Những “vũ khí bí mật” của các gián điệp Trung Quốc cổ đại

Những “vũ khí bí mật” của các gián điệp Trung Quốc cổ đại

Những “vũ khí bí mật” của các gián điệp Trung Quốc cổ đại

Những “vũ khí bí mật” của các gián điệp Trung Quốc cổ đại

Những “vũ khí bí mật” của các gián điệp Trung Quốc cổ đại
Những “vũ khí bí mật” của các gián điệp Trung Quốc cổ đại
Thứ hai, 30-12-2024 00:02, (GMT+07:00)
Những “vũ khí bí mật” của các gián điệp Trung Quốc cổ đại
12-06-2021 15:59

Bốn phát minh vĩ đại của Trung Quốc là la bàn, thuốc súng, giấy và in ấn, tất cả đều là những biểu tượng được quốc tế công nhận về nền khoa học và công nghệ tiên tiến của Trung Quốc cổ đại. Tuy nhiên, người Trung Quốc xưa cũng đã phát minh ra những công cụ tuyệt vời khác, bao gồm cả những “vũ khí bí mật” được sử dụng trong việc thu thập thông tin tình báo.

Dưới đây là 4 công cụ vô cùng hữu dụng trong lĩnh vực tình báo đã được các gián điệp Trung Quốc sử dụng từ hàng ngàn năm về trước.

Chiếc bình nghe lén

Chiếc bình nghe lén được làm bằng đất, có hình dạng một chiếc lọ miệng nhỏ bụng to, được các gián điệp sử dụng để nghe trộm các cuộc trò chuyện. Nó được người Trung Quốc phát minh ra cách đây khoảng 2.500 năm, theo một cuốn sách được viết bởi Mặc Tử vào giai đoạn cuối của thời Chiến quốc.

Phần dưới của chiếc bình nghe lén sẽ được chôn dưới đất, và phần trên (bao gồm cả miệng bình) vẫn nằm trên mặt đất. Miệng bình được che bởi một miếng da mỏng. Các điệp viên sẽ áp tai lên mặt tấm da để lắng nghe động tĩnh.

Để giảm thiểu khả năng nghe nhầm cuộc nói chuyện, những người mù thường là đối tượng được chọn để thực hiện nhiệm vụ nghe lén này, bởi vì nếu được huấn luyện tốt, người mù có thể nghe và phân biệt âm thanh cách xa hàng chục dặm.

Một ví dụ điển hình cho phương pháp này là vào cuối thời nhà Thanh, khi quân đội Hồ Nam tấn công vào thủ phủ Thiên Kinh của Thái Bình Thiên Quốc (nay là Nam Kinh). Trong thành, quân đội Thái Bình đã chôn những chiếc bình nghe trộm dưới chân tường thành để phát hiện hướng di chuyển của kẻ thù bên ngoài, khiến quân Hồ Nam nhất thời thất bại.

Chiếc bình nghe lén dần được cải tiến theo thời gian, và vẫn là công nghệ phát hiện âm thanh hiệu quả nhất ở Trung Quốc trước khi xuất hiện các thiết bị nghe lén hiện đại sau này.

Chữ viết vô hình

Chữ viết vô hình là một kỹ thuật khác cũng thường được các điệp viên sử dụng để phát tán thông tin bí mật mà không bị phát hiện. Các gián điệp cổ đại đã viết chữ bằng một loại mực đặc biệt để ngăn những người không liên quan đọc được tin nhắn.

Loại mực đặc biệt này thật ra được làm từ một nguyên liệu rất đơn giản, chính là nước phèn chua. Khi mực này khô, chữ viết sẽ trở nên vô hình. Tuy nhiên, chỉ cần nhúng tờ giấy vào nước, và các chữ sẽ xuất hiện trở lại.

Diều giấy

Người Trung Quốc cổ đại đã thử nghiệm rất nhiều phương pháp để truyền đi thông tin tình báo. Những con chim bồ câu được huấn luyện đã trở thành những người đưa tin tốt, nhưng chúng cũng không thể sử dụng trong mọi hoàn cảnh.

Vì vậy, người Trung Quốc đã nghĩ ra những con diều giấy truyền tin. Đây là một phương pháp đơn giản và thuận tiện để báo hiệu cho mọi người ở khoảng cách xa.

Theo ghi chép, Hàn Tín của triều đại nhà Hán là người đầu tiên trong lịch sử đã gửi thông tin thông qua diều giấy, tức là phương pháp này đã được áp dụng từ hơn 2.000 năm trước. 

Diều giấy được sử dụng rộng rãi trong quân đội và các hoạt động gián điệp. Một con diều giấy có thể bay rất cao, khiến kẻ thù dù nhìn thấy nhưng cũng không làm gì được. 

Theo "Cuộc nổi dậy của Hầu Cảnh" của Nam Bắc triều, Lương thái tử Tiêu Cương, bị quân nổi dậy Hầu Cảnh bao vây ở kinh thành thành Kiến Nghiệp (nay là Nam Kinh), đã sử dụng diều giấy để truyền tin báo cho binh lính và cầu cứu.

Mật mã và giải mã

Các điệp viên hiện đại không thể hoạt động nếu không có mật mã, và các điệp viên cổ đại cũng như vậy.

Âm phù (yinfu) có lẽ là mật mã sớm nhất được sử dụng ở Trung Quốc cổ đại. Mỗi “lá bùa” được mã hóa sẽ bao gồm hai nửa, mỗi nửa do một người khác nhau nắm giữ. Khi cả hai gặp mặt, họ sẽ kiểm tra xem hai nửa có khớp nhau hay không. Đây là một phương pháp đơn giản giúp họ xác minh danh tính của nhau.

Chất liệu và độ dài của các “lá bùa” tượng trưng cho các loại thông tin tình báo khác nhau. Tuy nhiên, không có từ ngữ nào xuất hiện trên mặt các “lá bùa”, vì vậy dù nó bị rơi vào tay kẻ thù thì họ cũng không thể hiểu được.

Vào giữa thế kỷ 16, danh tướng Thích Kế Quang, cũng là một tài năng quân sự, đã sáng tạo ra một kỹ thuật mật mã tên là “phiên thiết”. Phương pháp này sử dụng một chữ để đại diện cho phiên âm của hai chữ khác, nói đơn giản là ghép phiên âm của hai từ thành một từ để che giấu từ gốc.

Phiên thiết mã
Ví dụ về phiên thiết mã. (Nguồn: Baidu)

Thích Kế Quang là người phát minh ra phương pháp này, ông là người lãnh đạo quân nhà Minh phòng thủ các vùng bờ biển phía Đông Trung Quốc từ các cuộc tập kích của người Oa khấu vào thế kỷ 16.

Cuốn sách mật mã do Thích Kế Quang biên soạn được biết đến như một cuốn "mật mã" khó bẻ khóa nhất. Các điệp viên hiện đại ngày nay cũng khó mà giải mã được.

Gián điệp đầu tiên của Trung Quốc

Y Doãn là gián điệp đầu tiên được ghi nhận trong lịch sử Trung Quốc. Vào thế kỷ 16 trước Công nguyên, Hạ Kiệt là vị vua cai trị cuối cùng của nhà Hạ, nổi tiếng với cuộc sống xa hoa và tính cách tàn ác. 

Theo ghi chép, Y Doãn đã được Thành Thang cử sang làm gián điệp bên nhà Hạ. Trong thời gian này, Y Doãn đã thu thập thông tin quân sự và các thông tin liên quan khác từ các cận thần của vua Kiệt. Sau khi nắm được nội tình nhà Hạ, Y Doãn trở về và trợ giúp Thành Thang tiêu diệt nhà Hạ, lập ra nhà Thương.

Thanh Hương

Theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP