Pháp từng giúp TQ xây phòng thí nghiệm Vũ Hán, hậu quả là hứng chịu bùng phát đại dịch

Pháp từng giúp TQ xây phòng thí nghiệm Vũ Hán, hậu quả là hứng chịu bùng phát đại dịch

Pháp từng giúp TQ xây phòng thí nghiệm Vũ Hán, hậu quả là hứng chịu bùng phát đại dịch

Pháp từng giúp TQ xây phòng thí nghiệm Vũ Hán, hậu quả là hứng chịu bùng phát đại dịch

Pháp từng giúp TQ xây phòng thí nghiệm Vũ Hán, hậu quả là hứng chịu bùng phát đại dịch
Pháp từng giúp TQ xây phòng thí nghiệm Vũ Hán, hậu quả là hứng chịu bùng phát đại dịch
Chủ nhật, 26-01-2025 00:30, (GMT+07:00)
Pháp từng giúp TQ xây phòng thí nghiệm Vũ Hán, hậu quả là hứng chịu bùng phát đại dịch
16-05-2020 19:48

Năm 2004, Pháp đồng ý tham gia thỏa thuận hợp tác đầu tư xây Phòng thí nghiệm P4 tại Vũ Hán. Và giờ đây, Pháp là một trong số 10 quốc gia có số người tử vong cao nhất vì virus này khi đại dịch lan rộng toàn cầu.

Pháp là một trong số 10 quốc gia có số người tử vong cao nhất vì virus này khi đại dịch lan rộng toàn cầu.
Pháp là một trong số 10 quốc gia có số người tử vong cao nhất vì virus này khi đại dịch lan rộng toàn cầu. (Ảnh qua Reuters)

Tổng thống Mỹ Donald Trump trước đó đã tuyên bố ý định điều tra kỹ lưỡng xem virus corona mới có phải xuất phát từ Viện Virus học Vũ Hán hay không. Phòng thí nghiệm P4 tại viện virus học Vũ Hán hiện đang là đối tượng điều tra nơi bắt nguồn đại dịch. Phòng thí nghiệm này được xây dựng với sự trợ giúp của Pháp.

Tính đến ngày 5/5, số ca nhiễm virus Vũ Hán được xác nhận ở Pháp đã vượt 170.000 ca, trong đó có hơn 25.000 người chết, tỷ lệ tử vong tiềm năng là 14,9%. Trong một bài phát biểu trên truyền hình, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron từng nhấn mạnh Pháp đang ở giữa cuộc chiến với một loại virus vô hình.

Nhiều quan chức cấp cao của chính phủ Pháp đã có kết quả thử nghiệm dương tính với virus Vũ Hán, trong đó có cả Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, thành viên Quốc hội và Thị trưởng.

Vào tháng 3, Patrick Devedjian, một thành viên của Quốc hội Pháp đã tử vong chỉ 3 ngày sau khi thông báo ông đã dương tính với virus Vũ Hán. Ông là quan chức chính phủ cấp cao đầu tiên tử vong vì dịch bệnh này.

Một bài xã luận đặc biệt của The Epoch Times về virus Vũ Hán đã chỉ ra rằng con đường virus lan truyền cho thấy nó có mục tiêu và chủ đích: Đó là tìm kiếm Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) để loại bỏ Đảng này và những nhân tố liên quan đến nó.

Chúng ta đã thấy virus Vũ Hán lan rộng ở các quốc gia và thành phố có mối quan hệ chặt chẽ với ĐCSTQ. Dịch bệnh cũng lây nhiễm cho những cá nhân ủng hộ ĐCSTQ. Mặc dù mối quan hệ ngoại giao giữa Pháp và Trung Quốc đã trở nên gay gắt trong 50 năm qua, nhưng cả hai nước vẫn có tương tác ở nhiều cấp độ. Phòng thí nghiệm P4 thuộc viện virus học Vũ Hán là cơ sở được xây dựng với sự hỗ trợ lớn từ Pháp.

Antoine Izambard, một nhà báo người Pháp từng xuất bản cuốn sách có tên “France-China, Dangerous Liaisons” (Tạm dịch: Pháp-Trung Quốc, mối quan hệ nguy hiểm) đã tiết lộ rằng Viện virus học Vũ Hán mà Pháp giúp Trung Quốc xây dựng là bản sao của Phòng Thí nghiệm P4 ở Leon, Pháp. 

“Đó là nửa đầu năm 2003, Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc tuyên bố ở Paris rằng họ muốn có một phòng thí nghiệm mầm bệnh loại 4 (P4) có thể chứa các loại virus nguy hiểm nhất trên Trái đất (Ebola, virus corona, H5N1…). Nó được dùng để theo dõi các chủng mầm bệnh truyền nhiễm để chống lại chúng và qua đó bảo vệ hàng chục ngàn người trên thế giới”.

“Phòng thí nghiệm P4 Jean Merieux được khánh thành ở thành phố Lyon, Pháp năm 1999 là phòng thí nghiệm lớn nhất ở châu Âu. Và Pháp là một trong những quốc gia tiên tiến nhất về chủ đề này. Tuy nhiên, yêu cầu của Bắc Kinh đã khiến Nhà nước Pháp cảm thấy bối rối. Được cơ quan tình báo cảnh báo, chính phủ Pháp tự hỏi liệu công nghệ Bắc Kinh yêu cầu có thể bị chuyển sang phát triển vũ khí sinh học hay không. Nỗi lo ngại này càng lớn hơn khi có những nghi ngờ mạnh mẽ xoay quanh sự tồn tại của một chương trình tấn công sinh học của Trung Quốc”, ông Izambard cho biết.

Với sự hỗ trợ của Thủ tướng Jean-Pierre Raffarin, cựu Tổng thống Pháp Jacques Chirac đã ký thỏa thuận xây phòng thí nghiệm P4 tại Vũ Hán trong chuyến thăm Trung Quốc vào năm 2004. Chirac là một quan chức chính phủ ủng hộ ĐCSTQ, người từng kêu gọi EU gỡ bỏ lệnh cấm vận chuyển vũ khí của Trung Quốc.

cựu Tổng thống Pháp Jacques Chirac đã ký thỏa thuận xây phòng thí nghiệm P4 tại Vũ Hán trong chuyến thăm Trung Quốc vào năm 2004.
Cựu Tổng thống Pháp Jacques Chirac đã ký thỏa thuận xây phòng thí nghiệm P4 tại Vũ Hán trong chuyến thăm Trung Quốc vào năm 2004. (Ảnh qua Twitter)

Học giả độc lập Ge Bi-Dong tại Mỹ cho biết: “Cựu Thủ tướng Pháp Bernard Cazeneuve từng nhấn mạnh rằng ông sẽ trao cho Trung Quốc 1 triệu Euro để giúp họ và cung cấp cho họ công nghệ tiên tiến nhất của châu Âu. Họ đã cung cấp cho ‘ma quỷ’ công nghệ tiên tiến nhất và tốt nhất… để gây nguy hại cho toàn thế giới. Giờ bạn đã thấy Pháp bị virus tấn công nặng nề vì họ đã trợ giúp ĐCSTQ bằng công nghệ tốt nhất khi Đảng này chuẩn bị gây nguy hiểm cho thế giới. Giờ đây, quỷ dữ đã tấn công Pháp”.

Sự hợp tác này đã gây tranh cãi ngay từ đầu. Dự án tại Vũ Hán ban đầu dự định sẽ do một công ty thiết kế ở Leon xây dựng, nhưng vào năm 2005, ĐCSTQ đã chọn một công ty thiết kế địa phương, công ty China IPPR International Engineering ở Vũ Hán, để chịu trách nhiệm cho dự án.

Công ty thiết kế địa phương này có mối quan hệ chặt chẽ với các chi nhánh trực thuộc quân đội của ĐCSTQ đang chịu sự giám sát của Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ.

Nhiều quan chức chính phủ Pháp tiết lộ với truyền thông rằng ĐCSTQ đã thất hứa nhiều lần khi hợp tác trong thập kỷ qua. Ví dụ, ĐCSTQ hứa chỉ xây dựng một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, nhưng họ đã thất hứa khi cho xây dựng nhiều phòng thí nghiệm hơn, một số trong đó rất đáng ngờ. Mặc dù Phòng thí nghiệm P4 ở Vũ Hán được xây dựng dưới sự giúp đỡ của Pháp và được chính phủ Pháp cung cấp công nghệ tốt nhất, nhưng cuối cùng ĐCSTQ là người kiểm soát toàn bộ phòng thí nghiệm này.

Theo báo cáo do Đài phát thanh Pháp công bố, 15 doanh nghiệp vừa và nhỏ có chuyên môn cao ở Pháp đã hỗ trợ thành lập phòng thí nghiệm P4 Vũ Hán, nhưng cuối cùng họ đã bị gạt ra ngoài lề. 50 nhà nghiên cứu Pháp được lên kế hoạch sẽ làm việc tại phòng thí nghiệm P4 trong 5 năm cũng chưa bao giờ được đặt chân tới đây.

Tờ báo Le Figaro của Pháp từng cho biết tình hình này nằm ngoài tầm kiểm soát của Pháp. Vì chỉ có các nhà nghiên cứu Trung Quốc làm việc ở phòng thí nghiệm Vũ Hán, nên mục đích ban đầu của thỏa thuận là để 2 nước cùng hợp tác chống lại các bệnh truyền nhiễm đã thất bại.

Năm 2015, Alain Merieux, một doanh nhân người Pháp đã từ chức vị trí chủ tịch ủy ban hỗn hợp giám sát dự án xây Phòng thí nghiệm Vũ Hán P4 và cho biết nó đã trở thành một công cụ của Trung Quốc.

Vì thời điểm đó, Pháp vẫn còn các cuộc đàm phán khác với ĐCSTQ, nên nước này đã chấp nhận sự vi phạm hợp đồng trên. Pháp sợ rằng nếu dừng chương trình phòng thí nghiệm P4, ĐCSTQ sẽ trả đũa bằng kinh tế.

Thêm vào đó, hoạt động diễn ra tại các phòng thí nghiệm P3, cũng do chính phủ Pháp tài trợ đã trở nên không minh bạch sau đại dịch SARS đầu tiên, vì ĐCSTQ từ chối làm rõ mục đích thực sự của các phòng thí nghiệm này. Điều đó khiến nhiều người lo lắng rằng ĐCSTQ cũng sẽ sử dụng phòng thí nghiệm P4 mà không tiết lộ mục đích của nó.

Đài Phát thanh Quốc tế Pháp cho biết các quan chức chính phủ cấp cao từng tham gia dự án phòng thí nghiệm P4 Vũ Hán như cựu Thủ tướng Raffarin và cựu Thủ tướng Bernard Cazeneuve vẫn chưa công khai bày tỏ ý kiến về tuyên bố virus Vũ Hán bắt nguồn từ phòng thí nghiệm. 

Thùy Linh (Theo The Epoch Times)

Đăng theo Tinh Hoa

 
Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP