Những sinh mệnh sống theo Chân-Thiện-Nhẫn (Phần II) - Những giáo viên từ chối nhận quà

Những sinh mệnh sống theo Chân-Thiện-Nhẫn (Phần II) - Những giáo viên từ chối nhận quà

Những sinh mệnh sống theo Chân-Thiện-Nhẫn (Phần II) - Những giáo viên từ chối nhận quà

Những sinh mệnh sống theo Chân-Thiện-Nhẫn (Phần II) - Những giáo viên từ chối nhận quà

Những sinh mệnh sống theo Chân-Thiện-Nhẫn (Phần II) - Những giáo viên từ chối nhận quà
Những sinh mệnh sống theo Chân-Thiện-Nhẫn (Phần II) - Những giáo viên từ chối nhận quà
Thứ bảy, 28-12-2024 14:24, (GMT+07:00)
Những sinh mệnh sống theo Chân-Thiện-Nhẫn (Phần II) - Những giáo viên từ chối nhận quà
28-12-2019 13:53

Câu chuyện chỉ ra một hiện tượng đáng buồn đang diễn ra ở Trung Quốc: Chủ nhà hàng không ăn đồ cửa hàng mình nấu vì biết rõ bên trong có gì; chủ thầu không dám ở nhà họ xây. Người bán sữa không dám uống đồ mình kinh doanh; đơn vị sản xuất vắc-xin không đời nào tiêm phòng loại thuốc mà chính họ sản xuất.

Văn hóa tham ô, hối lộ đang dần xóa mòn giá trị đạo đức con người: cha mẹ không tặng quà cho giáo viên thì con em bị “đì”; bệnh nhân không đưa tiền cho bác sĩ thì chẳng được quan tâm chu đáo; bạn đi đâu cũng có thể bị lừa.

Pháp Luân Đại Pháp, còn được gọi là Pháp Luân Công, môn tu luyện cổ xưa, lấy Chân-Thiện-Nhẫn làm chỉ đạo căn bản. Các học viên Đại Pháp đến từ khắp nơi, đủ mọi tầng lớp xã hội. Họ hành xử theo Pháp lý và tự ước thúc bản thân theo tiêu chuẩn đạo đức cao.

PHẦN 1

PHẦN 2. NHỮNG GIÁO VIÊN TỪ CHỐI NHẬN QUÀ

Mỗi đứa trẻ không những là bảo bối của cha mẹ mà còn mang theo kỳ vọng lớn lao của họ. Đây cũng là suy nghĩ bình thường thuận theo tự nhiên. Nhưng ở Trung Quốc, nhiều phụ huynh thường tặng quà, lì xì cho giáo viên để con mình được chiếu cố hơn. Tình huống như thế dần trở thành “lệ bất thành văn” trong giáo dục.

Bài viết này chia sẻ câu chuyện về những nhà giáo hết sức mẫu mực, không chỉ từ chối nhận quà mà còn cống hiến hết lòng cho sự nghiệp giảng dạy, không cầu hồi báo.

Cáp Tĩnh Ba là giáo viên tiếng Anh ở trường trung học Tứ Bình ở huyện Đông Phong, thành phố Liêu Nguyên, tỉnh Cát Lâm. Từ khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, bà luôn nghiêm khắc ước thúc bản thân tuân theo Pháp lý Chân-Thiện-Nhẫn, trong công tác thì chăm chỉ, cẩn thận. Cô giáo Cáp Tĩnh Ba không bao giờ nhận quà cáp mà còn dạy kèm miễn phí cho học sinh vào thời gian rảnh.

Đáng tiếc thay, cô giáo Cáp lại bị bức hại vì đức tin vào Pháp Luân Đại Pháp. Cô bị giam ở bệnh viện tâm thần Tứ Bình và Trại lao động Cưỡng bức Nữ Hắc Chủy Tử ở Trường Xuân mỗi nơi hai lần.

Thầy Đường Thành Văn là hiệu trưởng nhiệm kỳ 13 ở trường tiểu học thuộc quận Thông Xuyên, thành phố Đạt Châu, tỉnh Tứ Xuyên. Sức khỏe thầy Đường cải thiện nhiều và tâm tính đề cao rất nhanh sau khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Từ khi đắc Pháp, cá nhân ông và nhà trường mấy năm liền đều nhận khen thưởng vì những thành tích của mình.

Thầy Đường là người rộng rãi: ông ủng hộ toàn bộ tiền thưởng của mình cho chính quyền địa phương vào tháng 7 năm 1998 và quyên góp tiếp cho những người sống sót trong nạn lũ lụt sông Trường Giang. Ông chỉ nhận 200-300 Nhân dân tệ tiền lương; nhưng suốt thời gian qua đã quyên góp hơn 30.000 Nhân dân tệ, số tiền đủ để mua 1 căn hộ.

Một nhà giáo đáng kính

Thầy Dương luôn tuân theo Pháp lý Chân-Thiện-Nhẫn của Đại Pháp trong cuộc sống. Ông chăm chỉ thực hiện nghiên cứu khoa học và đạt thành tích xuất sắc mỗi năm. Thầy Dương nỗ lực soạn giáo án cẩn thận và luôn vui vẻ giải đáp các thắc mắc cũng như tận tình quan tâm đến sinh viên. Do đó, thành tích cuối kỳ thi năm 1995 của sinh viên lớp thầy Dương xếp hạng nhất.

Thầy luôn chú trọng nhắc nhở các em sinh viên không chỉ học kiến thức mà còn phải học làm người ngay chính. Khi ông bị bức hại vì tu luyện Pháp Luân Công và sa thải khỏi ngành giáo dục năm 2005, thầy Dương vẫn tiếp tục phụ đạo miễn phí cho các em.

Ở phương diện nghiên cứu, thầy Dương cũng là nhân tài nổi bật. Mặc dù kinh phí eo hẹp, nhưng ông vẫn hoàn thành hai dự án nghiên cứu khoa học cấp trường, một dự án cấp tỉnh; tất cả đều đạt thành tích xuất sắc. Thầy có nhiều bài viết đăng trên các tạp chí khoa học. Thầy Dương luôn hỗ trợ nhiệt tình giáo viên khác hoàn thành các bài nghiên cứu, giáo án, luận văn cũng như hướng dẫn cho sinh viên của đồng nghiệp tham gia các cuộc thi lớn. Đến bây giờ, thầy Dương vẫn nhận được sự kính trọng từ sinh viên và tín nhiệm sâu sắc từ đội ngũ giảng viên nhà trường.

Thầy Vương Quang Lâm tốt nghiệp khoa Lịch sử trường Đại học Sư phạm Đông Bắc tỉnh Cát Lâm vào năm 1995 và công tác tại trường trung học Bắc Bội Kiêm Thiện ở Trùng Khánh. Thầy Vương đắc Pháp tháng 5 năm 1998. Trong thời gian ngắn, bệnh viêm túi mật, sỏi mật và bệnh gan đều đã khỏi hẳn.

Trong cuộc bức hại Pháp Luân Công, năm 2000, Hội đồng giáo dục quận Bắc Bội đã thu hồi bằng Sư phạm của thầy Vương; tất cả học sinh đều bất ngờ và bức xúc. Cảnh sát bắt giữ thầy Vương ba lần và tạm giam, sau đó đưa đến trại cưỡng bức lao động một năm. Về sau thầy Vương bị tuyên án 15 năm tù.

Ông Tư Đức Lợi là Phó giáo sư Mỹ thuật ở Trung tâm văn hóa quận Sư Hà thuộc thành phố Tín Dương, huyện Hà Nam. Ông trước đây mắc nhiều căn bệnh như dạ dày, viêm tuyến tiền liệt mãn tính. Sau khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp năm 1996, bệnh tật của Phó giáo sư Tư khỏi hẳn và không còn tốn thêm chi phí mua thuốc men.

Khi ông đến thăm bạn ở bệnh viện thì thấy con trai một người nông dân bị gãy chân do tông xe mà tài xế lại chạy mất. Gia đình không đủ tiền điều trị nên thầy Tư đã về nhà lấy 500 tệ cho họ để chữa cho cậu bé. Người bố cảm động rơi nước mắt và bày tỏ lòng biết ơn ông.

Một lần khác, ông thấy một cô gái trong vùng bị ung thư, cần tiền chữa bệnh gấp. Thầy Tư đã tìm hiểu, rồi đến gặp và đưa cô 1000 tệ.

Cô Vương Phương là giáo viên công tác tại trường tiểu học Thượng Chí, thành phố Tuy Hóa. Cô Vương không bao giờ nhận tiền biếu hay quà cáp của phụ huynh. Cô bảo rằng, mình là học viên Pháp Luân Đại Pháp nên không thể nhận lễ vật; khiến ai cũng ngạc nhiên và xúc động.

7bfd101944799ce129f28bb530caead5.jpg

Bà Cao Cẩm Thục là nhà nghiên cứu từng công tác tại Học viện giáo dục dân tộc ở thành phố Tuy Hóa, hiện đã về hưu. Sau khi tu luyện Pháp Luân Công, bệnh tình của bà khỏi hẳn. Bà Cao là nhà nghiên cứu tài năng, từng hai lần đạt giải thưởng về những thành tựu nghiên cứu khoa học suất sắc cho các nhà nghiên cứu dân tộc thiểu số trong ngành khoa học xã hội tỉnh Hắc Long Giang. Thời báo Triều Tiên Hắc Long Giang từng đưa tin về bà với nhan đề: “ Nữ nghiên cứu viên tuổi trẻ tài cao”.

Hơn trăm dân làng ra sức bảo vệ thầy giáo Cao Văn Chí

Sau khi được trả tự do năm 2005, ông chuyển đến sống ở một khu trồng rau thuộc ngoại ô. Ở đó có 30 hộ dân cùng đi lại trên một con đường hư hỏng khá nặng, ngày mưa thì lầy lội, ngày tuyết thì trơn trợt khó đi, do nhiều năm không được tu sửa. Ông Cao lấy tiền sinh hoạt phí cá nhân để mua nhựa đường, than tro và các nguyên vật liệu để tự mình sửa đường. Người làng thấy thế đều rất cảm kích, mỗi lần thấy ông đều chào “Pháp Luân Đại Pháp hảo.” Trong tám năm gần đây, ông đã sửa được 4 con đường, dài khoảng 3 km và tiêu tốn hơn 30.000 Nhân dân tệ.

0cc2403e6ef3831fa7cc66a1d18315e4.jpg

Cô giáo tài năng Lý Nghiên

4e1680573e03364a5dff319d3dd84f82.jpg

Cô Lý Nghiên nỗ lực sống theo Pháp lý “Chân-Thiện-Nhẫn”, tích cực chân tu hướng thiện. Con em của nhiều quan chức lãnh đạo tỉnh đều theo học ngôi trường danh tiếng nơi cô công tác. Trước khi tu luyện Pháp Luân Công, cô thường nhận nhiều quà cáp từ những phụ huynh có sức ảnh hưởng; bạn bè và gia đình cũng được hưởng lợi nhờ mối quan hệ của cô. Phụ huynh tặng lễ cho cô để con em mình được ưu ái hơn. Sau khi tu luyện, cô đều từ chối nhận quà.

Cô Lý không nộp đơn xin hỗ trợ nhà ở phúc lợi mà dành cơ hội cho những người khác. Cô cũng từ chối đi du lịch miễn phí giúp nhà trường tiết kiệm nhiều tiền.

Mỗi năm đơn vị sẽ tặng quà cho cán bộ nhân viên; nhưng cô Lý không bao giờ nhận và là người duy nhất trong số hơn 200 ban ngành từ chối nhận quà thưởng. Khi các đồng nghiệp nhận ra cô Lý là người tu luyện Pháp Luân Công, tất cả đều thêm kính phục. Năm đó, cô được trao giải “Nhân viên kiểu mẫu”.

Cô Chung Diễm Hồng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc Tây An, tỉnh Thiểm Tây, chuyên ngành sư phạm âm nhạc. Cô Chung được vinh danh là giáo viên xuất sắc ở trường trung học Đan Táo, thành phố Phật Sơn, tỉnh Quảng Đông.

Cô Chung Diễm Hồng

Cô Chung Diễm Hồng tham gia cuộc thi hùng biện giữa các giáo viên trẻ vào tháng 5 năm 2003. Đó là lần đầu tham gia, nhưng cô đã giành cả giải nhất và giải đặc biệt. Chủ đề bài hùng biện là “Thế nào là một người tốt,” và cô chia sẻ việc bản thân tuân theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn để thành một giáo viên tốt ra sao.

Cô Chung cũng từ chối hết thảy quà biếu và tiền phụ huynh tặng. Phẩm chất tốt đẹp cùng tài năng của cô Chung khiến đồng nghiệp và học sinh đều khâm phục. Hiệu trưởng nhiều lần thăng chức và tăng lương cho cô.

 

Khi Đảng Cộng sản Trung Quốc lợi dụng quyền lực để hủy hoại nền văn hóa Thần truyền Trung Hoa; tình trạng đạo đức suy đồi diễn ra trên diện rộng, len lỏi khắp mọi ngóc ngách trong xã hội; thì Pháp Luân Đại Pháp và giá trị Chân-Thiện-Nhẫn hồng truyền đã kéo theo tiêu chuẩn đạo đức xã hội thăng hoa trở lại.

Những giáo viên lấy tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn làm nguyên tắc chỉ đạo căn bản trong cuộc sống, luôn được học sinh yêu mến, phụ huynh kính trọng lại bị Đảng Cộng sản bức hại vì đức tin; nhiều người bị bắt, bị giam, bị tra tấn và đưa vào trại cải tạo lao động.

Theo Minh Huệ Net

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP