Những sinh mệnh sống theo Chân-Thiện-Nhẫn (Phần I) - Những bác sĩ muốn điều tốt nhất cho bệnh nhân

Những sinh mệnh sống theo Chân-Thiện-Nhẫn (Phần I) - Những bác sĩ muốn điều tốt nhất cho bệnh nhân

Những sinh mệnh sống theo Chân-Thiện-Nhẫn (Phần I) - Những bác sĩ muốn điều tốt nhất cho bệnh nhân

Những sinh mệnh sống theo Chân-Thiện-Nhẫn (Phần I) - Những bác sĩ muốn điều tốt nhất cho bệnh nhân

Những sinh mệnh sống theo Chân-Thiện-Nhẫn (Phần I) - Những bác sĩ muốn điều tốt nhất cho bệnh nhân
Những sinh mệnh sống theo Chân-Thiện-Nhẫn (Phần I) - Những bác sĩ muốn điều tốt nhất cho bệnh nhân
Thứ bảy, 28-12-2024 14:10, (GMT+07:00)
Những sinh mệnh sống theo Chân-Thiện-Nhẫn (Phần I) - Những bác sĩ muốn điều tốt nhất cho bệnh nhân
24-12-2019 15:23

Có một hiện tượng đáng buồn đang diễn ra ở Trung Quốc: Chủ nhà hàng không ăn đồ do cửa hàng mình nấu vì biết rõ bên trong có gì; chủ thầu không dám ở nhà họ xây. Người bán sữa không dám uống đồ mình kinh doanh; đơn vị sản xuất vắc-xin không đời nào tiêm phòng loại thuốc mà chính họ sản xuất.

Câu chuyện trên chỉ ra một hiện tượng đáng buồn đang diễn ra ở Trung Quốc: Chủ nhà hàng không ăn đồ do cửa hàng mình nấu vì biết rõ bên trong có gì; chủ thầu không dám ở nhà họ xây. Người bán sữa không dám uống đồ mình kinh doanh; đơn vị sản xuất vắc-xin không đời nào tiêm phòng loại thuốc mà chính họ sản xuất.

Văn hóa tham ô, hối lộ đang dần xóa mòn giá trị đạo đức con người: cha mẹ mà không tặng quà cho giáo viên thì con em bị “đì”; bệnh nhân không đưa tiền cho bác sĩ thì chẳng được quan tâm chu đáo; bạn đi đâu cũng có thể bị lừa.

Pháp Luân Đại Pháp, còn được gọi là Pháp Luân Công, môn tu luyện cổ xưa, lấy Chân-Thiện-Nhẫn làm chỉ đạo căn bản. Các học viên Đại Pháp đến từ khắp nơi, đủ mọi tầng lớp xã hội. Họ hành xử theo Pháp lý và tự ước thúc bản thân theo tiêu chuẩn đạo đức cao.

Phần I. Những bác sĩ chỉ muốn điều tốt nhất cho bệnh nhân

Bác sĩ Lộ ưu tiên bệnh nhân lên hàng đầu.

Năm 2011, bác sĩ Lộ bị bắt và đưa vào trung tâm tẩy não vì tu luyện Pháp Luân Công. Nhiều bệnh nhân đã vượt đường xa đến bệnh viện để gặp bác sĩ Lộ nhưng phải thất vọng vì sự thật; tất cả đều lên án mạnh mẽ hành vi bạo ngược của cảnh sát.

Châu Văn Sinh là một thầy lang ở phía đông thị trấn Triệu Đông, tỉnh Hắc Long Giang. Ông tu luyện Pháp Luân Công và lấy nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn làm tiêu chuẩn để chăm sóc các bệnh nhân; vô luận trời đông giá lạnh hay hè nóng bức, vô luận có tiền trả hay không; ông đều thật tâm hết mình điều trị. Ông xem bệnh, kê thuốc rất chuẩn xác, chỉ cần đến một lần là khỏi bệnh nên mọi người hay gọi ông là “Châu nhất châm”.

Vị bác sĩ tinh thông y thuật

Điền Khánh Linh tốt nghiệp Tiến sĩ năm 2005 và làm việc ở bệnh viện Trung y Cáp Nhĩ Tân, với chuyên ngành chính là thận, huyết học và ung bướu. Hầu hết bệnh nhân của bác sĩ Điền đều rất nguy kịch và trước đây cũng đến khám vài lần. Nhiều gia đình đã dùng hết tiền dành dụm để điều trị. Bác sĩ Điền hiểu rõ điều này nên luôn kê thuốc đúng liều, đúng loại với giá rẻ nhất.

Bác sĩ cũng khuyến khích bệnh nhân nên tập Pháp Luân Đại Pháp để có hiệu quả tốt hơn. Có một bệnh nhân bị ung thư gan giai đoạn cuối và bụng trướng lên. Bác sĩ Điền vừa kê thuốc vừa khuyên ông niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo”. Ông nghe theo và bụng xẹp xuống; sau đó có thể ăn uống lại bình thường.

Cứ như thế, người truyền người, bác sĩ Điền Khánh Linh càng trở nên nổi tiếng. Khi phải luân chuyển qua khoa Cấp cứu một tháng thì bệnh nhân cũng chạy đến nhờ khám chữa. Bác sĩ Điền luôn bảo rằng: “Nhờ Đại Pháp đã khai mở trí huệ nên hiệu quả trị liệu của tôi mới tốt đến vậy.”

Chuyện của một bác sĩ quân y về hưu

Bà Vương bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào năm 1996. Kể từ đó, bà không còn để tâm đến địa vị, danh vọng hay lợi ích bản thân. Bệnh tật khỏi hẳn và bà trông còn trẻ hơn tuổi, mặt mày hồng hào, tràn đầy sinh khí. Chuyển biến kỳ diệu của bà khiến mọi người đều khâm phục huyền năng của Đại Pháp.

Bác sĩ Vương làm việc chăm chỉ, có trách nhiệm và luôn được đồng nghiệp đánh giá cao. Nhiều bệnh nhân tặng quà vì cảm kích, nhưng bà đều không nhận. Sau khi về hưu, bà làm việc cho một phòng khám tư. Có lúc bệnh nhân đưa bồi dưỡng và nhất định không chịu cầm lại tiền; bác sĩ Vương mang đến đưa cho giám đốc nhờ gởi trả lại cho họ.

Cảm nhân cố sự: Bác sĩ và người nữ bệnh nhân mù bại liệt

Năm 2003 và năm 2006 bác sĩ Từ bị đưa vào trại cải tạo lao động, tổng cộng hết thảy ba năm. Đơn vị sa thải anh khỏi vị trí bác sĩ và điều đến phòng giặt ủi làm công việc lao động tay chân. Vợ anh Từ mất đi hoàn cảnh tu luyện và lo sợ bức hại nên đã từ bỏ. Sau đó cô phát bệnh nặng và qua đời, bỏ lại con gái nhỏ hai tuổi.

Trước khi về hưu, bà Hoàng Lợi Bình là giáo sư bác sĩ, chủ nhiệm khoa ở bệnh viện Trung Tây y kết hợp thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc. Bác sĩ Hoàng được báo chí ca ngợi về những thành tựu cống hiến nổi bật trong việc điều trị vô sinh. Công việc áp lực, phải làm liên tục nhiều giờ khiến bà mắc nhiều vấn đề sức khỏe như đau đầu, đục thủy tinh thể, viêm xoang, viêm bàng quang và viêm khớp.

Tháng 12 năm 1995, bà nghe một bệnh nhân nói về huyền năng trị bệnh của Đại Pháp nên bắt đầu tập luyện. Trong vòng ba tháng, bà có thể nhìn thấy rõ ràng mà không cần đến kính, bệnh tật đều khỏi hẳn.

Sau khi bắt đầu tập luyện Pháp Luân Công, bác sĩ Hoàng lấy xuống tất cả bằng khen, huân chương và không còn nhận quà biếu nữa. Có lúc không từ chối được, bác sĩ Hoàng sẽ đưa xuống phòng phúc lợi y tế hay tặng lại cho các bệnh nhân khác. Bà cũng hoàn trả lại cho bệnh nhân những món quà đắt tiền đã nhận trước đây.

Cảnh sát bắt giam và tra tấn bác sĩ Hoàng trong trung tâm tẩy não hơn ba tháng vì bà không đồng ý từ bỏ đức tin của mình. Tháng 7 năm 2015, bà nộp đơn kiện Giang Trạch Dân, kẻ đã phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công lên Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao.

1. Trên Minh Huệ có bài viết của một người ở Hồ Bắc kể rằng: Bố của bạn anh bị loét dạ dày và ung thư ruột. Đến bệnh viện, bạn anh nhét vào tay bác sĩ 1.000 tệ và năn nỉ cố gắng cứu cha mình. Vị bác sĩ từ chối nhưng vì anh cứ khăng khăng nên bác sĩ cầm lấy. Khi ca phẫu thuật thành công; và ngày người bố xuất viện, vị bác sĩ hôm nọ đến đưa cho anh một biên nhận đặt cọc tiền nằm viện. “Đây là 1.000 tệ tôi dùng để đặt cọc viện phí cho bố anh. Tôi là học viên Pháp Luân Đại Pháp và tôi không nhận tiền từ bệnh nhân.”

Anh Lý là bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình ở bệnh viện chi nhánh số 1 Đại học Y dược Cáp Nhĩ Tân. Anh chưa bao giờ nhận tiền từ bệnh nhân và luôn ưu tiên cứu người trước. Có lần bệnh nhân không đủ tiền làm xét nghiệm máu bắt buộc. Để ca mổ tiến hành sớm, bác sĩ Lý đã lấy 1.000 tệ chi trả trước và tiến hành phẫu thuật. Lúc đó, lương hàng tháng của anh Lý chỉ có 300 tệ.

3. Ông Vương Kiến Sinh là giám đốc Phòng y tế thuộc Cục viễn thông thành phố Hoàng Cương, tỉnh Hồ Bắc. Sau khi ông Vương trở thành học viên Pháp Luân Công, tất cả bệnh tật như thoát vị đĩa đệm, viêm dạ dày, suy gan đều khỏi hẳn. Nhiều người tận mắt chứng kiến kỳ tích này cũng bắt đầu tập luyện.

4. Y tá Mai ở tỉnh Liêu Ninh cũng từ chối nhận tiền bồi dưỡng của bệnh nhận sau khi đắc Pháp năm 1995. Cô luôn lấy tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn làm tâm Pháp ước thúc bản thân. Có lần bệnh nhân nhét vào tay cô 100 tệ ngay trước lúc diễn ra ca mổ và nhất quyết không chịu nhận lại. Để ca mổ được tiến hành sớm, cô đã cầm lấy tiền và sau đó đưa trả lại cho bệnh nhân khi ca mổ kết thúc. “Tôi cảm ơn tâm ý của chị. Nhưng chị nên cầm số tiền này mà mua thức ăn bồi bổ cơ thể cho nhanh hồi phục sức khỏe.”

5. Bác sĩ Chen Guoquing công tác ở bệnh viện Cục quản lý Nông nghiệp, ở thị trấn Mẫu Đơn Giang, tỉnh Hắc Long Giang. Vợ ông, bà Han Yuquin, làm y tá cùng bệnh viện. Cả hai sau khi bắt đầu tập luyện Pháp Luân Công đều tận tâm tận lực phục vụ người bệnh và không nhận tiền bồi dưỡng. Nếu từ chối khó quá thì họ sẽ tạm giữ lấy để bệnh nhân yên tâm trong quá trình phẫu thuật, rồi đem xuống đóng tiền đặt cọc viện phí để khi bệnh nhân xuất viện thì có thể được hoàn trả lại. Người nhà bệnh nhân vô cùng cảm kích trước nghĩa cử tốt đẹp này.

Khi cuộc bức hại diễn ra, vợ chồng bác sĩ Trần bị giam giữ nhiều lần. Cả hai đều bị sa thải. Bà Hàn đã chết do tra tấn vì không đồng ý từ bỏ đức tin.

Sau khi nữ bác sĩ A (hóa danh) bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công thì bệnh viện nơi cô công tác lại có thêm một lương y mẫu mực. Cô chăm sóc chu đáo từng bệnh nhân, tận lực khám chữa bệnh, kê loại thuốc phù hợp nhất và từ chối bất cứ quà bồi dưỡng của bệnh nhân hay tiền hoa hồng của các công ty dược. Tất cả bệnh nhân đều vô cùng tín nhiệm cô.

Người chồng cũng cảm thấy cô đã thay đổi tâm tính ngày càng tốt hơn, bệnh nhân thì đặc biệt yêu mến nên anh hết lòng ủng hộ cô tu luyện mặc cho cuộc bức hại khốc liệt đang diễn ra. Bạn của chồng cô bảo rằng: “Bồ Tát thì tôi chưa từng thấy qua, nhưng thiết nghĩ vợ anh đúng là Bồ Tát sống.” Giám đốc bệnh viện biết rõ nhân viên mình là một bác sĩ tài đức nên nhiều lần ngăn cản những cảnh sát không hiểu chân tướng sách nhiễu cô.

 

Đồng nghiệp khi giới thiệu cô với bệnh nhân đều bảo rằng: “Cô ấy không chỉ là một bác sĩ giỏi, mà còn là một người vô cùng nhân hậu.”

Theo Minh Huệ Net

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP