Phân tích: Bài phát biểu tại Bác Ngao phơi bày nỗi lo của ông Tập Cận Bình

Phân tích: Bài phát biểu tại Bác Ngao phơi bày nỗi lo của ông Tập Cận Bình

Phân tích: Bài phát biểu tại Bác Ngao phơi bày nỗi lo của ông Tập Cận Bình

Phân tích: Bài phát biểu tại Bác Ngao phơi bày nỗi lo của ông Tập Cận Bình

Phân tích: Bài phát biểu tại Bác Ngao phơi bày nỗi lo của ông Tập Cận Bình
Phân tích: Bài phát biểu tại Bác Ngao phơi bày nỗi lo của ông Tập Cận Bình
Thứ bảy, 25-01-2025 15:35, (GMT+07:00)
Phân tích: Bài phát biểu tại Bác Ngao phơi bày nỗi lo của ông Tập Cận Bình
22-04-2022 14:42

Trong bài phát biểu tại lễ khai mạc của Diễn đàn Châu Á Bác Ngao ngày 21/4, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói rằng, các quốc gia trên thế giới đang ngồi chung một con thuyền và "việc ném bất cứ ai xuống biển là không thể chấp nhận được". Theo phân tích của chuyên gia, bài phát biểu của ông Tập đã phản ánh tình thế tiến thoái lưỡng nan mà Bắc Kinh đang phải đối mặt trước vấn đề kinh tế và quân sự toàn cầu.

 

Phân tích: Bài phát biểu tại Bác Ngao phơi bày nỗi lo của ông Tập Cận Bình

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh hôm 8/4/2022. (Kevin Frayer/Getty Images)

 

Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, lễ khai mạc Hội nghị thường niên của Diễn đàn Châu Á Bác Ngao (Boao) năm 2022 được tổ chức tại thị trấn Bác Ngao thuộc tỉnh Hải Nam, Trung Quốc vào sáng ngày 21/4. Do yếu tố dịch bệnh nên Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có bài phát biểu qua video.

 

Ông Tập nói về chiến tranh Nga - Ukraine

 

Trong bài phát biểu, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh rằng phải tạo ra một kết cấu an ninh cân bằng, hiệu quả và bền vững; đồng thời phản đối việc "xây dựng nền an ninh của nước mình trên cơ sở sự mất an ninh của nước khác". Ông cũng nhấn mạnh đến “nguyên tắc không thể chia cắt về an ninh”. Theo Reuters, tuyên bố này trùng khớp với Nga.

 

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Ned Price nói rằng, bài phát biểu của ông Tập như vẹt học nói; khái niệm "nguyên tắc không thể chia cắt về an ninh" chỉ là nhắc lại tuyên bố chính thức của Nga.

 

Ông Tập Cận Bình còn đề cập đến một cộng đồng chung vận mệnh cho nhân loại, tuyên bố phản đối tư duy Chiến tranh Lạnh, các khối liên minh chính trị và hành vi đối đầu phe cánh; kiên quyết giải quyết những khác biệt và tranh chấp giữa các quốc gia thông qua đối thoại và thương thảo, phản đối việc lạm dụng các biện pháp trừng phạt đơn phương và quyền tài phán nối dài, v.v. 

 

Những phát biểu trên tuy không nêu tên quốc gia nào nhưng dường như đang nhắm vào Hoa Kỳ. Bởi vì các kênh truyền thông của chính quyền Trung Quốc luôn dùng các cụm từ như "bá quyền" (dùng quyền lực để khống chế nước khác), "trừng phạt đơn phương" và "quyền tài phán dài hạn" khi nói về Mỹ.

 

Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Wendy Sherman nói về Trung Quốc bên lề cuộc họp G20 ở Brussels vào ngày 21/4 rằng: "Bắc Kinh đang tìm cách phá hoại hệ thống mà họ đã được hưởng lợi, nhằm quay trở lại thể chế mà ở đó cường quyền là chân lý, nước lớn có thể ức hiếp nước nhỏ và gây tổn hại đến chính lợi ích của họ (Bắc Kinh)”.

 

Tín hiệu cho thấy Bắc Kinh sợ bị cô lập, lo lắng về triển vọng kinh tế

 

Hiện tại, sự tách rời về công nghệ giữa Hoa Kỳ - Trung Quốc và nguồn cung ứng chip bị gián đoạn đã ảnh hưởng nặng nề đến các công ty công nghệ Trung Quốc. Hơn nữa, hành động vây chặn quân sự chung của Hoa Kỳ, Anh, Úc và Nhật Bản ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương cũng khiến Bắc Kinh bị cô lập và bị động.

 

Trong bài phát biểu hôm thứ Năm, ông Tập cho rằng cần phải "tăng cường trao đổi và hợp tác trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, y sinh, nguồn năng lượng hiện đại và các lĩnh vực khác", "trong thời đại kinh tế toàn cầu hóa, mở cửa và hội nhập là xu thế lịch sử không thể ngăn cản”. Ông cũng nói, việc dựng lên các bức tường và tạo ra sự tách rời là đang vi phạm quy luật kinh tế và các quy tắc thị trường, đó là hành vi “vừa gây hại cho người khác, lại không có lợi cho chính mình".

 

Khi nói về "ứng phó với những thách thức của quản trị toàn cầu", ông Tập Cận Bình nói rằng "tất cả các quốc gia trên thế giới đang ngồi trên một con tàu lớn có chung vận mệnh" và "việc ném bất cứ ai xuống biển là không thể chấp nhận được". Theo phân tích của chuyên gia, câu nói này phát đi tín hiệu "sợ bị cô lập".

 

Ngoài ra, vào tháng 5 tới đây, chính quyền Tổng thống Mỹ Biden sẽ chính thức tung ra "Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương". Các mục tiêu đàm phán và tư vấn chính bao gồm 10 quốc gia là Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, New Zealand, Ấn Độ, Singapore, Malaysia, Việt Nam, Thái Lan và Indonesia.

 

Nhà bình luận thời sự Vương Hách (Wang He) đã viết trong một bài báo rằng, vào thời điểm bối cảnh quốc tế hiện nay và tình hình trong nước Trung Quốc đang có những thay đổi sâu sắc, "Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương" khiến chính quyền Bắc Kinh vô cùng lo lắng.

 

Theo phân tích của ông Vương, mối quan tâm của chế độ này chủ yếu gồm ba điểm sau: 

 

  • Thứ nhất, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lo lắng rằng nó sẽ trở thành “cô nhi quốc tế” về hệ tư tưởng và giá trị quan, nền kinh tế sẽ bị tách rời. 
  • Thứ hai, nếu khuôn khổ kinh tế trên được công nhận và phát triển rộng thì khoảng cách số giữa ĐCSTQ và Hoa Kỳ sẽ ngày càng lớn hơn. 
  • Thứ ba, Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương bao gồm các biện pháp kiểm soát xuất khẩu phối hợp. Việc Hoa Kỳ hạn chế xuất khẩu các sản phẩm “nhạy cảm” cho Trung Quốc đồng nghĩa với việc ĐCSTQ sẽ bị “bóp chẹt họng”.

 

Trung Quốc đang phải đối mặt với tác động của suy thoái kinh tế do thực hiện “chính sách Zero Covid”, đặc biệt là tại Thượng Hải, thành phố tài chính lớn nhất nước này. Tuy nhiên, trong bài phát biểu của mình, ông Tập không nói gì về tình trạng hỗn loạn xã hội và kinh tế do chính sách quét sạch Covid gây ra ở Thượng Hải.

 

Xem thêm: Clip tiết lộ tình trạng sức khoẻ ông Tập; Cảnh tượng đáng sợ trên bầu trời Mexico;...

 

Đông Phương

Nguồn Vision Times

Đăng theo NTDVN

 

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP