Ông chủ quán trà sữa Trung Quốc ghi lại hành trình sinh tử khi chạy trốn sang Mỹ

Ông chủ quán trà sữa Trung Quốc ghi lại hành trình sinh tử khi chạy trốn sang Mỹ

Ông chủ quán trà sữa Trung Quốc ghi lại hành trình sinh tử khi chạy trốn sang Mỹ

Ông chủ quán trà sữa Trung Quốc ghi lại hành trình sinh tử khi chạy trốn sang Mỹ

Ông chủ quán trà sữa Trung Quốc ghi lại hành trình sinh tử khi chạy trốn sang Mỹ
Ông chủ quán trà sữa Trung Quốc ghi lại hành trình sinh tử khi chạy trốn sang Mỹ
Thứ sáu, 27-12-2024 14:44, (GMT+07:00)
Ông chủ quán trà sữa Trung Quốc ghi lại hành trình sinh tử khi chạy trốn sang Mỹ
20-08-2022 15:26

Ông chủ một cửa hàng trà sữa ở Trung Quốc, ông Vương Quần (Wang Qun), đã trải qua nhiều tháng trời, trèo đèo lội suối, trải qua sinh tử để đến nước Mỹ. Hành trình của anh đã trở thành một trong những câu chuyện ly kỳ của những người Trung Quốc bỏ chạy ra khỏi Trung Quốc.

 

Hành trình sinh tử: Ông chủ quán trà sữa ở Trung Quốc ghi lại cảnh chạy trốn sang Mỹ

Những người nhập cư bất hợp pháp vượt sông Rio Grande đi dọc theo hàng rào thép gai ở Eagle Pass, Texas, vào ngày 22/5/2022. (ALLISON DINNER / AFP qua Getty Images)

 

Vương Quần đã ghi lại hành trình nguy hiểm của mình trên mạng xã hội, và cuối cùng đã đến được Hoa Kỳ vào một ngày tháng 6.

 

Theo chân những người di cư không có giấy tờ tùy thân vượt qua biên giới Mỹ-Mexico dài gần 2.000 dặm, Vương Quần vào Mỹ không phải để thoát nghèo mà để thoát khỏi “chính sách không Covid” và đất nước Trung Quốc cộng sản “thời đại Tập”.

 

"Trong những năm kể từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền, các chính sách của Trung Quốc ngày càng thắt chặt hơn, nền kinh tế đang ở tình trạng tồi tệ... và nó sẽ trở nên tồi tệ hơn" - Vương Quần nói với CNN rằng, anh coi ông Tập là "phiên bản khác" của Mao. "Tập Cận Bình sẽ sớm được bầu lại - thậm chí có thể vô thời hạn, tôi thấy không có hy vọng".

 

Mặc dù ĐCSTQ liên tục khoe khoang rằng, mô hình chính trị của họ vượt trội hơn so với các nền dân chủ phương Tây, cái gọi là "phương đông lên, phương tây xuống", và ra sức tuyên truyền cái gọi là "hỗn loạn" của Mỹ như ‘phân biệt chủng tộc’, bạo lực nổ súng, và phân cực chính trị. Tuy nhiên, hiện tượng người Trung Quốc chạy trốn khỏi Trung Quốc khá phổ biến. CNN phân tích rằng, điều này chứng tỏ người Trung Quốc hoàn toàn bác bỏ những lời nói dối và tuyên truyền của ĐCSTQ.

 

"ĐCSTQ chưa chết thì người Trung Quốc không có ngày ngóc đầu lên được"

 

Hầu hết những người Trung Quốc chạy trốn ra nước ngoài đến từ các gia đình trung lưu Trung Quốc, những người đã nhập cư hợp pháp thông qua giáo dục, làm việc hoặc đầu tư. Nhưng Vương Quần không giàu có, cũng không biết nói tiếng Anh và không có kỹ năng gì. Sau khi tốt nghiệp trung học nghề năm 2008, Vương Quần làm thiết kế đồ họa và mở một cửa hàng trực tuyến. Năm 2020, anh trở về quê hương để mở một quán trà  sữa trân châu với bạn bè.

 

Nhưng ĐCSTQ đã bắt tay vào một chính sách “không Covid” tàn nhẫn, dựa trên việc giám sát toàn diện 1,4 tỷ công dân của mình, kiểm tra hàng loạt, kiểm dịch rộng khắp, và phong tỏa nhanh chóng.

 

Hoạt động kinh doanh của Vương Quần đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi các hạn chế của chính sách “không Covid”. "Tôi không thể kiếm sống qua ngày và phải nuôi hai con" - Vương Quần, người hiện đã ly hôn, nói: "Tôi không muốn bị phong tỏa. Tôi muốn ra ngoài".

 

Trên thực tế, Vương Quần đã nghĩ đến việc rời Trung Quốc hơn mười năm trước. Sau khi anh học cách vượt tường lửa, anh đã lên mạng xem được vụ thảm sát Thiên An Môn của ĐCSTQ năm 1989. Anh nói: “Khi tôi khoảng 20 tuổi, tôi đã bắt đầu thức tỉnh chính trị, tôi biết rằng ĐCSTQ không đáng tin cậy”.

 

“Bây giờ tôi đã ly hôn, tôi quyết định ra đi một mình và để lại hai con cho bố mẹ tôi” - Anh cho biết, anh hy vọng rằng các con sẽ được đoàn tụ với anh ở Mỹ trong tương lai.

 

Vương Quần, người chưa bao giờ rời khỏi Trung Quốc, cho biết anh đã tìm hiểu về Hoa Kỳ từ các chương trình truyền hình và phim ảnh. “Ấn tượng của tôi về Hoa Kỳ là, đây là một quốc gia tự do, dân chủ, cởi mở và năng động. Bạn có thể tích lũy tài sản thông qua nỗ lực của chính mình".

 

Vào ngày 23 tháng 4, anh đã tweet lại "Tiếng nói của tháng Tư" ghi lại việc phong tỏa Thượng Hải, và viết: "ĐCSTQ chưa chết thì người Trung Quốc không có ngày ngóc đầu lên được".

Một thành phố biển ở Trung Quốc biểu tình chống phong tỏa, chính quyền phải nhượng bộ

Cư dân thành phố Bắc Hải, tỉnh Quảng Châu, Trung Quốc biểu tình chống phong tỏa hôm 15/8. (Ảnh chụp màn hình)
 

Hành trình nguy hiểm trèo đèo lội suối

 

Không dễ để một người Trung Quốc rời bỏ Trung Quốc trong thời kỳ “không Covid”. Phong tỏa nghiêm ngặt và chủ trương “không phải trường hợp bắt buộc” thì không ra nước ngoài. Người Trung Quốc bị buộc phải tự cầm tù bản thân.

 

Thông qua một nhóm trò chuyện trực tuyến, Vương Quần phát hiện ra một nhóm người Trung Quốc có kế hoạch nhập cư bất hợp pháp vào Hoa Kỳ thông qua quốc gia Nam Mỹ là Ecuador.

 

Anh đã nộp đơn vào một trường ngôn ngữ ở Quito, thủ đô của Ecuador, và sử dụng thư nhập học của trường để xin hộ chiếu. Anh rời Trung Quốc bằng máy bay vào tháng 4, lần đầu tiên ra nước ngoài và gia đình anh đều không biết: “Tôi nói lại đi Chiết Giang làm thuê, tôi không muốn họ lo lắng”.

 

Vương Quần đã chuyển chuyến bay 2 lần mới đến được Quito, từ đó anh đi hơn một nghìn dặm bằng xe buýt đến một thị trấn ven biển ở Colombia. Sau đó, anh lên đường đến Panama cùng với hàng chục người di cư khác. Quá phấn khích, anh đã quay video selfie với những hành khách ngồi phía sau, những người đã cười, cổ vũ và đưa ra ngón tay cái.

 

Anh đã tweet vào ngày 30 tháng 4, (vui lòng xem tweet ở đây) "Tôi muốn ăn món mẹ nấu, thịt lợn xào giá tỏi, bí đao xào thịt lợn, bún + gà kho. Và cuối cùng tôi muốn nói, ĐCSTQ sẽ chết!"

 

Nhưng cuộc hành trình sau đó gần như khiến anh kiệt sức. Vương Quần đã phải mất ba ngày để đi bộ xuyên qua khu rừng nhiệt đới rậm rạp của Panama, lội qua bùn lầy, lội qua sông và vượt qua các vách đá cheo leo. Anh nói: "Nó rất đau đớn. Tôi cảm thấy như một xác chết biết đi, và một lần sau khi đi bộ được 12 giờ, tôi nghĩ rằng mình sẽ chết".

 

Ra khỏi rừng, Vương Quần và những người khác đi đến trại tị nạn bằng ca nô. Trên đường đi, ca nô bị rò rỉ nước và suýt lật úp,Vương Quần và các hành khách vội vã tát nước ra ngoài. Vào ngày 9 tháng 5, anh ta đã đăng một đoạn video cho thấy anh đang ở trên một chiếc thuyền với những người nhập cư bất hợp pháp khác. (xem video tại đây)

 

Trong trại tị nạn, Vương Quần đã gặp những người tị nạn từ khắp nơi trên thế giới đổ đây. Sau đó anh đi xe buýt 7 ngày đến Costa Rica, Nicaragua, Honduras và Guatemala. Sau đó anh lại đi thuyền đến biên giới Mexico. Tại đó, anh bị bắt vì nhập cảnh trái phép vào Mexico.

 

Năm ngày sau, Vương Quần được trả tự do, và được yêu cầu rời Mexico trong vòng 20 ngày. Sau đó, anh đã trả cho một kẻ buôn lậu hàng nghìn đô la để đi đến Thành phố Mexico. Anh bị nhét vào khoang kín của một chiếc xe tải chở hàng chục người di cư, cửa xe bịt kín và không có điều hòa, đông đúc đến nỗi anh không thể di chuyển hoặc duỗi chân. Vương Quần cho biết, nhiệt độ bên trong xe vượt quá 104 độ F (40 độ C), khiến anh đổ mồ hôi và khó thở.

 

Tại Thành phố Mexico, Vương Quần đã mua một chiếc xe máy và đi 1.600 dặm (2.575 km) với một người Trung Quốc khác, dọc theo bờ biển, qua sa mạc và đến biên giới Hoa Kỳ.

 

Anh đã tweet: "Gia đình thân yêu của tôi bên kia đại dương, không biết liệu tôi có thể quay trở lại trong suốt quãng đời còn lại của mình không. Mẹ, bố và các con, con nhớ mọi người nhiều lắm".

 

Khi CNN gặp Vương Quần ở Mexicali, gần biên giới Hoa Kỳ, vào ngày 4 tháng 6, anh ấy tỏ ra thoải mái và bình tĩnh. Mặc dù cuộc hành trình nguy hiểm hơn nhiều so với dự kiến, Vương Quần cho biết tất cả đều xứng đáng. "Tôi muốn các con tôi được tiếp nhận nền giáo dục tốt hơn" - Anh nói và cho biết thêm rằng giáo dục yêu nước được dạy trong các trường học ở Trung Quốc đang "tẩy não" con cái của anh.

Thuyết chủng tộc phê phán đã len lỏi vào nhiều trường học tại Mỹ, cách mạng văn hoá 2.0 ở Mỹ về màu da và giai cấp cùng tẩy não và thù hận

Học sinh đọc sách trong một lớp học tại trường tiểu học Yang Dezhi ‘Red Army’ ở tỉnh Quý Châu, Trung Quốc, ngày 7/11 /2016. Những ngôi trường như vậy là ví dụ điển hình về “giáo dục yêu nước” mà Đảng cộng sản Trung Quốc đang cố gắng quảng bá để nâng cao tính hợp pháp của mình — nhưng hành vi này lại bị các nhà phê bình lên án là mang tính tẩy não. (Ảnh: Fred Dufour / AFP qua Getty Images)
 

Vào ngày 9 tháng 6, khi Vương Quần nhập cảnh vào Hoa Kỳ, anh đã viết: "Biết rằng đã an toàn đến Mỹ rồi, gần hai tháng nỗ lực đã có kết quả rồi, ngay lập tức cười như nắc nẻ".

 

"Tôi không muốn bị đàn áp. Tôi muốn tự do" - anh nói.

 

Ngày càng nhiều người Trung Quốc tuyệt vọng trốn khỏi Trung Quốc

 

CNN bình luận rằng chuyến đi của Vương Quần đến Hoa Kỳ có thể hiếm gặp và cực đoan, nhưng anh không phải là người duy nhất dấn thân vào con đường nguy hiểm.

 

CNN đã phỏng vấn những công dân Trung Quốc khác đang cố gắng nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ, trong đó có một người đàn ông đi bộ vào Việt Nam, cũng trải qua mọi gian nan nguy hiểm. Anh nói, anh suýt mất mạng ở rừng nhiệt đới Panama, hiện nay đã đến được thành phố Mexico rồi.

 

Theo số liệu của Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn, số lượng công dân Trung Quốc xin tị nạn đã tăng gần gấp tám lần trong thập kỷ kể từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền, lên gần 120.000 người vào năm 2021, với khoảng 75% trong số họ xin tị nạn tại Hoa Kỳ.

 

Trên internet của Trung Quốc, các tìm kiếm về "di cư" bắt đầu tăng vọt vào tháng 3 do nhiều người không còn gì ăn trong thời gian phong tỏa. Thông tin chi tiết về cách rời khỏi Trung Quốc đã lan truyền trên mạng xã hội Trung Quốc. Các luật sư di cư cho biết, đã có một lượng lớn các yêu cầu từ người Trung Quốc muốn rời khỏi đất nước trong bối cảnh đại dịch.

 

Một ngày sau cuộc phỏng vấn với CNN ở Mexicali, Vương Quần đã đi xe máy đến Hoa Kỳ, sau đó anh đi bộ hàng giờ trong vùng hoang dã, địa hình dốc và vất vả đến nỗi đôi giày thể thao của anh đã rách nát. Sau đó, anh tự nộp mình cho cơ quan kiểm soát biên giới của Hoa Kỳ, và được trả tự do sau vài ngày bị giam giữ trong khi chờ xét xử vụ án nhập cư của mình.

 

Vào tối 4/7, ngày Quốc khánh Mỹ, Vương Quần một mình lang thang trên phố, nhìn pháo hoa trên cao. "Sau hơn 10 năm ôm giấc mơ Mỹ, đột nhiên tôi đang đi dạo trên đường phố nước Mỹ, và rất nhiều cảm xúc hiện lên trong đầu"  - anh viết trên Twitter.

 

Cuối cùng anh ta đã định nói với gia đình về việc bỏ trốn của mình, nhưng con trai anh đã sớm tìm thấy những ghi chép về hành trình chuyến đi của anh trên Internet, Vương Quần nói: "Tôi nói với nó rằng, bố đến Mỹ để kiếm nhiều tiền hơn cho con, và cho con một tương lai tốt đẹp hơn".

 

Vương Quần cho biết, anh có kế hoạch xin tị nạn chính trị. Nếu đơn của anh bị từ chối, anh cho biết, anh có thể yêu cầu các con mình đi theo con đường nguy hiểm giống như anh đã làm khi chúng lớn lên.

 

Anh nói: "Trái tim tôi đau nhói khi nghĩ đến chúng, và tôi thực sự muốn gửi chúng sang Mỹ càng sớm càng tốt. Vì càng ở lâu, chúng sẽ càng bị ảnh hưởng bởi nền giáo dục Trung Quốc, và càng khó khăn hơn cho chúng thay đổi".

 

Trong thời gian chờ xét xử vụ án nhập cư, Vương Quần đang nộp đơn xin cấp bằng lái xe, học khóa đào tạo nhân viên mát-xa, và học tiếng Anh mỗi ngày. Anh dự định sẽ trở thành một tài xế xe tải người Mỹ.

 

"Tất cả đều đáng giá. Ở Mỹ, tôi có thể nhìn thấy mặt trời và biển cả, và làm bất cứ điều gì tôi muốn" - anh nói.

 

Xem thêm: 

 

Đại Minh
Nguồn Epochtimes

Đăng theo NTDVN

 

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP