợp với những chiếc càng”, ông Barden nói.

Phát hiện trên giúp giải thích cho nhiều nghi vấn xung quanh thói quen kiếm ăn của các loài kiến thời xưa. Nhóm nghiên cứu hy vọng, phát hiện mới của họ sẽ giúp điều tra nguyên nhân vì sao một số loài bị tuyệt chủng, trong khi các loài khác vẫn có thể tồn tại và tiến hóa đến ngày nay.“Hơn 99% tất cả các loài từng sống đã tuyệt chủng, khi hành tinh của chúng ta đang trải qua sự kiện bị hủy diệt lần thứ 6. Điều quan trọng là chúng ta phải nghiên cứu, và tìm hiểu xem điều gì giúp một số loài vẫn có thể tồn tại, trong khi những loài khác lại bị tuyệt chủng. Tôi nghĩ côn trùng được tìm thấy trong hóa thạch là lời nhắc nhở rằng, ngay cả những loài phổ biến và quen thuộc như kiến ​​hiện nay cũng đã từng trải qua thời kỳ tuyệt chủng”, Barden chia sẻ.

An Nhiên (Theo Vision Times)

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP