Phát hiện các đập nước Trung Quốc cố ý trữ lượng lớn nước trong thời điểm Việt Nam hạn hán nghiêm tr

Phát hiện các đập nước Trung Quốc cố ý trữ lượng lớn nước trong thời điểm Việt Nam hạn hán nghiêm tr

Phát hiện các đập nước Trung Quốc cố ý trữ lượng lớn nước trong thời điểm Việt Nam hạn hán nghiêm tr

Phát hiện các đập nước Trung Quốc cố ý trữ lượng lớn nước trong thời điểm Việt Nam hạn hán nghiêm tr

Phát hiện các đập nước Trung Quốc cố ý trữ lượng lớn nước trong thời điểm Việt Nam hạn hán nghiêm tr
Phát hiện các đập nước Trung Quốc cố ý trữ lượng lớn nước trong thời điểm Việt Nam hạn hán nghiêm tr
Thứ sáu, 27-12-2024 02:12, (GMT+07:00)
Phát hiện các đập nước Trung Quốc cố ý trữ lượng lớn nước trong thời điểm Việt Nam hạn hán nghiêm trọng...
16-04-2020 10:32

Bằng việc xây dựng các đập thủy điện trên sông Mê Kông, Trung Quốc đã định hình lại nền kinh tế của năm quốc gia dọc theo hạ lưu sông Mê Kông, buộc các nước này phải phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc. (Ảnh tổng hợp)

Một nghiên cứu của Mỹ dựa trên các dữ liệu thu thập từ vệ tinh cho thấy, 11 đập thủy điện của Trung Quốc đã tích trữ một lượng lớn nước trong thời điểm hạn hán đang gây thiệt hại nghiêm trọng tại các quốc gia thuộc hạ lưu sông Mê Kông, trong đó có Việt Nam…

Trong khi các đập Trung Quốc xả nước “nhỏ giọt” khiến tình trạng hạn mặn tại Việt Nam vượt mốc lịch sử 2016, buộc 5 tỉnh miền Tây phải công bố tình huống thiên tai cấp độ 1, thì Trung Quốc lại đột ngột tăng kim ngạch nhập khẩu gạo từ Việt Nam lên đến hơn 700% trong hai tháng đầu năm 2020, vào thời điểm dịch COVID-19 bùng phát tại quốc gia này.

Trung Quốc xây đập để làm gì?

Chiếm trọn sự chú ý của người dân thế giới lúc này chính là sự hoành hành của dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán, và người dân Việt Nam cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, bên cạnh nỗi lo về sự nguy hiểm của virus Trung Quốc, người dân miền Tây sông nước còn phải đối mặt với một hiểm họa khác: Mùa hạn mặn.

Theo nhận định của các chuyên gia, năm 2020, hạn hán, xâm nhập mặn được cho là khốc liệt chưa từng có trong lịch sử. Hơn 20 triệu người dân ĐBSCL đang phải đối diện với hạn mặn càn quét khắp nơi, trong đó 5 tỉnh là Bến Tre, Tiền Giang, Kiên Giang, Cà Mau và Long An đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp thiên tai. 

Sông cạn trơ đáy ở miền Tây, chiếc xà lan chuyên chở người qua sông bị mắc cạn. (Ảnh chụp video)
Sông cạn trơ đáy ở vùng đồng bằng sông Cửu Long thuộc miền Tây Nam Bộ, chiếc xà lan chuyên chở người qua sông bị mắc cạn. (Ảnh chụp video)

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tính đến tháng 2/2020, miền Tây đã mất trắng khoảng 20.000 ha lúa do hạn mặn. Không chỉ có vựa lúa gạo lớn nhất cả nước đang đối mặt với thách thức lớn, mà hạn mặn còn gây ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt của người dân nơi đây, khi có tới 96.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt. 

Ngoài những nguyên nhân như biến đổi khí hậu, sử dụng thuốc trừ sâu phân bón bừa bãi thì nổi lên một nguyên nhân quan trọng khác dẫn đến thảm họa này. Theo ông Trần Bá Hoằng, Viện trưởng Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam cho biết phải kể đến việc Trung Quốc đã liên tục vận hành các đập thủy điện đã làm thay đổi dòng chảy, ảnh hưởng đến hạ lưu, làm mặn xâm nhập sớm, sâu hơn trên diện rộng của hệ thống sông, kênh rạch”. 

Sông Mê Kông chảy qua Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam trước khi đổ ra biển. Ông Brian Eyler, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á tại Trung tâm nghiên cứu Stimson (Mỹ) cho biết, Trung Quốc xây đập thủy điện chưa hẳn nhằm mục đích hoàn toàn khai thác thủy điện mà còn nhằm tích trữ nước trong tương lai. 

Theo ông Eyler, vào mùa mưa, Trung Quốc chỉ “đóng góp” điều chỉnh lưu lượng nước chỉ vào khoảng 7%. Nhưng trong mùa khô, sự đóng góp của Trung Quốc là rất lớn vì phần lớn nước đến từ các sông băng tan chảy trên dãy Hymalaya.

Vì vậy, Trung Quốc có thể đóng góp tới 40% lượng nước đến hạ lưu sông Mê Kông. Trong thời điểm hạn hán khắc nghiệt, Trung Quốc kiểm soát tới 50% lượng nước chảy đến các quốc gia ở hạ nguồn Mê Kông. 

Trung Quốc có nguy cơ thiếu nước ngọt trầm trọng trong ba thập kỷ tới. Do đó việc xây đập không hoàn toàn để khai thác thủy điện mà còn dùng cho tích trữ nước trong tương lai. (Ảnh: Wikipedia)
Trung Quốc có nguy cơ thiếu nước ngọt trầm trọng trong ba thập kỷ tới. Do đó việc xây đập không hoàn toàn để khai thác thủy điện mà còn dùng cho tích trữ nước trong tương lai. (Ảnh: Wikipedia)

Thể hiện quyền kiểm soát nguồn nước

Hạn hán nghiêm trọng trong năm 2019 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành nông nghiệp và đánh bắt cá ở Việt Nam, Lào, Thái Lan, Campuchia và Myanmar. Các chuyên gia cho rằng, ngoài lý do biến đổi khí hậu thì một trong những “thủ phạm” chính gây ra tình trạng này chính là 11 con đập của Trung Quốc ở thượng nguồn sông Mê Kông - nơi Trung Quốc gọi là sông Lan Thương.

Dòng Mê Kông phải oằn mình bởi phong trào cải tạo thiên nhiên “đắp đập ngăn sông”, trong đó Trung Quốc đóng góp cả chục con đập. 

Tuy nhiên, thay vì xây đập ở các nhánh phụ, Trung Quốc lại xây đập trên dòng chính của sông Mê Kông, mặc kệ tình cảnh “bi đát” của các nước ở hạ nguồn. Có thể nói, Trung Quốc đang kiểm soát gần như tuyệt đối nhịp sống của dòng sông Mê Kông. 

Việc Trung Quốc “đắp đập ngăn sông” không chỉ cắt giảm lượng nước chảy xuống hạ nguồn, mà còn làm giảm dòng phù sa bù đắp, giảm luồng cá di cư cũng như làm mất đi tính đa dạng sinh học của dòng sông. 

Bằng việc xây dựng các đập thủy điện trên sông Mê Kông, Trung Quốc đã định hình lại nền kinh tế của năm quốc gia dọc theo hạ lưu sông Mê Kông, thúc đẩy “lạm phát” dài hạn và buộc các nước này phải phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc. 

Bằng việc xây dựng các đập thủy điện trên sông Mê Kông, Trung Quốc đã định hình lại nền kinh tế của năm quốc gia dọc theo hạ lưu sông Mê Kông, thúc đẩy “lạm phát” dài hạn và buộc các nước này phải phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc. (Ảnh chụp video)
Bằng việc xây dựng các con đập trên sông Mê Kông, Trung Quốc đã định hình lại nền kinh tế của năm quốc gia dọc theo vùng hạ lưu, buộc các nước này phải phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc. (Ảnh chụp video)

Trung Quốc hứa sẽ xả nước nhưng…

Theo reuters, khi tình trạng hạn hạn ở hạ lưu sông Mê Kông trở nên nghiêm trọng, ngày 20/2/2020, tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Mê Kông – Lan Thương tại Lào, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho biết sẽ giúp các nước láng giếng ở hạ lưu đối phó với hạn hán kéo dài bằng cách xả nước từ các con đập ở thượng lưu sông Mê Kông, đồng thời sẽ xem xét chia sẻ thông tin thủy văn để hỗ trợ các quốc gia láng giềng đối phó với khô hạn. 

Tuy nhiên sau tuyên bố của ông Ngoại trưởng Trung Quốc, mực nước sông Mê Kông tại Chiang Sean phía sau đập Cảnh Hồng (nước về Cảnh Hồng từ Chiang Sean là từ 2 – 3 ngày) vẫn chưa có sự biến đổi. Việc xả nước chưa diễn biến như chính quyền Bắc Kinh tuyên bố. Khó khăn về nguồn nước đã khiến Việt Nam thiệt hại nặng nề với hạn hán, xâm nhập mặn diễn ra nghiêm trọng tại nhiều tỉnh khu vực ĐBSCL.

Trở lại tháng 7/2019, khi ĐBSCL lâm vào tình trạng hạn hán nghiêm trọng, nhưng thay vì xả nước vào lúc đó, Trung Quốc đã giữ nước ở đập Cảnh Hồng. 

Vào đầu 1/2020, mực nước sông Mê Kông đã giảm một nửa khi đập Cảnh Hồng của Trung Quốc giảm độ xả nước để thử thiết bị điện. Mặc dù vụ “thử nghiệm” này của Trung Quốc chỉ kéo dài có ba ngày (từ ngày 1-3/1), nhưng việc giảm xả nước từ con đập gây tranh cãi này đã tác động xấu đến 8 tỉnh của Thái Lan, khiến nhiều đoạn sông Chiang San (Thái Lan) trơ bùn và các tàu thuyền, xà lan phải dừng hoạt động. 

Tất cả những điều này đã cho thấy tầm ảnh hưởng của Trung Quốc lớn đến mức độ nào trong việc kiểm soát nguồn nước tại thượng lưu. 

Trung Quốc kiểm soát nguồn nước tại thượng lưu làm gây ra thiếu nước trầm trọng, khiến các con sông cạn trơ đáy, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái dọc theo vùng hạ lưu sông. (Ảnh: Getty)
Trung Quốc kiểm soát nguồn nước tại thượng lưu gây thiếu nước trầm trọng, khiến các con sông cạn trơ đáy, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái dọc theo vùng hạ lưu sông. (Ảnh: Getty)

Trung Quốc đã giữ lại một lượng lớn nước trong đợt hạn hán

Công ty Eyes on Earth (Mỹ) chuyên nghiên cứu và tư vấn về nước vừa phát hiện ra rằng, các đập nước của Trung Quốc đã tích trữ một lượng lớn nước trong thời điểm hạn hán đang gây thiệt hại nghiêm trọng tại các quốc gia thuộc hạ lưu sông Mê Kông, mặc dù mực nước ở thượng nguồn cao hơn mức trung bình.

Trong khi chính quyền Trung Quốc “đổ lỗi” do lượng mưa năm ngoái thấp dẫn đến tình trạng hạn hán, thì phát hiện của Eyes on Earth có thể làm phức tạp thêm trong các cuộc thảo luận vốn đã phức tạp giữa Trung Quốc và các nước trong khu vực sông Mê Kông về cách quản lý dòng sông đang “nuôi sống” 60 triệu người khi nó chảy qua Lào, Myanmar, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam.

Đợt hạn hán năm 2019 khiến mực nước tại hạ lưu sông Mê Kông giảm xuống mức thấp nhất trong vòng hơn 50 năm qua, đã gây thiệt hại nặng nề cho nông dân và ngư dân ở khu vực này. Ông Alan Basist, nhà khí tượng học và là Chủ tịch của công ty Eyes on Earth cho biết: “Nếu người Trung Quốc tuyên bố rằng họ không có động thái gì gây ra hạn hán, thì dữ liệu lại không cho thấy như vậy.”

Thay vào đó, các phép đo độ ẩm bề mặt qua vệ tinh tại tỉnh Vân Nam - nơi có đập Tiểu Loan lớn nhất trên sông Mê Kông - cho thấy lượng mưa tại khu vực này vào năm 2019 cao hơn mức trung bình, kết hợp với lượng tuyết tan chảy suốt từ tháng 5 đến tháng 10/2019. 

Tuy nhiên, mực nước đo được ở hạ lưu dọc biên giới Thái Lan-Lào có lúc lại thấp hơn tới 3 mét so với mức bình thường. “Điều đó cho thấy Trung Quốc đã không cho xả nước ra trong suốt mùa mưa, ngay cả khi việc hạn chế xả nước từ Trung Quốc sẽ tác động nghiêm trọng đến hạn hán ở hạ lưu”, ông Basist cho biết.

Chính quyền Trung Quốc đổ lỗi cho lượng mưa sụt giảm gây ra hạn hán ở thượng lưu để che giấu tình trạng tích trữ lượng nước trên mức trung bình ở các con đập.
Chính quyền Trung Quốc đổ lỗi cho lượng mưa sụt giảm gây ra hạn hán ở thượng lưu nhằm che giấu tình trạng tích trữ lượng nước trên mức trung bình ở các con đập. (Ảnh chụp video)

Trung Quốc chặn nước ở thượng nguồn gây hạn hán

Ảnh hưởng do 11 con đập của Trung Quốc ở thượng nguồn sông Mê Kông từ lâu đã là vấn đề gây tranh cãi. Nhưng do dữ liệu về chúng vô cùng ít ỏi vì Trung Quốc chưa bao giờ công bố hồ sơ chi tiết về trữ lượng nước của các con đập. 

Công ty Eyes on Earth cho biết, 11 con đập lớn này của Trung Quốc lưu trữ một lượng nước khổng lồ lên tới 47 tỷ mét khối, và một phần nước đó có thể được sử dụng để giảm thiểu hạn hán. 

Trung Quốc chưa có bất kỳ thỏa thuận chính thức nào về điều phối nước với các quốc gia ở hạ lưu sông Mê Kông, nhưng hứa hẹn sẽ hợp tác cùng quản lý dòng sông, và sẽ cùng điều tra nguyên nhân của vụ hạn hán kỷ lục vào năm ngoái.

Tuy nhiên, Mỹ đã cáo buộc chính quyền Bắc Kinh đang kiểm soát sông Mê Kông. Năm ngoái tại Bangkok, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đã cảnh báo cho Trung Quốc về việc đã chặn nước ở thượng nguồn gây hạn hán ở hạ lưu. 

Nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu vệ tinh được chụp bằng công nghệ cảm biến đặc biệt (SSMI/S) để phát hiện lượng nước trên bề mặt từ nước mưa và tuyết tan tại lưu vực sông Mê Kông của Trung Quốc từ năm 1992 đến cuối năm 2019.

Mỹ cáo buộc Trung Quốc kiểm soát nguồn nước sông Mekong, gây ra tình trạng hạn hán nghiêm trọng, đe dọa an ninh lương thực và cuộc sống của hơn 60 triệu người. (Ảnh: Getty)
Mỹ cáo buộc Trung Quốc kiểm soát nguồn nước sông Mekong, gây ra tình trạng hạn hán nghiêm trọng, đe dọa an ninh lương thực và cuộc sống của hơn 60 triệu người. (Ảnh: Getty)

Sau đó, họ đã so sánh dữ liệu đó với dữ liệu về mực nước sông của Ủy ban sông Mê Kông tại Trạm Thủy văn Chiang Saen (Thái Lan) - trạm gần nhất với Trung Quốc - để tạo ra một mô hình dự đoán về sự tương quan tự nhiên của mực nước sông với lượng mưa và tuyết tan ở thượng nguồn.

Nhưng từ năm 2012, kể từ khi các đập thủy điện lớn của Trung Quốc bắt đầu xuất hiện thì các chỉ số mực nước sông bắt đầu biến động, trùng với thời kỳ các đập của Trung Quốc trữ nước vào mùa mưa và xả nước trong mùa khô.

Sự khác biệt thể hiện rõ rệt nhất vào năm 2019. 

Tuy vậy Trung Quốc đã bác bỏ những phát hiện này và Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng việc Trung Quốc xây đập trên sông Mê Kông đang gây ra hạn hán ở hạ lưu là “không hợp lý”.

Bộ này cho biết tỉnh Vân Nam cũng phải hứng chịu hạn hán nghiêm trọng vào năm ngoái và trữ lượng nước trong hồ chứa tại các đập của Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất trong lịch sử. Dù vậy, Trung Quốc vẫn tiếp tục làm hết sức mình để đảm bảo khối lượng xả hợp lý.

Brian Eyler, Giám đốc chương trình Đông Nam Á cho biết khẳng định của Trung Quốc không phù hợp với dữ liệu của nghiên cứu mới: “Một trong hai người, hoặc là chính quyền Bắc Kinh đang nói dối hoặc những người điều hành các con đập của họ đang nói dối họ. Nhưng có người không nói đúng sự thật”.

Brian Eyler không tin vào lời bào chữa của Trung Quốc về lý do gây ra thiếu nước trầm trọng ở hạ lưu sông Mekong: “Một trong hai người, hoặc là chính quyền Bắc Kinh đang nói dối hoặc những người điều hành các con đập của họ đang nói dối họ. Nhưng có người không nói đúng sự thật”.
Brian Eyler không tin vào lời bào chữa của Trung Quốc về lý do gây ra thiếu nước trầm trọng ở hạ lưu sông Mekong: “Một trong hai người, hoặc là chính quyền Bắc Kinh đang nói dối hoặc những người điều hành các con đập của họ đang nói dối họ.” (Ảnh: Wikipedia)

 Trung Quốc vừa xả nước từ từ, vừa thu gom gạo

Theo các chuyên gia nhận định, dòng chảy trên sông Mê Kông về ĐBSCL trong cuối tháng 2 và tháng 3/2020 ở mức thiếu hụt so với trung bình nhiều năm từ 5-10%. 

Theo tiến sĩ Lê Anh Tuấn, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Biến đổi khí hậu (ĐH Cần Thơ) cho biết, việc Trung Quốc xả đập với lưu lượng 850m3/giây là quá ít, chỉ đủ giải hạn cho các nước ở thượng nguồn Mê Kông như Thái Lan và Lào. Theo ông Tuấn, Trung Quốc phải xả đập với lưu lượng ít nhất là 2.500 m3/giây thì nước mới tới được ĐBSCL, nhưng cũng phải mất 3-4 tuần, và lúc đó thì diện tích lúa đang khô hạn đã chết hết. 

Có điều, trong khi các đập thủy điện Trung Quốc xả nước “nhỏ giọt” khiến tình trạng hạn mặn tại Việt Nam vượt mốc lịch sử 2016, buộc 5 tỉnh miền Tây phải công bố tình huống thiên tai cấp độ 1, thì Trung Quốc lại đột ngột tăng kim ngạch nhập khẩu gạo từ Việt Nam lên đến hơn 700% trong hai tháng đầu năm 2020, vào thời điểm dịch COVID-19 bùng phát tại quốc gia này.

Phân tích của Fitch Solutions Macro Research cho biết, việc xây dựng các đập thủy điện của Trung Quốc đã gây thiệt hại nặng nề trong nghề đánh bắt và nuôi trồng, buộc các nước ở hạ lưu sông Mê Kông phải nhập khẩu thêm lương thực. Báo cáo cho biết, các nền kinh tế này sẽ ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc để nhập khẩu thực phẩm thiết yếu để bù đắp sự thiếu hụt trong dài hạn.

Sau chiến dịch đầu cơ “vơ vét” khẩu trang, và tạo nên sự khan hiếm vật tư y tế trên thế giới ngay giữa tâm dịch, rồi bán lại dưới danh nghĩa “hỗ trợ” cho các quốc gia đang trong cơn bĩ cực vì virus Vũ Hán, liệu Trung Quốc có lặp lại “bài cũ” khi chặn dòng nước gây hạn hán cho các nước ở hạ lưu, trong đó có Việt Nam và rồi lại đi vơ vét thu gom gạo của Việt Nam?

Xuân Trường (tổng hợp)

Theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP