Phân tích: Tại sao chính quyền TQ bất ngờ chúc mừng ông Biden?

Phân tích: Tại sao chính quyền TQ bất ngờ chúc mừng ông Biden?

Phân tích: Tại sao chính quyền TQ bất ngờ chúc mừng ông Biden?

Phân tích: Tại sao chính quyền TQ bất ngờ chúc mừng ông Biden?

Phân tích: Tại sao chính quyền TQ bất ngờ chúc mừng ông Biden?
Phân tích: Tại sao chính quyền TQ bất ngờ chúc mừng ông Biden?
Thứ bảy, 11-01-2025 04:05, (GMT+07:00)
Phân tích: Tại sao chính quyền TQ bất ngờ chúc mừng ông Biden?
14-11-2020 21:54

Chiều ngày 13/11, trong một cuộc họp báo thường kỳ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân bất ngờ “gửi lời chúc mừng tới ông Biden và bà Harris”. Điều này chỉ là thay đổi giọng điệu, hay còn nguyên nhân nào khác? ĐCSTQ thực ra muốn phát đi tín hiệu gì?

Bức ảnh chụp ông Tập Cận Bình (giữa) nâng ly chúc mừng Phó Tổng thống Biden (phải) và Ngoại trưởng Hillary Clinton (trái) tại bữa tiệc trưa của Bộ Ngoại giao Mỹ tại Washington ngày 14/2/2012. (Ảnh: Jim Watson/AFP/Getty Images)

Trước đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã công khai tuyên bố rằng Trung Quốc không quan tâm đến cuộc bầu cử Mỹ. Vào ngày 7/11, các kênh truyền thông dòng chính ở Mỹ đồng loạt đưa tin về “chiến thắng” tự xưng của ông Biden. Lãnh đạo một số quốc gia bao gồm Anh, Đức, Pháp và Canada đã bày tỏ phản ứng tích cực; riêng phía Bắc Kinh vẫn giữ im lặng trong nhiều ngày. Tuy nhiên, đến này 9/11, ông Uông Văn Bân đã lựa chọn cách nói thận trọng và trung lập: “Chúng tôi nhận thấy rằng ông Biden đã tuyên bố đắc cử thành công. Chúng tôi hiểu rằng kết quả của cuộc bầu cử sẽ được xác định theo thủ tục và luật pháp của Mỹ.”

Việc ông Uông đột ngột thay đổi phát ngôn hẳn không đơn giản chỉ là một câu “chúc mừng muộn”. Tờ Duowei News tại Mỹ đã đăng tải bài báo có tiêu đề “Truyền thông phương Tây đưa tin Trung Quốc chúc mừng ông Biden, có bao nhiêu dấu chấm hỏi ẩn trong 88 từ của Bộ Ngoại giao?”

Một số nhà bình luận cho rằng: “Bắc Kinh có thể đã quyết định chúc mừng ông Biden sau khi ông có kết quả trúng cử ở Arizona.” Tuy nhiên, vào ngày 7/11, Đảng Cộng hòa Arizona đã đệ đơn kiện và yêu cầu phải kiểm phiếu thủ công, cuộc chiến pháp lý sắp bắt đầu, còn quá sớm để xác định ai sẽ là người sẽ chiến thắng, lẽ nào ĐCSTQ không thể chờ đợi thêm nữa? Vì vậy, lý do cho lời bình luận trên là chưa đủ cơ sở.

Một số nhà bình luận lại có nhận định khác. Nhóm cộng sự của ông Trump đã ba lần tấn công ĐCSTQ. Đó là, vào ngày 12/11, Tổng thống Trump ký một lệnh hành pháp cấm mua cổ phiếu của 31 công ty Trung Quốc mà Bộ Ngoại giao Mỹ xác định là có liên quan đến Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Cùng ngày, trong một cuộc phỏng vấn báo chí, ông Pompeo đã ra một phát ngôn gây sốc rằng Đài Loan “chưa bao giờ là một phần của đất nước Trung Quốc (ĐCSTQ)”, và việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan là để tôn trọng lời hứa giữa người dân hai bên eo biển. Lần thứ ba là, vào ngày 10/11, ông Pompeo công khai tuyên bố rằng Mỹ sẽ giúp nhân dân Trung Quốc lật đổ vạn lý tường lửa của ĐCSTQ. Chính ba đòn tấn công này đã khiến ĐCSTQ quay lại trả đũa. Tổng biên tập Thời báo Hoàn cầu, Trung Quốc, ông Hồ Tích Tiến cũng phát biểu trên Weibo: “Dùng từ ngữ tao nhã để chúc mừng ông Biden và bà Harris không chỉ là biểu hiện của sự thân thiện đối với họ, mà còn là để biểu đạt thái độ đối với nhóm của ông Trump, đặc biệt là lần tấn công Bắc Kinh mới gần đây của ông Pompeo.”

Tuy nhiên, ba đòn tấn công của nhóm ông Trump chỉ là sự tiếp nối trong chính sách Trung Quốc của tổng thống Trump. ĐCSTQ đã chịu đựng điều đó trong một thời gian dài, nếu quả thật nhận định rằng ông Biden đã thắng cử, thì hẳn sẽ tiếp tục âm thầm nhẫn chịu. Ông Hồ Tích Tiến cũng nói theo cách như vậy: “Đừng chọc tức ông Trump. Ông ta không chấp nhận kết quả bầu cử, đã nén đầy sự tức giận trọng bụng rồi. Ông ta sẽ đem tất cả tức giận đã dồn nén này phát tiết ra bên ngoài nước Mỹ còn dễ dàng hơn là bên trong nước Mỹ. Trung Quốc nên để ý tránh động chạm đến sự bất bình khi bị thua cuộc của ông Trump theo hướng quan hệ Trung – Mỹ”.

Một số nhà bình luận lại nhìn nhận rằng, vì kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ đang đi theo hướng có lợi cho ông Trump, ĐCSTQ có thể muốn tạo cho ngoại giới một giả tưởng về chiến thắng của ông Biden. Nhưng ĐCSTQ có nghĩ rằng bản thân có đủ sức mạnh để dẫn dắt dư luận quốc tế không? Có thể đảo ngược kết quả của cuộc bầu cử bằng cách tạo ra ảo tưởng rằng ông Biden đã thắng cử? Nếu ĐCSTQ thực sự đang trong nỗ lực này, thì điều đó thật là ngốc nghếch!

Bài báo này cho rằng sự thay đổi giọng điệu đột ngột của ông Uông Văn Bân chỉ là một sự điều chỉnh chiến thuật, thực chất đó là một cách nói hoạt ngôn, được lòng đôi bên. Sau câu chúc mừng ông Biden và bà Harris, lại có câu: “Đồng thời, chúng tôi hiểu rằng kết quả của cuộc bầu cử Mỹ sẽ được xác định theo thủ tục và luật pháp Mỹ”. Tóm lại vẫn như là chưa tuyên bố gì cả.

Vậy tại sao ĐCSTQ lại thực hiện điều chỉnh chiến thuật này? Bài báo cho rằng ngoài việc hạn chế biểu lộ thái độ bất mãn với hàng loạt hành động gần đây của chính quyền tổng thống Trump, còn có một lý do khác nữa, chính là vì ĐCSTQ đã không chúc mừng ông Biden, làm cái khác biệt cũng thành ra gai mắt, đối với ĐCSTQ thực ra cũng bất lợi, chi bằng cũng có lời chúc mừng ông Biden một chút.

Bài báo nhận xét lý do ĐCSTQ vẫn là chưa bày tỏ lập trường của mình, cái này nói rất trúng, nhưng còn một lý do khác, chính là ông Tập Cận Bình vẫn chưa ra mặt.

Ngoài ra, theo một chia sẻ trên Twitter của bà Cao Du, một người làm truyền thông kỳ cựu, chương trình phát sóng tin tức của CCTV cùng ngày không bao gồm lời chúc mừng của ông Uông Văn Bân gửi đến ông Biden. Trên trang mạng của Tân Hoa Xã và Nhân dân Nhật báo Online, thậm chí không thể tìm kiếm được nội dung này. Tin tức được đăng trên Weibo của Tân Hoa Xã, và tất cả các trang web trong nước Trung Quốc đều sử dụng “Lời chúc mừng từ Bộ Ngoại giao” làm tiêu đề.

Bài báo của Duowei News cho rằng kết quả của cuộc bầu cử Mỹ sẽ không thể trong ngày một ngày hai giải quyết xong, và ĐCSTQ chưa nên đưa ra một tuyên bố quan trọng nào cả. Tại sao? Có ba lý do: thứ nhất, ĐCSTQ cắm quá sâu vào bầu cử Mỹ giờ còn đang lo sẽ bị Mỹ nắm đằng chuôi. Thứ hai, kết quả của cuộc bầu cử Mỹ sẽ tác động rất lớn đến ĐCSTQ. Nếu ông Biden lên nắm quyền, xu hướng quan hệ Trung – Mỹ có thể chuyển thành ấm áp hơn, vậy ĐCSTQ tốt nhất nên tránh bị hiềm nghi. Thứ ba, cuộc bầu cử ở Mỹ hiện đang trong bế tắc, kết quả còn chưa biết ra sao, và ĐCSTQ cũng chưa nắm chắc được thế cờ.

Ngoài ra, từ góc độ hỗ trợ ra quyết định, có một yếu tố khác ở đây, đó chính là thông tin mà Bộ Ngoại giao và hệ thống tình báo đảng cung cấp cho cấp cao nhất rất hỗn loạn. Ông Tập đã phải lãnh rất nhiều đạn lạc và bị đánh lừa bởi những thông tin sai lệch. Chính quyền ông Tập đang âm thầm chấn chỉnh hệ thống tình báo, chỉ là không làm rùm beng lên cho thiên hạ biết mà thôi. Hệ thống tình báo đối ngoại của ĐCSTQ được chia thành nhiều loại, bao gồm Bộ Ngoại giao, Ban liên lạc Trung ương, Bộ An ninh Quốc gia, Bộ Tổng tham mưu… luôn cạnh tranh nhau và chẳng ai muốn phải chịu trách nhiệm. Báo cáo đưa lên thật thật giả giả, luôn là để bảo vệ bản thân mình. Nếu từ góc độ kỹ thuật, chính quyền ông Tập khó có thể đưa ra nhận định rõ ràng.

Tất nhiên, ngoài trình độ kỹ thuật, vấn đề quan trọng hơn là trình độ chính trị. Đấu đá nội bộ đảng vô cùng khốc liệt, chỉ chờ đối phương sơ hở liền chộp lấy điểm yếu. Ông Tập vẫn chưa đến mức hoàn toàn hồ đồ.

Theo Cao Nghĩa / Epoch Times

Đăng theo Tri Thức VN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP