Trong suốt 3 năm án tù trong một nhà tù nữ ở Trung Quốc, có nhiều lúc bà Li Dianqi phải làm việc khoảng 17 giờ mỗi ngày để may quần áo rẻ tiền — từ áo lót đến quần tây. Đã làm việc không công, phạm nhân lại còn bị cai ngục trừng phạt nếu không đạt chỉ tiêu sản xuất.
Trong suốt 3 năm án tù trong một nhà tù nữ ở Trung Quốc, có nhiều lúc bà Li Dianqi phải làm việc khoảng 17 giờ mỗi ngày để may quần áo rẻ tiền — từ áo lót đến quần tây. (Getty)
Có lần, do không đạt được định mức, một nhóm khoảng 60 phạm nhân đã bị buộc phải làm việc liên tục ba ngày, không được phép ăn, không được phép sử dụng nhà vệ sinh. Nếu ngủ gật, họ sẽ bị lính canh sốc điện.
Bà Li mô tả nơi bà bị giam - Nhà tù nữ Liêu Ninh - ở thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, thuộc vùng đông bắc Trung Quốc, là “không phải là nơi con người có thể ở”. Bà cũng nói, “Họ bắt giam chúng tôi và bắt chúng tôi làm việc. Thức ăn trong tù còn tệ hơn cám heo và chúng tôi phải làm việc như trâu ngựa”.
Bà Li, hiện 69 tuổi và sống ở New York, đã bị bắt giam tại cơ sở này từ năm 2007 đến năm 2010 vì không chịu từ bỏ niềm tin vào môn tu luyện Phật gia Pháp Luân Công. Kể từ năm 1999, sau khi Pháp Luân Công trở nên rất phổ biến với ước tính có khoảng 100 triệu người tập, chính quyền Trung Quốc đã tiến hành một chiến dịch đàn áp sâu rộng chống lại Pháp Luân Công.
Ngoài quần áo, nhà tù còn sản xuất nhiều loại hàng hóa dành cho xuất khẩu, từ hoa giả, mỹ phẩm đến đồ chơi Halloween.
Bà Li chỉ là một mắt xích nhỏ bé trong cỗ máy lao động khổ sai của tù nhân Trung Quốc, những người làm ra sản phẩm giá rẻ để phân phối trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Trong những tháng gần đây, các hoạt động cưỡng bức lao động của chính quyền Trung Quốc đã khiến giới chức hải quan Hoa Kỳ thay đổi phương thức giám sát và kiểm soát các mặt hàng nhập khẩu là sản phẩm của tù nhân Trung Quốc. Kể từ tháng 9/2019, Cục Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ (CBC) đã ban hành bốn lệnh tạm giam liên quan đến các công ty Trung Quốc và cấm hàng hóa của họ nhập cảnh vào Hoa Kỳ.
Việc CBP thu giữ 13 tấn sản phẩm làm từ tóc người từ Tân Cương - vùng Tây Bắc Trung Quốc vào tháng 6 đã hướng sự chú ý của công luận đến người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số Hồi giáo khác, những người đang bị chính quyền Trung Quốc đàn áp và cưỡng bức lao động. Áp lực buộc các thương hiệu quần áo quốc tế phải cắt đứt quan hệ với các nhà máy ở Tân Cương, đặc biệt là sau khi các nhà điều tra phát hiện hồi tháng 3/2020 rằng hàng chục nghìn người Duy Ngô Nhĩ bị cưỡng bức lao động tại các nhà máy trên khắp Trung Quốc. Những cơ sở này đã sản xuất hàng hóa cho 83 thương hiệu toàn cầu.
Nhà tù và lao động cưỡng bức “đang làm ô nhiễm chuỗi cung ứng ở Trung Quốc”, Fred Rocafort, một cựu quan chức ngoại giao Hoa Kỳ, hiện đang làm việc cho công ty luật quốc tế Harris Bricken cho biết. Ông Rocafort đã hơn một thập kỷ làm luật sư thương mại ở Trung Quốc, nơi ông đã thực hiện hơn 100 cuộc kiểm toán trong các nhà máy để kiểm tra xem họ có bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các thương hiệu nước ngoài mà ông đại diện hay không, và trong một số trường hợp, để kiểm tra xem họ có sử dụng lao động cưỡng bức hay không. Ông nói: “Đây là một vấn đề đã tồn tại còn lâu hơn cả cuộc khủng hoảng nhân quyền hiện nay ở Tân Cương.
Ông cho biết các công ty nước ngoài thường thuê nhân công sản xuất cho chuỗi cung ứng của họ ở Trung Quốc. Họ thường ký hợp đồng với các công ty Trung Quốc sử dụng lao động tù nhân hoặc ký thẳng với các nhà tù.
“Nếu bạn là quản lý tại một nhà tù ở Trung Quốc, bạn có quyền tiếp cận với nhân công và bạn có thể đưa ra mức giá rất cạnh tranh cho… nhà cung cấp ở Trung Quốc”, ông Rocafort nói.
Ông nói rằng, trước đây, các thương hiệu nước ngoài không để tâm đến việc giám sát xem chuỗi cung ứng của họ ở Trung Quốc có sử dụng lao động cưỡng bức hay không. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, họ càng ngày càng nhận thức rõ vấn đề và có tiến bộ hơn. Trên thực tế, họ phải đối mặt với những trở ngại đáng kể trong việc tiếp cận thông tin chính xác về nguồn nhân công lao động của các nhà cung cấp của họ, cũng như của các nhà thầu của nhà cung cấp của họ. Ông nói: “Sự thiếu minh bạch xuyên suốt chuỗi cung ứng.
Doanh nghiệp tội phạm
Bà Li cho biết Nhà tù nữ Liêu Ninh được chia thành nhiều nhóm lao động, mỗi nhóm gồm hàng trăm phạm nhân. Bà Li ở nhóm số 10, nơi hàng ngày, các phạm nhân bị ép buộc may quần áo từ 7 giờ sáng đến 9 giờ tối. Mỗi phạm nhân sau đó phải làm khoảng 10 đến 15 cành hoa giả. Bà Li thường thức quá nửa đêm để hoàn thành. Bà Li kể, có nhiều người lớn tuổi, tay chân chậm chạp hơn, đôi khi còn phải thức cả đêm để làm cho xong.
“Nhà tù ở Trung Quốc hệt như địa ngục. Ở nơi đây không hề có một chút tự do cá nhân nào”, bà nói.
Bà Li vẫn nhớ mùi của nhóm chuyên sản xuất mỹ phẩm xuất khẩu sang Hàn Quốc. Mùi khét và bụi bay khắp sàn của xưởng sản xuất khiến các công nhân khó thở và liên tục phàn nàn - nhưng không thể để cai ngục nghe thấy, nếu không họ sẽ bị đánh, bà Li hồi tưởng lại.
Có một lần bà tình cờ nghe được cuộc trò chuyện giữa các cai ngục và biết được rằng nhà tù đang “thuê” từng tù nhân từ sở tư pháp tỉnh với giá khoảng 10.000 nhân dân tệ (tương đương với 34 triệu VND) / đầu người mỗi năm.
Có lần, trong cuộc họp toàn nhà tù, người giám ngục đã kêu gọi phạm nhân “làm việc chăm chỉ” vì “nhà tù sẽ phát triển và được mở rộng,” bà Li nói.
Nhà tù cũng sản xuất cả đồ trang trí chủ đề ma quỷ cho lễ hội Halloween để xuất khẩu. Bà Li phải dùng dây sắt ghim vải đen xung quanh các [con ma]. Sau đó, vào dịp lễ Halloween, bà nhìn thấy ở ngoài cửa một căn hộ trong một khu phố ở New York có trang trí những con ma mà bà từng làm.
Trong nhiều năm qua, có nhiều bức thư của tù nhân Trung Quốc giấu trong các sản phẩm được khách hàng phương Tây phát hiện, khiến dư luận chú ý đến tình trạng lạm dụng và ngược đãi lao động của Trung Quốc. Vào năm 2019, gã khổng lồ siêu thị Tesco của Anh đã đình chỉ một nhà cung cấp thiệp Giáng sinh của Trung Quốc sau khi một khách hàng tìm thấy thông điệp viết bên trong tấm thiệp nói rằng sản phẩm được đóng gói bởi các phạm nhân lao động cưỡng bức.
Năm 2012, một phụ nữ từ tiểu bang Oregon đã tìm thấy một bức thư tay giấu bên trong bộ đồ trang trí Halloween mua tại Kmart. Bức thư này là của một người đàn ông bị giam giữ tại Trại lao động Mã Tam Gia khét tiếng ở thành phố Thẩm Dương thuộc miền bắc Trung Quốc. Người này đã kể về sự tra tấn và ngược đãi tại đây. Ông tên là Sun Yi, là một học viên Pháp Luân Công bị kết án 2 năm rưỡi lao động cưỡng bức vào năm 2008. Ông đã viết rất nhiều bức thư và giấu trong đồ trang trí Halloween mà ông bị cưỡng bức sản xuất và đóng gói.
Năm 2000, bà Li, là người Thẩm Dương, bị giam giữ tại Trại lao động Mã Tam Gia, nơi bà phải quần quật làm việc từ sáng đến tối để làm hoa nhựa.
Mặc dù những bông hoa bày bán trong siêu thị trông “thật lộng lẫy”, nhưng đằng sau sự lộng lẫy lẫy này là sự tra tấn, bà Li cho biết. Các lao động tù nhân không được cung cấp găng tay hoặc khẩu trang để chống lại sự độc hại của hạt vi nhựa trong không khí, trong khi tất cả cai ngục đều đeo khẩu trang.
Phạm nhân lao động không được phép nghỉ, ngoại trừ đi vệ sinh nhưng phải có chữ ký của cai ngục. Ở trong nhà tù không hề có chuẩn mực vệ sinh.
“Không được rửa tay không phải là vấn đề. Mà vấn đề là bạn phải làm việc nhiều hơn giờ quy định.
Năm 2019, Yu Ming, một học viên Pháp Luân Công hiện đang sống ở Hoa Kỳ, người đã bị giam giữ nhiều lần tại trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia, đã bí mật quay video và tuồn ra ngoài trại lao động một đoạn phim về cảnh phạm nhân đang làm đi-ốt bán dẫn cho chuỗi cung ứng quốc tế.
Mạng lưới rộng lớn
Wang Zhiyuan, Giám đốc Tổ chức Thế giới Phi lợi nhuận có trụ sở tại Hoa Kỳ chuyên Điều tra Cuộc đàn áp Pháp Luân Công, cho biết ngành công nghiệp sử dụng lao động trong hệ thống nhà tù rộng lớn của Trung Quốc là một cỗ máy kinh tế khổng lồ vận hành dưới sự giám sát của hệ thống tư pháp Trung Quốc
Ông mô tả khả năng khai thác nguồn lao động không được báo cáo này là "vũ khí chiến lược mạnh mẽ" để thúc đẩy tham vọng dẫn đầu nền kinh tế toàn cầu của Bắc Kinh. Ông Wang nói: “Cho dù Hoa Kỳ áp đặt bất kể mức thuế quan nào lên hàng hóa của Trung Quốc, ngành khai thác lao động khổ sai của Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ không mấy bị ảnh hưởng đáng kể”.
Năm 2019, tổ chức này đã công bố một báo cáo phát hiện 681 công ty sử dụng phạm nhân lao động trên khắp 30 tỉnh và khu vực của Trung Quốc để sản xuất các loại sản phẩm từ búp bê đến áo len cho chuỗi cung ứng ngoài Trung Quốc. Báo cáo cho biết, nhiều công ty trong số này là thuộc sở hữu nhà nước trung Quốc, và một số công ty là do quân đội Trung Quốc kiểm soát. Có 432 công ty, [hoặc 2/3 tổng số] có đại diện hợp pháp là người đứng đầu cơ quan quản lý trại giam cấp tỉnh.
Mặc dù năm 2013, chính quyền Trung Quốc đã chính thức bãi bỏ hệ thống trại cải tạo lao động, nhưng những phát hiện từ báo cáo cho thấy ngành công nghiệp sử dụng lao động cưỡng bức vẫn tồn tại và hoạt động mạnh mẽ.
Ông Wang nói, các trại cải tạo lao động chỉ đơn giản là đổi tên và sáp nhập vào hệ thống nhà tù, “chỉ là đổi tên thôi chứ bản chất thì vẫn vậy”.
VIDEO - CHẤN ĐỘNG BỨC THƯ TỪ "ĐỊA NGỤC" MÃ TAM GIA
Nguyên Hương
Theo The Epoch Times
Đăng theo NTDVN