Vào năm cuối cùng của Sùng Trinh Đế (Minh Tư Tông), bệnh dịch hạch bùng phát ở khắp nơi. Ngày nay, bệnh viêm phổi ở Vũ Hán cũng đang rất khốc liệt, dịch tả lợn Châu Phi vào năm ngoái vẫn phát triển không ngừng, khiến người ta liên tưởng về sự tương tự giữa Tập Cận Bình và Minh Tư Tông.
Trong hai năm qua, ngày càng có nhiều người bắt đầu thuyết phục Tập Cận Bình từ bỏ đảng Cộng sản Trung Quốc, “quay đầu là bờ”, và so sánh Tập Cận Bình với Hoàng Đế Sùng Trinh. Những đánh giá về Hoàng Đế Sùng Trinh trong lịch sử không tệ, nhưng nhiều người lại cho rằng ông chí đại tài sơ (chí lớn mà tài mọn). Vài năm trước, nhiều người đã hy vọng vào Tập Cận Bình và nghĩ rằng ông là một nhà lãnh đạo thông minh, có năng lực. Sùng Trinh vốn vô tình trở thành hoàng đế, ông xóa bỏ chế độ độc tài của hoạn quan một cách kiên quyết, và từng được coi là người đứng đầu thông minh có thể phục hưng đất nước. Tuy nhiên, Sùng Trinh Đế và Tập Cận Bình lại cùng bị đánh giá là làm ra một mớ hỗn độn trong việc cai trị đất nước.
Khi Sùng Trinh là Hoàng đế, bệnh dịch cùng các thảm họa thiên nhiên liên tiếp diễn ra, cùng các cuộc nổi dậy của nông dân. Trong thời kỳ Sùng Trinh Đế, bệnh dịch hạch đã lan khắp nơi trong lãnh địa của nhà Minh.
Mặc dù một số người không coi trọng những điềm báo của các thảm họa thiên nhiên trước sự sụp đổ của một triều đại, nhưng nhìn vào lịch sử, các thảm họa thiên nhiên như hạn hán, lũ lụt, côn trùng, gió bão, động đất,… thường đóng một vai trò quan trọng đối với sự biến động của trật tự xã hội cùng các sự kiện vô cùng trọng đại trong lịch sử loài người.
Thảm họa ở thời kỳ Hoàng Đế Sùng Trinh nghiêm trọng đến mức nào? Chúng ta hãy cùng nhìn vào các ghi chép lịch sử.
Năm thứ 6 Sùng Trinh Đế (1633), dịch bệnh đột nhiên xuất hiện nhiều nơi ở Sơn Tây. Trong “Sơn Tây Thông Chí” của Vạn Lịch (niên hiệu của Vua Thần Tông thời Minh, 1573-1620) có ghi lại, trong những năm này, Vạn Khúc, Dương Thành, khắp nước dịch bệnh, đại dịch Cao Bình, Liêu Châu, người chết vô số. Hạn hán xảy ra ở Tây Nam Sơn Tây, còn dịch bệnh phổ biến chủ yếu ở Đông Nam Sơn Tây. Quận Tần Nguyên, thành phố Tần Châu chỉ còn vài trăm nhà, mùa màng thất thu, 500 đồng một đấu gạo, mùa hè thì dịch bệnh, nên người chết là không đếm được.
Năm thứ bảy, thứ tám Sùng Trinh Đế, tại huyện Hưng, gần sông Hoàng Hà phía Tây Sơn Tây, đạo tặc giết và làm hại dân lành, xã hội bất an, thêm vào đó là thiên tai của tự nhiên càng làm cho bệnh dịch trở nên trầm trọng. “Thiên hành ôn dịch, hướng phát tịch tử”, bệnh dịch trên trời giáng xuống, chỉ trong một đêm, cả gia đình chết hết, người người kinh sợ tìm đường tháo chạy, toàn thành phố vắng không một bóng người.
Vào năm thứ 10 Sùng Trinh Đế (1637), đại dịch ở Sơn Tây hoành hành từ Bắc xuống Nam, ngay cả gia súc cũng bị nhiễm bệnh. Trong mười bốn năm, đại dịch đã dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng và sự đói khát trong suốt nhiều năm. Huyện Sơn Tắc ở phía Nam, một đại dịch cũng xuất hiện. Năm thứ 16 và 17 Sùng Trinh Đế là đỉnh điểm của dịch bệnh ở Sơn Tây, làm cho rất nhiều người chết. Vào năm thứ mười bảy Sùng Trinh Đế, tỉnh Đại Đồng đã “lặp lại bệnh dịch” và ở huyện Linh Khâu bệnh dịch hạch đã khiến hơn một nửa số người chết. Đại dịch ở Lộ An phía Nam, người bệnh tự nhiên nổi hạch, thổ ra máu, nhà nào có người chết cũng không dám đem đi chôn cất, mai táng.
Tại Hà Nam, trong “Hoang Niên Chí Bia” có ghi chép lại rằng năm thứ 13 Sùng Trinh, hai bên bờ sông Hoàng Hà, gió lớn làm lúa mì chết hết, nhà còn đó mà người chẳng còn ai. Năm thứ 14, đồng bằng miền Trung bệnh dịch bùng phát tứ phía, vào tháng 2, người dân huyện Nội Hoàng vô cùng lo lắng, người chết tới bảy phần. Vào thời điểm đó, có đất không có người, có người không có bò, đất đai bị bỏ hoang. Huyện Yển Sư, mùa xuân bệnh dịch làm người chết la liệt. Huyện Văn Hương mất mùa, đời sống khó khăn, nạn đói xảy ra… Huyện Dương Vũ, ôn dịch đại tác, người chết tới chín mười phần. Huyện Huỳnh Dương, bệnh dịch làm người chết không kịp chia ly, tháng 3, đường không một bóng người. Tới mùa thu, người đã chết nhiều tới mức quan tài cũng không kịp làm, người còn lại chẳng mấy, trên đường toàn tiếng ruồi bay khiến người ta phải rùng mình sợ hãi.
Sau năm thứ 13 Sùng Trinh Đế, đại dịch đã lan tới Bắc Kinh khiến Bắc Kinh trở thành vùng dịch không kém những nơi khác. Chính phủ lao đao và người dân chết la liệt, mùa xuân năm đó không có mưa, hạn hán xảy ra khiến dịch bệnh càng chiếm ưu thế hơn. Năm sau, bệnh dịch ở Hà Bắc vẫn tiếp tục phát triển và kéo dài dưới thời Hoàng Đế Sùng Trinh trong 14 năm.
Ngô Giang, Giang Tô từng hai lần bị dịch hạch hoành hành, Sùng Trinh năm Tân Tỵ (1641), Ngô Giang bất ngờ bùng phát dịch bệnh, vô số người đã chết và tỷ lệ tử vong cao kỷ lục. Một gia đình ban đầu chỉ có một người mắc bệnh, nhưng chỉ sau vài ngày, hàng chục người trong gia đình bị nhiễm bệnh và tất cả đều chết. Bệnh dịch nguy hiểm tới mức người ta cảm thấy như chỉ cần chạm vào người bệnh, ngay lập tức là có thể chết.
Vào mùa xuân năm thứ mười bảy Sùng Trinh Đế (1644), chỉ ba năm sau khi bệnh dịch tạm ngưng, Ngô Giang lại một lần nữa bị đại dịch. Triệu chứng chính của người bệnh là thỉnh thoảng lại trào ra máu. Chưa bao giờ ở thành phố Ngô Giang có nhiều người chết như vậy. Thậm chí tất cả cư dân trong một con hẻm đã chết vì căn bệnh này, chứ đừng nói đến việc có bao nhiêu người chết trong một gia đình, không ai còn sống. Dịch bệnh kéo dài hơn một tháng, đã giết chết rất nhiều người Ngô Giang.
Vào tháng Bảy, năm thứ mười sáu Sùng Trinh Đế, dịch bệnh đã bùng phát ở Thông Châu, Thuận Thiên. Căn bệnh này được gọi là vàng da, chỉ cần nhìn thấy nó, bạn sẽ chết. Khi một gia đình có người chết, họ cũng không dám hội tụ lại để làm đám tang. Bệnh dịch nghiêm trọng khiến lòng người kinh sợ, giết chết hơn 200.000 người.
Theo “Hoa Thôn Đàm Vãng” của Ngô Chấn Phương, từ tháng 8 đến tháng 10 năm thứ 16 Sùng Trinh Đế (1643), dịch bệnh bên trong và bên ngoài của khu vực là Đại học Sư phạm Bắc Kinh ngày nay đã lên đến đỉnh điểm. Bất kể bạn già hay trẻ, bạn sẽ sớm chết vì căn bệnh này. Ngực và bụng của bệnh nhân căng lên, hàng ngàn người chết mỗi ngày và nhiều người chết mà không hề biết tên bệnh.
Ví như, Binh khoa Tào Lương đang nói chuyện cùng khách, giơ chén trà cung kính hành lễ, bỗng dưng không đứng dậy nổi, liền chết tại chỗ. Binh bộ Chu Hy Lai viếng thăm khách vội vàng chạy về, vừa bước chân vào phòng thì lăn ra chết.
Nghi hưng Ngô Ngạn Thăng tuân lệnh Ôn Châu xử án, ngay khi ông ta muốn lên thuyền đi nhậm chức, một người hầu đột nhiên bị chết, người hầu khác của ông đi mua quan tài, mãi không thấy về, ông vội chạy đi xem thì người đó đã chết ở tiệm quan tài rồi.
Bảo mỗ, người ở cùng quán trọ với Ngô mỗ liền khuyên ông hãy cùng nhau đi tìm một quán trọ khác. Bảo mỗ đeo hành lý của mình trước ngực rồi đi, Ngô mỗ sắp xếp hành lý đi sau, khi chạy tới nơi trọ mới, đã thấy Bảo mỗ chết ở trong phòng của ngôi nhà mới. Ngô mỗ vội vàng dọn đồ ra ngoài, đến sáng sớm ngày thứ hai, ông cũng cứ thế mà chết.
Kim Ngô Tiền Tấn Dân cùng khách uống rượu, chuyện còn chưa nói hết đã tắt thở, một lát sau, vợ của ông cùng tỳ nữ, trong một thời gian ngắn cũng chết tổng cộng 15 người. Lại có hai người bạn cùng cưỡi ngựa đi đường, người phía sau nói chuyện, người trước mặt đáp lời, người phía sau nói nữa, người trước mặt đã chết ở trên yên ngựa, roi ngựa trong tay vẫn còn giương trên cao. Dọc phố nhỏ gia đình người chết không đếm được, trên đường phố đã không còn người nói chuyện phiếm, tản bộ. Người chết quả thực quá nhiều!
Thiên Tân, gần Đại học Sư phạm Bắc Kinh ngày nay, cũng bị tấn công bởi bệnh dịch hạch, nhưng lúc này đã là năm thứ 17 Sùng Trinh Đế. Có người cho rằng: Trời cao đã giáng tai họa xuống nhân gian, cho nên ôn dịch hoành hành. Từ tháng 8 đến tháng 9, dịch bệnh đã lên đến đỉnh điểm. Bệnh lây truyền từ nhà này sang nhà khác và không ai thoát khỏi. Miễn là một người bị bệnh, nó sẽ lây truyền sang người kia. Căn bệnh này đã lan rộng ở thành phố Thiên Tân được hai tháng, gây ra những cái chết hàng loạt cả trong ngoài thành phố. Để lại những tiếng khóc lóc thảm thiết và nỗi sợ hãi đầy bi thảm của những người còn sống sót!
Không chỉ người dân, mà ngay cả kết cục cuối cùng của Hoàng đế Sùng Trinh cũng khiến người ta phải than thở. Ông đã từng có cơ hội, nhưng hết lần này đến lần khác, ông đều không nắm bắt được nó.
Lịch sử đã dạy cho chúng ta những bài học sâu sắc, nhưng vẫn có những người không thể học hỏi và tiếp thu.
Dịch bệnh đã mang đến nỗi buồn và nỗi kinh sợ cho mọi người, nhưng lại khiến họ và ngay cả chúng ta phải đặt ra một câu hỏi: những người còn sống sót là loại người nào? Tại sao họ có thể sống sót sau đại dịch? Làm thế nào chúng ta có thể sống sót sau một thảm họa? Có lẽ đó là hy vọng của những người biết lắng nghe và tỉnh táo để lựa chọn Sự Thiện Lương! Bởi vì các vị Thần luôn bảo vệ những người có tấm lòng tốt bụng!
Theo DKN