Pháp Luân Công và dự ngôn thời Mạt Pháp

Pháp Luân Công và dự ngôn thời Mạt Pháp

Pháp Luân Công và dự ngôn thời Mạt Pháp

Pháp Luân Công và dự ngôn thời Mạt Pháp

Pháp Luân Công và dự ngôn thời Mạt Pháp
Pháp Luân Công và dự ngôn thời Mạt Pháp
Thứ bảy, 28-12-2024 14:21, (GMT+07:00)
Pháp Luân Công và dự ngôn thời Mạt Pháp
05-02-2020 09:34

Theo nhiều lời tiên tri thì thế giới con người đang trong giai đoạn rất đặc thù, thời kỳ mạt pháp, một đại nạn mang tính toàn thể nhân loại sẽ xảy ra trong tương lai gần.

 

 

Thần Phật từ bi dõi mắt nhìn chúng sinh. (Ảnh: Internet)

Mạt pháp là gì? Tại sao nói thời này là thời mạt kiếp? Xã hội thời hiện đại tuy mọi thứ đều có thể nói là phát triển, tiên tiến nhưng song hành cùng với nó là quy chuẩn đạo đức con người đã và đang dần bị trượt dốc, họ đã không còn tin vào Thần Phật, làm điều xấu cũng không sợ sẽ bị báo ứng. Vì thấy nhân tâm con người đã bại hoại không còn tốt, lúc này vạn ma xuất thế làm loạn thế gian nhằm mục đích hủy hoại hết thảy chúng sinh.

Biết trước nhân loại sẽ có ngày hôm nay, Sáng Thế Chủ (Vua của các Vương) trong vũ trụ đã hữu ý để các vị Thần biết thiên cơ đồng thời để lại dự ngôn nhằm cảnh báo con thế gian đồng thời lưu cấp cho nhân loại một cách để có thể thoát khỏi kiếp nạn trong vụ đại đào thải của vũ trụ. Đến thời này vũ trụ sẽ có Pháp mới, quy luật mới chỉnh lại hết thảy những gì bất chính và cứu chúng sinh khỏi bị hoại diệt.

Hơn 2.500 năm trước, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói với đệ tử của ông rằng, vào thời kỳ Mạt Pháp thì Đức Chuyển Luân Thánh Vương, chính là Đức Phật Di Lặc sẽ hạ thế cứu độ hết thảy chúng sinh.

Theo truyền thuyết tôn giáo thì trước khi Cứu Thế Chủ Messiah tới nhân gian, một dấu hiệu là người Israel phục quốc. Tại Đông phương cũng có ghi chép về một tín hiệu trọng đại báo hiệu Phật Di Lặc tương lai hạ thế là khi nhân gian xuất hiện loài hoa Ưu Đàm 3000 năm mới nở một lần. Từ năm 1992 nhân gian đã xuất hiện loài hoa này đầu tiên tại Hàn Quốc, đồng thời người Israel cũng đã phục quốc.  

Năm 1992, Pháp Luân Công được truyền ra công chúng bởi ông Lý Hồng Chí ngay lập tức có hàng trăm triệu người theo tập trong vài năm ngắn ngủi người truyền người, tâm truyền tâm và có sức ảnh hưởng đến toàn thế giới. Với cốt lõi là đồng hóa đặc tính vũ trụ Chân – Thiện – Nhẫn để chỉ đạo sự tu luyện, nâng cao chuẩn mực đạo đức, đạt cảnh giới cao trong tư tưởng cuối cùng đạt đến giác ngộ của sinh mệnh.

 

1. Mạt Pháp là gì?

Mạt Pháp là quá trình suy đồi đạo đức và sự thoái hóa của các sinh mệnh trong vũ trụ, thời đại vũ trụ đang đi đến hồi kết của quy luật Thành -Trụ – Hoại – Diệt. Là thời kỳ vạn ma xuất thế làm loạn thế gian núp sau lớp da người mà hoành hành đưa đạo đức con người trượt xuống nhanh chóng nhằm hủy hoại hết thảy chúng sinh. Để có thể tránh khỏi kiếp nạn đó, vũ trụ cần phải canh tân, phải có một Pháp mới để quy chuẩn lại hết thảy những gì bất chính. Thông qua quá trình của Chính Pháp, các sinh mệnh sẽ được sắp xếp lại chỗ mới theo phẩm chất đạo đức và trí huệ của mình, những người tốt, đồng hóa với Pháp mới của vũ trụ sẽ được lưu lại và đến các tầng thứ cao hơn, trong khi những người xấu không đồng hóa với Pháp mới sẽ bị loại bỏ, đào thải.

Thời kỳ này khi chúng ta chứng kiến những tai họa do thiên tai, lũ lụt hay những cuộc đàn áp đẫm máu như cuộc đàn áp Pháp Luân Công của chính phủ Trung Quốc vào năm 1992 là  một bằng chứng hữu hình của sự suy đồi, sự trượt dốc về đạo đức. Con người đã mất hết niềm tin vào Thần Phật và luật nhân quả.

Trong Kinh, Đức Phật chia mốc thời gian của Pháp ra thành 3 giai đoạn: thời Chính Pháp (1.000 năm), Tượng Pháp (1.000 năm) và thời Mạt Pháp (10.000 năm). Theo Phật lịch thì hiện nay, thời Mạt Pháp đang trải qua ngàn năm đầu tiên, bởi tính đến năm 2016 thì Phật lịch là năm 2559.

Thời kỳ mạt Pháp được định nghĩa trong kinh điển Phật giáo là thời kỳ suy đồi đạo đức, khi những lời dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni trong Phật giáo không còn độ nhân được nữa.

Đức Phật đã diệt độ, nhưng Pháp nghi vẫn chưa thay đổi. Có giáo pháp, có sự hành trì, và có người chứng đắc quả vị–đó gọi là thời kỳ Chánh Pháp, và còn được mệnh danh là thời kỳ “Thiền Định kiến cố”. Trong thời Tượng Pháp (tượng có nghĩa là biểu tượng), tuy vẫn có giáo pháp, có sự hành trì, nhưng số người chứng đắc quả vị thì rất ít, thời kỳ này còn được gọi là thời kỳ “tự miếu kiên cố”. Trong thời mạt Pháp (mạt có nghĩa là suy vi, yếu kém), Phật Pháp trở nên suy tàn, chỉ có giáo pháp chứ không có sự hành trì, và càng không có người chứng đắc quả vị. Cũng là thời kỳ mà nhân loại không còn tâm pháp để câu thúc đạo đức. Đức Phật đã cho chúng ta biết trước về đạo đức bại hoại của nhân loại và các hiện tượng hỗn loạn như: thiên tai, khủng bố, chiến tranh, ôn dịch, đại kiếp nạn…

2. Dự ngôn thời Mạt Pháp

Thời mạt Pháp, Đức Phật Thích Ca dự ngôn trước rằng sau hai ngàn năm trăm năm, nhân loại sẽ đi vào thời mạt Pháp cũng chính là hiện tại. Phật giáo sẽ chỉ còn lại một vỏ ngoài, đến thời kỳ diệt tận không thể độ nhân được nữa.

Ngoài kinh Phật, nhiều lời tiên tri khác cũng nói lên rằng, xã hội con người hiện nay chính là đang trong một thời kỳ hết sức đặc thù, sẽ có một đại nạn liên quan đến toàn thể nhân loại. Sau đại nạn mang tính toàn cầu ấy, chỉ có những người tốt mới có thể vượt qua, còn những người xấu ác sẽ bị diệt vong. Và sau đó, thế giới sẽ được kiến tạo thành một thế giới mới, một chu kỳ mới lại bắt đầu.

Tất nhiên chúng ta không thể rõ là quan niệm này có đúng hay không!? Nhưng nếu chú tâm một chút thì sẽ thấy ngay được rằng, điều đó dường như đang được khởi động một cách âm thầm thông qua các biểu hiện là thiên tượng biến đổi, thời tiết khắc nghiệt, thiên tai dịch họa, chiến tranh bùng nổ nhiều nơi,…

Trên thế giới, truyền thuyết khởi nguồn của lịch sử và dự đoán tương lai đều có sự trùng hợp đến bất ngờ.

Thứ nhất là truyền thuyết con người là do Thần tạo ra, thứ 2 là đều có ghi lại ký ức về một giai đoạn đại hồng thủy như một tham chiếu trong quá khứ về việc con người suy đồi nên phải chịu bị đào thải; trùng hợp thứ 3 là các chư thần giáng hạ thế gian cứu độ chúng sinh trong thời khắc cuối cùng của lịch sử vũ trụ chu kỳ này.

Theo tiên đoán, cũng vào thời mạt pháp Sáng Thế chủ sẽ đến thế gian để tiến hành đại thẩm phán cuối cùng.

Phật thích Ca Mâu Ni đã nói rõ rằng: “Đến khi có một loài hoa gọi là Ưu Đàm Bà La khai nở, thì đó chính là điềm báo hiệu Thánh Vương đã tới…”

“Loài hoa này không phải là hoa ở nhân gian, đây là hoa từ thiên thượng mang xuống điềm lành về Chuyển Luân Thánh Vương”.

2.1. Lời tiên tri về Phật giáo

 

Dự ngôn của Phật Thích Ca Mâu Ni đối với Phật giáo thời kỳ mạt pháp

Phật Thích Ca Mâu Ni khi còn tại thế đã từng nói với các đệ tử về tình huống Phật giáo thời kỳ mạt pháp sẽ xuất hiện sự diệt tận không thể độ nhân được nữa. Trong Kinh Phật cũng đều có ghi lại về những điều ấy.

Khi Phật Thích Ca tại thế đã nói với Tôn giả A Nan rằng: “Nay Chánh Pháp duy trụ năm trăm năm!” tại Phật giáo trong Nam truyền Ba Lợi Luật Tạng tiểu phẩm đệ thập Tỳ Khiêu Ni Kiền Độ (Tỳ khiêu Ni bát kính Pháp), trong Bắc truyền Di Sa Tắc Bộ và Tiên Ngũ Phân Luật quyển nhị thập cửu, trong Bắc truyền Tứ Phân Luật quyển đệ tứ thập bát (Tỳ Khiêu Ni Kiền Độ đệ thập thất), trong Bắc truyền Trung A-Hàm Kinh quyển đệ nhị thập bát (Trung A-Hàm lâm phẩm Cù Đàm Sa Kinh đệ thập), trong Bắc truyền Phật Thuyết Cù Đàm Sa Ký Quả Kinh (Tống Tam Tạng Pháp sư Huệ Giản dịch) đều có ghi chép xác định rõ ràng.

Phat-Thich-ca-mau-ni-thuyet-phap

Phật Thích Ca Mâu Ni tiên tri về Phật giáo thời kỳ mạt Pháp.

Trong thời kỳ trụ thế chính Pháp của Phật Thích Ca truyền, chính Pháp của Ngài có khả năng độ nhân, nhưng mà phật Thích Ca sớm đã giảng rằng chính Pháp của Ngài truyền ra “duy trụ năm trăm năm”, chỉ có thể độ nhân ở 500 năm đầu. Ngày hôm nay đã trải qua 2500, nghĩa là Phật giáo thực sự đã đi vào thời kỳ mạt pháp.

Căn cứ theo kinh điển Phật giáo Đại thừa Đồng Tính Kinh quyển hạ, các Đại thừa Pháp Uyển Nghĩa Lâm Chương quyển lục bổn ghi chép: Khi đến thời kỳ Phật giáo mạt Pháp “Giáo Pháp thuỳ thế, nhơn tuy hữu bẩm giáo, bất năng tu hành chứng quả, gọi là mạt pháp.” Người tu Phật Pháp là vì điều gì? Đó chẳng phải cần tu được chính quả, cần chứng ngộ quả vị của bản thân? Nhưng “bất năng tu hành chứng quả” Thế chẳng phải là nói Phật giáo đã độ người không được nữa? Những lời xác định rõ ràng như vậy trong Phật Kinh đã tiết lộ 1 thiên cơ rằng đến thời mạt pháp Pháp của Phật thích Ca không thể độ nhân được nữa.

Hơn nữa những luận thuật trong Kinh Phật liên quan đến thời kỳ Phật giáo mạt pháp đã không độ được nhân. Cũng trong kinh điển Phật giáo “Chiêm Xác Thiện Ác Nghiệp Báo Kinh” minh xác giảng đến: con người đến thời kỳ mạt pháp: “Căn cơ chậm chạp thiếu tin với Phật Pháp, người đắc Đạo rất ít, cho đến dần dần ở trong Tam Thừa (Thanh Văn Thừa (Tiểu Thừa), Duyên Giác Thừa (Trung Thừa), Đại Thừa (Bồ Tát Thừa), người tín tâm thành tựu, cũng là rất ít, tất cả người tu học Thiềm Định thế gian, phát chư thông nghiệp, tự biết định mệnh chuyển dần không còn, như vậy cuối cùng đi vào trong mạt pháp, trải qua rất lâu mới đắc Đạo, được Tín Thiềm Định thông nghiệp v…v. tất cả hoàn toàn không có.”

Hơn nữa “Đại Tập Kinh” trong Phật giáo dần dần không thể độ nhân có những miêu thuật cụ thể: nội dung trong đoạn mười bảy “phân Diêm Phù đề phẩm” của quyển thứ năm mươi năm “Nguyệt Tạng Phân” của “Đại Tập Kinh” là Phật Thích Ca bảo Thần của không gian khác, cần họ giữ hộ Phật Pháp “hộ trì dưỡng dục Phật Chánh Pháp nhãn, lịnh đắc sí nhiên”. Sau đó Phật Thích Ca giảng đến: “Nếu ta còn ở trên đời, rất nhiều người được nghe giảng Pháp, Giới hội đủ, Xã hội đủ, nghe hội đủ, Định hội đủ, Huệ hội đủ, Giải thoát hội đủ, Giải thoát chi kiến hội đủ, Chánh Pháp của Tôi cháy rực sáng lạng trên đời….bởi vì Pháp của tôi vẫn còn Giải Thoát kiên cố. Sau 500 năm, Chánh Pháp của tôi, Thiềm Định, Tam Muội được kiên cố vững chắc. Kế 500 năm, đọc tụng, nghe nhiều được kiên cố vững chắc. Kế 500 năm, ở trong Pháp tôi xây nhiều Tháp Tự được kiên cố vững chắc. Kế 500 năm, ở trong Pháp tôi, tranh giành, tranh luận, ca tụng, “Pháp rõ ràng” đã ẩn kín không còn, tổn giảm kiên cố. Không còn biết nơi thanh tịnh! cứ thế về sau, ở trong Pháp tôi, tuy cạo đi tóc râu, mặc lên áo ca-sa, huỷ phá Giới cấm, hành sử không như Pháp, là Tì Kheo giả”.

Phật Thích Ca minh xác: Phật giáo sau khi trải qua năm cái năm trăm năm, chính là sau hai ngàn năm trăm năm cũng chính là hiện tại, Phật giáo sẽ chỉ còn lại một vỏ ngoài, đến khi đó các tăng nhân “trong Pháp của ta, tuy cạo trừ râu tóc, thân mặc cà sa, nhưng họ “phá hủy giới cấm, hành không như Pháp”, đều đã là những “Tì Kheo giả”.

Theo “Phật thuyết pháp diệt tẫn kinh” ghi chép lại, Phật Thích Ca Mâu Ni đã nói với Tôn giả A Nan và các tín đồ, chúng sinh có mặt lúc ấy rằng, sau khi ngài ly thế, cũng chính là vào thời kỳ mạt pháp mạt kiếp thì phật pháp mà ngài truyền sẽ bị phá hư, diệt vong. Là một người giác ngộ đại trí đại huệ, Phật Thích Ca Mâu Ni thập phần hiểu rõ vận mệnh pháp mà ngài truyền giảng.

Phật Thích Ca Mâu Ni cũng đem xã hội nhân loại lúc này gọi là “Ngũ nghịch trọc thế”, “ma đạo hưng thịnh”. Lúc này, “Ma tác sa môn phôi loạn ngô đạo”, tức là ma quỷ chuyển thế xuất gia đến chùa miểu tu hành, phá hoại pháp của ngài. Lúc ấy, sẽ bại hoại đến mức độ nào? Chính là, áo cà sa có ngũ sắc sặc sỡ, uống rượu, ăn thịt, sát sinh, tham vị, không có từ tâm hơn nữa còn có ghen tức đố kỵ lẫn nhau.

2.1. Tiên tri Phật Di Lặc giáng thế

 

Cùng với dự ngôn nói về Phật giáo vào thời kỳ mạt pháp Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cũng đã vén mở cho con người thế gian về đương lai hạ sinh Phật Di Lặc xuống thế gian độ hết thảy chúng sinh.

Kinh Phật ghi lại “Long Hoa tam hội nguyện tương phùng, sau năm mươi ức năm, Phật Di Lặc giáng  thế, giảng Pháp tam biến, độ hết tất cả chúng sinh hữu duyên.”

Quyển 8 kinh “Huệ Lâm Âm Nghĩa”, có nhắc tới sự đản sinh của một đức Phật Như Lai hay một đức Chuyển Luân Thánh Vương, và sự đản sinh của Ngài sẽ đi cùng dấu hiệu nơi thế gian là những bông hoa Ưu Đàm Bà La, một loài thiên hoa nhỏ li ti trắng muốt, thân hoa mỏng như sợi tơ, trong suốt, sắc trắng như tuyết, xung quanh tỏa ra vầng sáng nhàn nhạt, có khả năng mọc trên bất kỳ chất liệu nào mà những loài hoa thông thường không thể mọc được như đồng, sắt thép, thủy tinh, keo dán, trái cây, thực vật, và những bông hoa này cũng được lưu giữ đến hàng năm không phai tàn…

Kinh Huệ Lâm Âm Nghĩa viết: “Ưu Đàm Hoa, là lược dịch sai từ tiếng Phạn Cổ. Đúng Phạn Ngữ là Ô Đàm Bạt La, nghĩa là điềm lành linh dị. Đây là thiên hoa, thế gian không có loại hoa này. Nếu Như Lai giáng sinh, Chuyển Luân Thánh Vương xuất hiện nơi thế gian con người, loài hoa này sẽ xuất hiện nhờ đại đức và đại ân của Ngài”

Quyển 4 kinh “Pháp Hoa Văn Cú” viết: “Ưu Đàm Hoa, có nghĩa là may mắn linh thiêng. Ba nghìn năm mới nở một lần, khi nở là Kim Luân Vương xuất hiện”.

Kinh Phật cũng ghi lại rằng Đức Chuyển Luân Thánh Vương là vị vua lý tưởng, người sẽ cai trị thế giới không phải bằng vũ lực mà bằng công lý. Những ai dùng thiện để đối đãi với người khác sẽ có cơ hội gặp đức Chuyển Luân Thánh Vương, bất kể người đó thuộc tôn giáo nào – Phật giáo, Cơ Đốc giáo, Khổng giáo hay một tín ngưỡng nào khác.

Lời tiên tri đã ứng nghiệm với thời đại ngày nay

2.500 năm trước, Phật Thích Ca Mâu Ni nói với đệ tử của ông rằng: “Vào thời kỳ mạt pháp, Pháp của ta không thể độ nhân được nữa, khi ấy “Chuyển Luân Thánh Vương” sẽ hạ thế truyền Chân Pháp của vũ trụ, cứu độ chúng sinh“. Ông khuyên bảo các đệ tử hậu thế của ông và con người thế gian rằng, vào thời kỳ mạt Pháp không thể ôm giữ các pháp lý trong kinh Phật, mà phải tiếp thụ Pháp mà “Chuyển Luân Thánh Vương” truyền giảng. “Nếu như Tỳ kheo đạt được tầng La Hán, mà cũng không tin Pháp này thì sẽ không có chỗ mà đi” (Trích kinh Pháp Hoa). Đây là điều mà Thích Ca Mâu Ni tiên đoán về thời kỳ “Vạn Pháp quy tông“.

Trong “Cách Am Di Lục” có viết: “Tiền vô hậu vô không nhạc dạo đầu, bất khả tư nghị bất vong xuân” để hình dung sự vĩ đại của Chân Pháp vũ trụ chưa từng có trong lịch sử, không thể tưởng tượng nổi. Đồng thời còn nói, các tôn giáo cho đến thời kì này hoàn toàn không còn độ nhân được nữa. Đây là lời Thần của hơn 400 năm trước tiên đoán về thời “Vạn Pháp quy tông” này.

Trong “Thánh Kinh”, chúa Giê-su đã dùng 3 phương diện mục đích căn dặn tín đồ của ông cùng thế nhân về thiên cơ “Vạn Pháp quy tông“.

3, Thánh Nhân đang ở đâu?

Cách tạo tượng dân gian và dự ngôn hiển rõ thiên cơ

Trong dân gian Trung Quốc bảo lưu một phương thức tạo hình Di Lặc, một pho tượng Phật cười ngạo nghễ, vây quanh có 18 tiểu hài tử, nô đùa muôn hình muôn vẻ, được gọi là “Thập bát tử Di Lặc”. Thế nhưng bí ẩn trong“Thập bát tử” (十八子) hợp thành một chữ “Lý” (李), tức báo trước Phật Di Lặc hạ thế truyền Pháp độ nhân vào thời mạt kiếp với phàm thân có họ là “Lý”. Truyền thuyết và cách tạo tượng Di Lặc thập bát tử này đã lưu truyền mãi cho đến ngày hôm nay.

Phật Di Lặc - vị Phật sẽ đến thế gian truyền Pháp độ nhân trong thời kỳ mạt pháp, mạt kiếp

Trong dự ngôn «Cách Am Di Lục» của Hàn Quốc tiên tri: “Hà vi Thánh nhân, Mộc Tử tính thị” (“Thánh nhân là ai, họ là Mộc Tử”; “Mộc Tử” (木子) ghép thành chữ “Lý” (李)), thuộc Thỏ, tháng Tư xuất sinh tại phía Bắc tam bát cấp (vĩ tuyến 38 độ Bắc phân chia Nam-Bắc Triều Tiên), Tam Thần sơn hạ (dưới chân núi Tam Thần sơn, tức Công Chủ Lĩnh dưới chân núi Trường Bạch)… Vị Thánh nhân này là “vương trung chi Vương” (Vua của các vua) trên thiên thượng, tức Pháp Luân Thánh Vương (Chuyển Luân Thánh Vương), lần này hạ  thế nhân gian gọi là Di Lặc Phật.

Lưu Bá Ôn cũng từng tiên tri trong dự ngôn rằng «Thôi Bi Đồ» rằng: “Lúc ấy Di Lặc Phật thấu hư đến Nam Hạp Phù Đề thế giới trung thiên tại Trung Quốc Kim Kê mục, phụng Ngọc Thanh thời niên kiếp tận, Long Hoa hội Hổ, Thỏ chi niên đến trung thiên, nhận Mộc Tử vi tính”. Nghĩa là Phật Di Lặc tương lai sẽ chuyển sinh đến “trung thiên Trung Quốc” vào năm Thỏ, cụ thể là giáng sinh tại vị trí “mắt Gà Vàng” (Kim Kê mục) trên bản đồ Trung Quốc (chỉ tỉnh Cát Lâm), lấy “Mộc Tử” (Lý) làm họ.

Thiên cơ ngày “Lễ Phật đản và Lễ Giáng Sinh”

Ngày 13 tháng 5 là ngày “Lễ Phật đản” trong Phật giáo. Đồng thời ngày này cũng chính là ngày thứ 50 tính từ Lễ Phục Sinh năm 1951, gần như là “Lễ Thánh Linh giáng lâm” trong Cơ Đốc giáo. Tới đây, một số người thông hiểu thiên cơ đã biết được vì sao “Lễ Phục Sinh”, một ngày lễ trọng yếu của tôn giáo Tây phương lại được gọi là “Easter”, tức “người phương Đông”. Đồng thời, cũng hiểu vì sao người ta vẫn duy trì tập tục cổ xưa là Thỏ Phục Sinh (Thánh nhân thuộc Thỏ) và trứng Phục Sinh (có quan hệ với Kim Kê Trung Quốc) để kỷ niệm hoạt động này. Vào Lễ Giáng Sinh ở phương Tây, nhà nào cũng chuẩn bị và trang trí một cây thông Noel (thuộc Mộc), còn ám chỉ Thần ý huyền diệu khiến người ta kinh ngạc hơn nữa.

Nostradamus người Pháp trong tác phẩm «Các Thế Kỷ» đã tiên tri chính xác rất nhiều nhân vật và sự kiện trọng đại phát sinh tại các nơi trên thế giới mấy trăm năm qua, trong đó Các Thế Kỷ II, Khổ 29 đã dự ngôn minh xác về Chuyển Luân Thánh Vương (Cứu Thế Chủ) cứu độ chúng sinh tại nhân loại vào thời mạt thế.

Nhìn bản đồ Trung Quốc tựa hình con gà vàng (kim kê) với mắt gà tại thành phố Trường Xuân, thuộc tỉnh Cát Lâm. Ở nơi ấy có Trường Bạch sơn, một trong mười ngọn núi danh tiếng của Trung Quốc. Đỉnh núi Bạch Vân phong là ngọn núi cao nhất vùng đông-bắc Trung Quốc. Ngày 13-5-1951 (ngày 8-4 âm lịch), tại một gia đình trí thức bình dân tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc, ông Lý Hồng Chí đã giáng sinh đến nhân gian. Như vậy, qua những dự ngôn chúng ta thấy có một sự trùng hợp không hề ngẫu nhiên giữa  Ngài Lý Hồng Chí người sáng lập Pháp Luân Công và vị Thánh Nhân trong những dự ngôn cho con người thời mạt Pháp. Rất có thể ông là hiện thân của Chuyển Luân Thánh Vương chuyển sinh đến nhân gian truyền Pháp độ nhân. Năm 1992 ông truyền ra Pháp của mình có tên gọi là Pháp Luân Công tại Trung Quốc và cho đến nay đã ảnh hưởng đến toàn thế giới.

4, Sáng Thế Chủ đã đến?

Trong Kinh Thánh, cho dù là Tân Ước hay Cựu Ước, đều tiên tri rằng Cứu Thế Chủ Messiah sẽ tới vào thời khắc cuối cùng của nhân loại. Theo truyền thuyết tôn giáo thì trước khi Cứu Thế Chủ Messiah tới nhân gian, một dấu hiệu là người Israel phục quốc, sau đó người ta có thể nhìn thấy Cứu Thế Chủ Messiah.

Đại chiến thế giới thứ II kết thúc, người Israel sau khi trải qua mấy nghìn năm lưu lạc trên thế giới cuối cùng đã phục quốc. Ngày 13 tháng 5 năm 1948, trong đại hội Do Thái, Jerusalem đã tuyên bố bản tuyên ngôn về “Israel phục quốc”. Tuy xã hội chủ lưu Tây phương là Cơ Đốc giáo, Thiên Chúa giáo, v.v. nhưng Israel là Do Thái giáo, bởi vậy nhằm khống chế Jerusalem (một điều kiện để Thần trở lại), trong hơn nửa thế kỷ qua, xã hội chủ lưu Tây phương đã một mực duy trì giúp đỡ Israel. Về điểm này, họ đã hoàn toàn gác sang một bên sự phân tranh tôn giáo trong lịch sử.

Tại Đông phương cũng có ghi chép về một tín hiệu trọng đại báo hiệu Phật Di Lặc tương lai (Chuyển Luân Thánh Vương) hạ thế. Quyển 8 Kinh Phật «Huệ Lâm Âm Nghĩa» ghi rõ: “Ưu Đàm Bà La hoa là loài hoa linh dị mang điềm lành, tức Thiên hoa, trên thế gian không có. Khi Như Lai hạ thế, Kim Luân Vương xuất hiện ở thế gian, thì nhờ đại phúc đức của Ngài mà xuất hiện loài hoa này”.

Kinh Phật «Vô Lượng Thọ» cũng ghi lại như sau: “Ưu Đàm Bà La hoa là dấu hiệu báo điềm lành”. Còn theo quyển 4 kinh «Pháp Hoa Văn Cú» thì: “Ưu Đàm hoa, có nghĩa là may mắn linh thiêng. Ba nghìn năm mới nở một lần, khi nở là Kim Luân Vương xuất hiện”.

Kể từ năm 1992, tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan, Hồng Kông, Malaysia, Singapore, Australia, các tiểu bang nước Mỹ, Canada, các tỉnh Trung Quốc, người ta liên tục phát hiện hoa Ưu Đàm Bà La thánh khiết khai nở. Chúng ta có thể tìm thấy trên mạng và chiêm ngưỡng phong thái cao quý thánh khiết của loài hoa này. Hoa Ưu Đàm không có rễ, không có lá, không có nước, không có đất; có thể mọc trên thủy tinh, sắt thép, tượng Phật, lá cây, hộp giấy và cả băng keo, có hoa mọc hơn 1 năm nhưng vẫn sinh cơ bừng bừng. Từ xưa tới nay chưa gặp bao giờ, nay các nhà thực vật học đã tận mắt chứng kiến. Năm nay (2011), theo Phật ký là năm 3038, hoa Ưu Đàm Bà La đã thịnh khai tại các nơi trên thế giới, thực đúng là thiên thượng ban tặng.

Làm sao để nhận ra Ngài

Trong những lời tiên tri cũng có ám chỉ, đặc biệt là Thiêu Bối Ca của Lưu Bá Ôn có ghi rõ rằng: “Bậc giác giả tương lai hạ phàm, không sinh trong nhà quan viên, không tại hoàng cung thái tử, không trong chùa hay đạo quán, mà tại vùng quê mùa đồng nội, ở nơi vùng Đông Bắc”.

Tức không phải vương công đại thần, cũng không phải người đứng đầu tôn giáo, mà là sinh ra ở một gia đình bình dân, tựa giống như chúa Giê-su, là con của một người thợ mộc.

Chúng ta không thể sáng tạo lịch sử, nhưng lịch sử hình thành chính là để nhắc nhở chúng ta điều gì đó, để cho chúng ta có thể tìm được đáp án. Vậy nên Thánh nhân sẽ tựa như chúa Giê-su đến thế gian và truyền ra Chân Pháp của mình độ hết thảy chúng sinh. Theo tiên đoán, Sáng Thế chủ sẽ đến để tiến hành đại thẩm phán cuối cùng. Theo Châu Phi, các Pharaông Ai Cập đợi chờ các vị thần đến thức tỉnh họ, người Maya Nam Mỹ đã tính toán về thời kỳ vũ trụ canh tân, mọi người đều đang chờ đợi một sự kiện trọng đại của lịch sử chắc chắn sẽ phát sinh. Mênh mông khắp trời đất, đều lưu lại những huy hoàng của nền văn minh cổ xưa được thuật lại trong những truyền thuyết.

3.1. Vạn Pháp quy tông

Chúng ta đang ở trong thời kỳ vĩ đại nhất, thời kỳ vạn pháp quy tông

Chúng ta đang sống vào thời đại vĩ đại nhất – thời kỳ “Vạn Pháp quy tông“. Đối mặt với thời kỳ này, có người thì phấn khởi, cảm thấy may mắn, có người đã chấn động, suy xét một cách tích cực, mà cũng có người không động tâm, không nghĩ không tin.

2.500 năm trước, Phật Thích Ca Mâu Ni nói cho đệ tử của ông rằng, vào thời mạt pháp, Pháp của ông không thể độ nhân được nữa, lúc đó sẽ có “Chuyển Luân Thánh Vương” hạ thế truyền Chân Pháp Vũ trụ, cứu độ chúng sinh. Ông khuyên bảo các đệ tử hậu thế của ông và con người thế gian rằng, vào thời kỳ mạt Pháp không thể ôm giữ các pháp lý trong kinh Phật, mà phải tiếp thụ Pháp mà “Chuyển Luân Thánh Vương”truyền giảng. “Nếu như Tỳ kheo đạt được tầng La Hán, mà cũng không tin Pháp này thì sẽ không có chỗ mà đi” (Trích kinh Pháp Hoa). Đây là điều mà Thích Ca Mâu Ni tiên đoán về thời kỳ “Vạn Pháp quy tông“.

Trong “Cách Am Di Lục” có viết: “Tiền vô hậu vô không nhạc dạo đầu, bất khả tư nghị bất vong xuân” để hình dung sự vĩ đại của Chân Pháp vũ trụ chưa từng có trong lịch sử, không thể tưởng tượng nổi. Đồng thời còn nói, các tôn giáo cho đến thời kì này hoàn toàn không còn độ nhân được nữa. Đây là lời Thần của hơn 400 năm trước tiên đoán về thời “Vạn Pháp quy tông” này.

Trong “Thôi bối đồ” của Lưu Bá Ôn đối với sự việc này có viết: “Lúc năm mọi người đều biết ba chữ, không cho là đúng, những âm thanh hình ảnh lăng mạ, thần khóc quỷ khóc, chúng sinh không biết như thế nào.’ Một kéo, hai kéo (kéo dài), ba đợi, chúng sinh không tỉnh ngộ”. “Chúng sinh vẫn đang không tin, chửi rủa phỉ báng, phô thiên cái địa, người tin theo cái ác sẽ bị hạ xuống địa ngục”.

Trong “Thánh Kinh”, chúa Giê-su đã dùng 3 phương diện mục đích căn dặn tín đồ của ông cùng thế nhân về thiên cơ “Vạn Pháp quy tông“.

Thứ nhất: Chúa Giê-su nói rõ rằng Ông vì “Chỉ dẫn của đấng tối cao” mà đến đây, trong “Khải huyền” viết: “Chủ Thần là đấng hiện có, đã có và đang đến, hiện tại có, vĩnh viễn là đấng toàn năng”, “Thánh Gio-an làm chứng cho Đạo của Thần và Đức Giê-su Ki-tô, cho đến hết thảy những gì bản thân mình nhìn thấy, những gì mình được chứng kiến, đều chứng minh ra”.

Đức Giê-su Ki-tô là “người làm chứng cho sự thành tín và chân thật“, “Trước hết, người sống lại từ cõi chết, là quân chủ nơi thế gian“. Những mô tả này chứng minh rằng Chủ Thần (Vương của các Vương) có địa vị chí tôn của vũ trụ, đồng thời cũng nói rõ Chúa Giê-su dùng quá trình truyền đạo để làm chứng cho “Đạo của Thần”.

Thứ hai: Chúa Giê-su căn dặn tín đồ của ông phải chấp nhận ấn ký của chủ Thần. Tại chương 7 “Khải huyền”: “144 nghìn người thụ ấn“, và chương 14: “144 nghìn người hát khúc khải hoàn”, miêu tả rằng thiên sứ sẽ đến từ miền đất Mặt trời mọc (Phương Đông trung thổ), mang theo dấu ấn vĩnh hằng của Chủ Thần, dấu ấn trên trán minh chứng cho những tôi tớ trung thành với Người.

Điều này là để nói cho các tín đồ, những thiên sứ đến từ phương Đông sẽ cho các tín đồ cơ đốc giáo nhận thức được Chân Pháp của vị chủ Thần của vũ trụ, nhờ đó các tín đồ sẽ đứng dưới ngai vàng của chủ Thần mà hát khúc tân ca, lấy lời răn này để nói với họ không nên lại đọc kinh sách cũ mà nên đọc Chân Pháp của vũ trụ.

Tại “Khải huyền” chương 9 có viết: “Duy chỉ có tổn thương trên những người không có ấn ký của thần”, khuyên bảo con người rằng chỉ có thụ nhận Chân Pháp của vũ trụ mới – tinh thần căn bản của vũ trụ mới là chân thành, lương thiện, khoan dung thì mới có khả năng miễn gặp kiếp nạn, mới có thể tiến nhập vào “Danh sách sinh mệnh” của Thần, tiến vào kỷ nguyên mới của nhân loại.

Thứ 3: Chúa Giê-su khuyên răn các tín đồ “chỉ có” dùng Chân Pháp của vũ trụ để gột rửa sạch sẽ bản thân mới có thể tu thành chánh quả.

Trong “Khải huyền” chương 22 có viết: “Sử dụng nước sông sự sống trong thành Jerusalem mà tắm sạch y phục của mình rồi đợi lời truyền”. Điều nói cho các tín đồ rằng chỉ có tin theo Chân Pháp của vũ trụ tu tâm (thăng hoa chính mình), mới có thể đạt chính quả.

Trong “Cách Am Di Lục” có viết: “Tiền vô hậu vô không nhạc dạo đầu, bất khả tư nghị bất vong xuân” để hình dung sự vĩ đại của Chân Pháp vũ trụ chưa từng có trong lịch sử, không thể tưởng tượng nổi. Đồng thời còn nói, các tôn giáo cho đến thời kì này hoàn toàn không còn độ nhân được nữa. Đây là lời Thần của hơn 400 năm trước tiên đoán về thời “Vạn Pháp quy tông” này.

Trong lịch sử đã cung cấp rất nhiều điều kiện tu luyện cho thánh đồ Chân Pháp, tất cả những người từng tu luyện trong các chính giáo có không ít những sinh mệnh cao tầng vì sự hồng truyền của Chân Pháp mà hạ xuống thế gian. Có người từng trực tiếp nghe Thích Ca Mâu Ni và chúa Giê-su giảng pháp. Cho nên, để làm đệ tử của Chân Pháp ngày hôm nay, rất nhiều người từng ở trong các chính giáo lớn, tu tâm, tiêu nghiệp, trải qua quá trình tu luyện tăng cường chính tín. Từ đó đã định ra nền móng quan trọng cho việc bảo vệ và hồng dương của Chân Pháp của vũ trụ.

Thời kỳ Mạt Pháp thì Đức Chuyển Luân Thánh Vương (Vương của các Vương) sẽ từ tầng tối cao của đại khung vũ trụ hại xuống thế gian truyền chân Pháp.

Lưu lại rất nhiều lời tiên tri liên quan đến Chân Pháp vũ trụ, những lời tiên tri này là một bộ phận cấu thành của văn hóa Thần truyền. Những lời dự ngôn, tiên tri về những chuyện trọng đại của nhân loại tương lai, rất nhiều là được truyền xuất ra từ những người tu luyện trong các Chính giáo lớn. Những lời tiên tri trong Kinh Thánh và kinh Phật chính là lời nhắc nhở, cảnh tỉnh của chúa Giê-su và Thích Ca Mâu Ni cho con người thế gian sau này, cuối cùng cũng là vì sự hồng dương của Chân Pháp vũ trụ và cứu độ chúng sinh mà khởi tác dụng trọng yếu.

Vào thời đại “Vạn pháp quy tông”, Chân Pháp đã gặp phải đủ loại ma nạn, làm cho quỷ thần rơi lệ. Rất nhiều thế nhân ở trong mê không ngộ, “Vương của các Vương” một lần nữa chờ đợi.

3.2. Đại Pháp Hồng truyền

Đến hôm nay khi tất cả đều trong vô vàn nguy hiểm, con người thời hiện đại đã không còn tâm Pháp để ước chế và câu thúc đạo đức. Thời kỳ mạt Pháp chính là hôm nay, những lời tiên tri và dự ngôn của các vị Phật, Thần đã và đang tái hiện ở nhân gian. Thì ở Trung Quốc xuất hiện một Thánh nhân truyền Pháp lý dạy con người cách quay trở về phản bổn quy chân. Hiện nay đã truyền rộng khắp 114 quốc gia, hơn 100 triệu người tu luyện tất cả đều không phân biệt giàu nghèo, giới tính, chức vị, tuổi tác.

Buổi chia sẻ kinh nghiệm tu luyện của người tập Pháp Luân Công tổ chức ngày 14/5/2017 với hơn 10 nghìn người tham dự tại New York (Ảnh: Epoch Times)

Đó là Pháp Luân Công hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp được Ngài Lý Hồng Chí truyền xuất ra công chúng vào năm 1992, tính đến nay trải qua gần 2 thập kỷ bị đàn áp từ chính quyền Trung Quốc, Pháp Luân Đại Pháp vẫn đang được nhân dân Trung Quốc và người trên thế giới chào đón, người truyền người, tâm truyền tâm. Tu luyện Pháp Luân Đại Pháp lấy việc đồng hóa đặc tính tối cao của vũ trụ Chân – Thiện – Nhẫn để chỉ đạo sự tu luyện từ đó sự có sự thăng hoa về tư tưởng và đạt đến cảnh giới rất cao về sự giác ngộ của sinh mệnh. Đây là Chân Pháp của vũ trụ được truyền cấp một lần cuối cùng cho nhân loại vào thời kỳ mạt pháp cũng là thời điểm cuối cùng trong quy luật Thành -Trụ -Hoại- Diệt của vũ trụ. Đó là sự từ bi vô lượng với chúng sinh của  Phật Chủ là “Vương của các vương“, cũng là sự may mắn không gì sánh nổi của những người được sinh ra ở trong thời đại vĩ đại “Vạn pháp quy tông” này.

Trong những năm Chân Pháp vũ trụ Hồng dương, hàng trăm triệu đệ tử Đại Pháp đã trải qua đủ loại khổ nạn. Bất kể nguy hiểm đến sinh mệnh, vẫn đem chân lý truyền khắp địa cầu đến từng nơi hẻo lánh, rất nhiều thánh đồ vì thế mà phải mất đi thân thể xác thịt ở thế gian này. Cho đến bây giờ các đệ tử vẫn kiên định không lay chuyển, chân bước không ngừng trệ trên con đường chứng thực Pháp của mình.

 

Theo Tạp Chí Tri Thức

 

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP