Nơi tổ chức Olympic Bắc Kinh chỉ cách các “địa ngục trần gian” vài km

Nơi tổ chức Olympic Bắc Kinh chỉ cách các “địa ngục trần gian” vài km

Nơi tổ chức Olympic Bắc Kinh chỉ cách các “địa ngục trần gian” vài km

Nơi tổ chức Olympic Bắc Kinh chỉ cách các “địa ngục trần gian” vài km

Nơi tổ chức Olympic Bắc Kinh chỉ cách các “địa ngục trần gian” vài km
Nơi tổ chức Olympic Bắc Kinh chỉ cách các “địa ngục trần gian” vài km
Thứ bảy, 28-12-2024 14:19, (GMT+07:00)
Nơi tổ chức Olympic Bắc Kinh chỉ cách các “địa ngục trần gian” vài km
11-02-2022 13:48

“Chứng kiến các địa điểm tổ chức Olympic ngay bên cạnh các trại tù… nơi nhiều người bị giam giữ, tra tấn chỉ vì đức tin khiến cho sự lừa dối và đạo đức giả của ĐCSTQ được phơi bày rõ ràng”, ông Levi Browde nói.

Lễ khai mạc Olympic mùa Đông Bắc Kinh hôm 4/2 sở hữu tất cả những gì hào nhoáng, lộng lẫy từ một đất nước đang muốn đánh bóng hình ảnh trên trường quốc tế: Hàng trăm đứa trẻ cầm đạo cụ chim bồ câu xếp thành hình trái tim, nhảy múa trong ánh sáng của Sân vận động Quốc gia “Tổ Chim”. Cùng lúc đó hàng loạt pháo hoa màu xanh trắng bắn lên không trung tạo thành chữ “Spring” (Mùa xuân) rực rỡ.

Màn biểu diễn mãn nhãn trong Lễ khai mạc Thế vận hội Olympic mùa đông 2022 tại Sân vận động Quốc gia Bắc Kinh vào ngày 4/2/2022. (Ảnh: Getty Images)

“Một thế giới, một gia đình” là khẩu hiệu dành cho khán giả trong sân vận động, lặp lại lời kêu gọi đoàn kết mà chính quyền Trung Quốc thường hô hào trên các sân khấu thế giới trong vài năm qua.

Với màn trình diễn mãn nhãn này, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang cố gắng chuyển hướng sự chú ý của thế giới ra khỏi những thực tế tồi tệ ở đất nước này. Trong đó có cả việc giam giữ, tra tấn đến chết xảy ra chỉ cách các địa điểm tổ chức Thế vận hội không xa, theo các nhà hoạt động nhân quyền.

Một người dân yếu đến mức phải đưa về nhà bằng cáng và bị tuyên án 2,5 năm tù vài ngày sau đó. Một người khác phải ngồi tù toàn bộ tuổi đời 30, để rồi lại nhận một bản án dài khác nhiều năm sau đó. Một người khác mất đi người chồng thân yêu vì bị bức hại và đang phải ngồi sau song sắt. Cả 3 đều trở thành mục tiêu đàn áp của ĐCSTQ chỉ vì kiên định với đức tin của mình.

Câu chuyện của họ và những người tương tự được đề cập trong một bản đồ phát hành vào ngày 4/2, cùng ngày Bắc Kinh trở thành thành phố đầu tiên trên thế giới tổ chức cả Thế vận hội Mùa hè và Mùa đông. Bản đồ do Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp phát triển, làm nổi bật hàng chục “điểm nóng bức hại” bên trong và xung quanh Bắc Kinh, nơi những người học Pháp Luân Công đang bị tra tấn chỉ vì không từ bỏ đức tin.

Ảnh chụp bản đồ cho thấy các địa điểm tổ chức Olympic ngay gần các nhà tù giam giữ, tra tấn người dân vì đức tin (màu hồng).

Theo một nhóm nhân quyền có trụ sở tại New York, đây là bản đồ toàn diện đầu tiên thuộc loại này cho phép “nhìn thấy những nơi ĐCSTQ không muốn bạn thấy”.

Erping Zhang, người phát ngôn của Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp, cho biết “sự gần sát giữa vinh quang Olympic với những đau khổ khủng khiếp của người dân đã làm nổi bật sự thống trị tàn bạo và dối trá của ĐCSTQ”.

Ông nói trong một tuyên bố: “Không có chế độ nào khác trên Trái đất có đủ sự táo bạo và tầm ảnh hưởng quốc tế để tổ chức Thế vận hội đồng thời giam giữ một lượng lớn tù nhân lương tâm trong bối cảnh ngược đãi và tra tấn như vậy”.

Những người học Pháp Luân Công đã phải chịu đựng hơn 2 thập kỷ bị bức hại dưới chế độ ĐCSTQ. Chình quyền Bắc Kinh coi họ là một mối đe dọa sau khi môn tu luyện trở nên phổ biến trong những năm 1990. Ước tính khi đó có khoảng 70 – 100 triệu người theo học môn tu luyện này.

Các phương pháp tra tấn trong trại giam ở Trung Quốc Đại Lục có rất nhiều. (Ảnh: Internet)

Địa điểm tổ chức Olympic ngay gần các trại tù

Cách các địa điểm chính tổ chức Thế vận hội Bắc Kinh khoảng 15 đến 30km, có đến hơn 5 cơ sở giam giữ, tra tấn học viên Pháp Luân Công.

“Theo đúng nghĩa đen, bạn có thể xem sự kiện Olympic trượt băng tốc độ, sau đó bước ra khỏi cửa từ phòng bầu dục, đi hơn 20km về phía đông và bạn sẽ ở một trại tù nơi nhiều người đang bị giam giữ chỉ vì đức tin với Pháp Luân Công”, Levi Browde, giám đốc Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp, nói với The Epoch Times.

Các nhà nghiên cứu đã mất một tháng để xác minh các chi tiết và hoàn thành bản đồ. Nhiều cơ sở có cả tên chính thức và tên phụ, thậm chí có 2 địa chỉ để tránh sự dò xét từ bên ngoài, theo các nhà nghiên cứu.

Browde cho biết, mặc dù ông đã nghiên cứu nhiều năm về chiến dịch đàn áp người học Pháp Luân Công, nhưng việc nhìn thấy tận mắt các cơ sở này vẫn rất ấn tượng.

Những năm tháng đằng đẵng sau song sắt

Browde đề cập đến một người bị bắt giữ là Thời Thiệu Bình (Shi Shaoping), 52 tuổi, có bằng thạc sĩ của viện quang hóa tại cơ quan khoa học hàng đầu đất nước – Viện Khoa học Trung Quốc.

Ông Thời bị bắt tại nhà riêng vào tháng 11/2019, nhưng gia đình ông không được biết bất kỳ tin tức gì về chỗ ở của ông cho đến tháng 4/2021. Khi đó cảnh sát mới thông báo cho họ ông bị kết án 9 năm tại Nhà tù số 2 Bắc Kinh, một cơ sở dành cho tử tù và tù chung thân.

Ông Thời Thiệu Bình (Shi Shaoping) với chứng chỉ thạc sĩ ở bên phải. (Ảnh: Minghui.org)

Thậm chí trước khi bị bắt lần đó, ông Thời đã bị giam 10 năm tù cũng chỉ vì đức tin.

Tương tự, cách một địa điểm trượt băng khác khoảng 25 km là Nhà tù Nữ Bắc Kinh, nơi một nghệ sĩ cũng đang bị giam giữ vì tín ngưỡng.

Vài tháng trước khi diễn ra Thế vận hội mùa Hè Bắc Kinh năm 2008, cảnh sát đã bắt giữ nghệ sĩ Hứa Na (Xu Na) và chồng bà là Vu Trụ (Yu Zhou) trong một “cuộc rà soát” khi phát hiện sách Pháp Luân Công trong xe của họ. Ông Vu cũng là một ca sĩ, nhạc sĩ. Chỉ 11 ngày sau đó, ông đã chết trong trại giam. Bà Hứa sau đó bị kết án 3 năm tù.

Ba tuần trước Thế vận hội Mùa Đông năm nay, hôm 14/01, bà Hứa lại bị tuyên thêm 8 năm tù nữa vì cung cấp ảnh cho The Epoch Times về những tháng đầu của đại dịch.

VIDEO: Bức hại tàn khốc trong nhà tù TQ, Cô Vương Hà sau khi bị tra tấn chỉ còn da bọc xương

Cách Sân vận động Quốc gia khoảng 35km về phía tây bắc, bà Wang Chaoying (68 tuổi) đang bị giam giữ tại Trung tâm giam giữ quận Trường Bình chỉ vì giảng rõ sự thật về Pháp Luân Công. Bà đã phải nhập viện 3 lần trong khoảng 6 tháng từ năm 2020-2021. Bà được cho về nhà trên một chiếc cáng sau khi giảm 40 cân. Mười ngày sau, tòa án tuyên án bà 2,5 năm tù.

Theo Minghui.org, trong 2 năm qua, đã xảy ra hơn 31.000 vụ bắt giữ và quấy rối người học Pháp Luân Công. Hồ sơ từ trang này cho thấy khoảng 1.800 người trong số họ bị kết án và hơn 200 người đã chết trong cùng khoảng thời gian. Tuy nhiên, các chuyên gia nhân quyền tin rằng số người chết thực sự còn cao hơn rất nhiều do sự kiểm duyệt thông tin từ chính quyền Trung Quốc.

Browde cho rằng những bi kịch trong 2 kỳ Thế vận hội Bắc Kinh sẽ khiến cộng đồng quốc tế hiểu rõ rằng chính quyền này không hề thay đổi. 

Ông nói: “Thông thường, người ta sẽ nhìn vào các tòa nhà cao tầng và các cửa hàng Starbucks quanh Bắc Kinh và nghĩ “Ồ, đây là Trung Quốc mới”. Họ chỉ nghĩ đất nước này tốt hơn và văn minh hơn”.

Nhưng khi “chứng kiến các địa điểm tổ chức Olympic ngay bên cạnh các trại tù… nơi nhiều người bị giam giữ và tra tấn vì đức tin sẽ khiến cho sự lừa dối và đạo đức giả của ĐCSTQ được phơi bày rõ ràng”.

Xem thêm:

>> ‘Xác sống’: Chuyện có thật bên trong nhà tù Trung Quốc

>> Trung Quốc: Nơi các tù nhân lương tâm là nguồn cung cấp nội tạng miễn phí cho Chính phủ

>> Tội ác dã man nhất trong trang lịch sử cuối cùng này

Thùy Linh (Theo The Epoch Times)

Đăng theo Tinh Hoa

 
Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP