Núi La Phù: Nơi người và Tiên cùng chung sống, dị cảnh thoắt ẩn thoắt hiện

Núi La Phù: Nơi người và Tiên cùng chung sống, dị cảnh thoắt ẩn thoắt hiện

Núi La Phù: Nơi người và Tiên cùng chung sống, dị cảnh thoắt ẩn thoắt hiện

Núi La Phù: Nơi người và Tiên cùng chung sống, dị cảnh thoắt ẩn thoắt hiện

Núi La Phù: Nơi người và Tiên cùng chung sống, dị cảnh thoắt ẩn thoắt hiện
Núi La Phù: Nơi người và Tiên cùng chung sống, dị cảnh thoắt ẩn thoắt hiện
Thứ hai, 30-12-2024 00:09, (GMT+07:00)
Núi La Phù: Nơi người và Tiên cùng chung sống, dị cảnh thoắt ẩn thoắt hiện
16-01-2022 18:38

Ngọn núi này được mệnh danh là núi Tiên, có nhiều người ở đây đã tu hành đắc Đạo, thăng lên làm Tiên…

Tô Đông Pha có viết một cuốn sách nhỏ tên là ‘Đông Pha chí lâm’ chuyên dùng để ghi lại những sự việc thần kỳ mà ông đã trải qua, sau đây là 3 ví dụ.

Núi La Phù
Một cảnh ở núi La Phù. (Ảnh: Sogou)

Dị cảnh ở núi La Phù thoắt ẩn thoắt hiện

Có một vị quan từ Hư Quán của Phủ La Phù đi đến Trường Thọ viên dạo chơi, thấy trên đường đi có mấy chục ngôi nhà có đạo sĩ ở. Trong đó có một đạo sĩ đang ngồi trước cửa nhà, nhưng khi thấy vị quan đi tới vẫn không đứng dậy chào hỏi. Điều này làm cho viên quan rất tức giận, vì vậy ông đã cử người đến khiển trách vị đạo sĩ kia. Lạ thay, khi viên quan phái người đến đó thì thấy các đạo sĩ và sân đình đã không còn. Như thế có thể thấy núi La Phù là nơi người phàm và tiên nhân cùng chung sống. 

Theo Tô Đông Pha thì loại cảnh giới kỳ lạ bí ẩn này thì ngay cả người tu hành tinh tấn cả một đời có khi còn chưa nhìn thấy, còn viên quan kia là người thế nào lại tự mình nhìn thấy được? Ngoài ra một đạo sĩ bình thường nhìn thấy ông mà không đứng lên hành lễ thì cũng có gì để tức giận đâu? Vị quan này kiêu ngạo như vậy nhưng lại nhìn được dị cảnh mà người khác không thể nhìn được, thì chắc hẳn ông đã có duyên phận gieo từ kiếp trước.

La Phù là rặng núi kéo dài 3 huyện Tăng Thành, Bác La và Hà Nguyên thuộc tỉnh Quảng Đông, phía Bắc sông Đông Giang. Quyển thứ 7 của ‘Nghệ văn loại tụ’ có tên là ‘La Phù sơn ký’ có viết rằng: “La, la sơn dã; phù, phù sơn dã. Nhị sơn hợp thể, vị chi la phù. Tại Tăng Thành, Bác La nhị huyện chi cảnh.” Nghĩa là: núi La cũng là núi, núi Phù cũng là núi, hai núi hợp lại gọi là La Phù. Là quan cảnh nằm giữa hai huyện Tăng Thành và Bác La.

Núi La Phù từ xa xưa đã được mệnh danh là một ngọn núi Tiên, cho đến nay vẫn còn lưu truyền rất nhiều câu chuyện về Thần Tiên ở đây. Trong cuốn ‘Liệt Tiên truyện’ và ‘Thần Tiên truyện’ có chép lại: vào thời Chu Linh Vương đã có Tiên nhân mang vương tử lên núi Tùng tu Đạo, sau đó lại vân du đến núi La Phù tu hành. 

Vào thời Tần có một người tên là An Kỳ Sinh bán thuốc ở vùng Đông Hải, còn chữa được bệnh tật, thời đó người ta gọi ông là Thiên Tuế Ông. Thiên Tuế Ông từng hái cây thạch xương bồ ở khe núi La Phù về làm thuốc. Sau này có người nói rằng ông đã từ núi này bay lên trời. Ngoài Thiên Tuế Ông, thời Tần còn có Quế Phụ, Hắc Long, thời Hán có Chu Ẩn Chi, Hoa Tử Kỳ, còn có Cát Huyền thời Tam quốc…đều ở núi La Phù tu hành, hoặc đắc Đạo thành Tiên. Vì thế những dị tượng mà Tô Đông Pha nhìn thấy hay những lời mà ông nói tuyệt không phải là hão huyền.

Núi La Phù
Núi La Phù từ xa xưa đã được mệnh danh là một ngọn núi Tiên. (Ảnh: Sohu)

Mới rời nhân gian một chốc đã qua 32 năm

Tô Đông Pha nghe người dân ở Kiền Châu kể về chuyện đi tu Tiên như sau: ở vùng Liên Châu có một vị quan tên là Hoàng Tổn, ông là người thời Ngũ đại Thập quốc, làm chức quan Phó xạ thì cần đến Nam Hán nhậm chức. Chẳng bao lâu sau ông chưa đến tuổi hưu đã chọn về quê ở ẩn. Đột nhiên có một hôm không biết Hoàng Tổn đã đi hướng nào, người ta cũng không biết ông còn sống hay chết. Không còn cách nào khác con cháu đành đem bức hoạ hình ông treo ở trong nhà để tiện bề tế bái.

Không ngờ là 32 năm sau Hoàng Tổn thình lình quay trở về, lại còn ngồi ở bậc tam cấp của tiền đường kêu tên người nhà. Con ông khi ấy vừa mới đi khỏi nhà, chỉ có cháu ông ra gặp. Hoàng Tổn sai đem bút nghiên ra rồi viết lên tường một bài thơ: 

“Nhất biệt nhân gian tuế nguyệt đa, 
Quy lai nhân sự dĩ tiêu ma.
Duy hữu môn tiền giám trì thủy, 
Xuân phong bất cải cựu thời ba.”

Tạm dịch: 

Vừa rời khỏi nhân gian đã bao năm tháng
Khi trở về thì người cũ cũng chẳng còn
Chỉ có hồ Giám Trì ở trước cửa
Gió xuân về vẫn không thay đổi con sóng xưa.

Hoàng Tổn viết xong quăng bút bỏ đi, cháu ông không cách nào giữ lại được.

Đến khi con trai của Hoàng Tổn trở về, dò hỏi tướng mạo của vị khách vừa đến thì cháu của Hoàng Tổn nói rằng trông rất giống lão nhân gia trên bức hoạ. Con cháu đời sau của Hoàng Tổn rất nhiều người đều làm quan. 

Sử sách chép rằng Hoàng Tổn đỗ tiến sĩ năm Long Đức thứ hai triều Hậu Lương, sau làm quan đến chức thượng thư tả Phó xạ nước Nam Hán. Ông là người chính trực, trọng nghĩa khinh tài, đã vì nhân dân mà làm rất nhiều việc tốt, từng quyên góp tiền để xây dựng hiểm địa Cao Lang với hệ thống tưới tiêu rất rộng. Theo ghi chép của Tô Đông Pha thì Hoàng Tổn là một người tu Đạo, hơn nữa lại là người tu luyện có thành tựu.

Thân thể cao tăng hơn 2 năm không bị thối rữa

Trong những bằng hữu tín Phật của Tô Đông Pha có vài vị là cao tăng, chẳng hạn như Phật Bỉ có tài hùng biện, còn có Trọng Biện pháp sư là trụ trì chùa Nam Hoa ở Thiều Quan. Tô Đông Pha – người có thể được xưng là bậc kỳ tài trong làng thư pháp đã từng nhận lời thỉnh mời của trụ trì Trọng Biện để viết tấm bia ‘Tứ Thuỵ Đại Giám thiền sư’, được dùng để khắc lên bia đá ở chùa Nam Hoa.

Sau khi Trọng Biện viên tịch, Tô Đông Pha từ Lĩnh Nam đến chùa Nam Hoa để thăm viếng, lúc đó là vào ngày 19/12 năm Nguyên Phù thứ ba, triều đại Bắc Tống (1100). Ông đến chùa và hỏi về tháp mộ của Trọng Biện. 

Một nhà sư trả lời: “Sư phụ lẽ ra được chôn cất trong Thọ tháp, cách chùa Nam Hoa vài dặm về phía Đông, nhưng trong chùa có người không đồng ý, cho nên liền chôn ở nơi khác, tính đến này đã hơn 700 ngày. Bây giờ trưởng lão Minh Công, bất chấp tiếng nói phản đối, đã cho đào xác sư phụ và chôn ở thọ tháp. Khi định thay quan tài và quần áo cho Sư phụ, thì thấy thân thể của Sư phụ giống như khi còn sống vậy, quần áo vẫn như cũ, gọn gàng có mùi thơm, những người trước đây không thích Ngài thì nay vừa xấu hổ vừa bội phục.”

Thân xác hơn 2 năm mà không bị phân hủy, điều này nói rõ Trọng Biện quả thật là người đã đắc Đạo.

Xem thêm:

VIDEO: Vì sao nói thân người khó được, đánh mất rồi “vạn kiếp khó lắm thay”? | Tinh Hoa TV

 


Thiên Hoa (Theo Secret China)

Đăng theo Tinh Hoa

 
 
 
Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP