Những người cha dũng cảm bị tra tấn phi pháp trong ngục tối

Những người cha dũng cảm bị tra tấn phi pháp trong ngục tối

Những người cha dũng cảm bị tra tấn phi pháp trong ngục tối

Những người cha dũng cảm bị tra tấn phi pháp trong ngục tối

Những người cha dũng cảm bị tra tấn phi pháp trong ngục tối
Những người cha dũng cảm bị tra tấn phi pháp trong ngục tối
Thứ sáu, 27-12-2024 14:25, (GMT+07:00)
Những người cha dũng cảm bị tra tấn phi pháp trong ngục tối
10-11-2022 13:29

Những người cha kiên cường và nhân đức là nền tảng của một gia đình hòa thuận và làm thế giới trở nên tốt đẹp hơn. Chúng ta có ngày lễ của cha, để tôn vinh tình yêu thương che chở của họ đã dành cho chúng ta, nhưng xin hãy đừng quên những người cha dũng cảm vẫn đang bị bức hại tại Trung Quốc chỉ vì đức tin của của họ hoặc vì đã đứng lên bảo vệ nhân quyền.

‘Cha tôi tin đây là thông điệp của Thần, và tôi tin cha tôi’

Đã gần 6 năm kể từ khi luật sư nhân quyền nổi tiếng của Trung Quốc Cao Trí Thịnh mất tích vào ngày 13/8/2017. Luật sư Cao đã ba lần được đề cử Giải Nobel Hòa bình. 

Luật sư nhân quyền mất tích Cao Trí Thịnh. (Ảnh: Epoch Times)

Cảnh Cách – con gái của Cao Trí Thịnh, cầm bản sao cuốn sách của ông tại buổi lễ ra mắt sách ở Hồng Kông vào ngày 16/6/2016. (Ảnh: Stone Poon / The Epoch Times)

Là một tín đồ Cơ đốc giáo và được mệnh danh là “Lương tâm của Trung Quốc”, ông Cao đã từng có mối quan hệ tốt đẹp với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cho đến khi ông đứng lên bảo vệ các nhóm tín ngưỡng đang bị đàn áp: Các gia đình Cơ đốc và các học viên Pháp Luân Công. Ông đã nhiều lần bị bắt và tra tấn trong nhiều năm, và chính thức bị bắt vào năm 2006 sau khi ông viết một lá thư cho giới lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc lên án việc đàn áp tín ngưỡng của người dân. 

Khi ở trong tù, LS Cao bị tra tấn bằng nhiều hình thức dã man như chích điện bằng dùi cui, bị bẻ răng, thậm chí còn bị tăm xỉa răng đâm vào bộ phận sinh dục. Ông đã bị quản thúc tại nhà trong nhiều năm cho đến khi đột ngột biến mất vào ngày 13/8/2017, kể từ đó gia đình của ông đã không nhận được bất cứ tin tức gì về ông. 

Vợ của LS Cao, Cảnh Hòa, và hai con của ông, đã phải liên tục đối mặt với sự quấy rối từ cảnh sát, họ đã trốn thoát đến Hoa Kỳ vào năm 2009 với sự giúp đỡ của các nhóm tín ngưỡng. Mặc dù đang cư trú ở một đất nước tự do trong một thập kỷ qua, nhưng gia đình của LS Cao chưa bao giờ ngừng lên tiếng và lo lắng cho tình trạng hiện tại của ông. 

Con gái của ông, Cảnh Cách, tin rằng cuốn sách của cha cô, tựa tiếng Trung là “Năm 2017: Trung Quốc đứng lên”, mang một thông điệp kiên định đến với thế giới rằng – ĐCSTQ sẽ sớm sụp đổ. “Cha tôi tin rằng đây là thông điệp của Thần, và tôi tin cha tôi”, cô Cảnh nói trong buổi lễ ra mắt cuốn sách tại Hồng Kông vào ngày 16/6/2016.

‘Gia đình tôi chỉ là một ví dụ trong số hàng nghìn trường hợp’

Lưu Chi Nguyên – một sinh viên 22 tuổi tại Đại học Carleton ở thủ đô Ottawa, Canada, đã tham gia cuộc vận động kêu gọi trả tự do cho cha mẹ mình. Cha của anh – một “nhân tài hiếm có” và là chuyên gia nổi tiếng trong ngành dầu khí – đã bị buộc tội gửi tin nhắn văn bản thông tin về môn tu luyện Pháp Luân Công đang bị bức hại qua Bluetooth tại một tàu điện ngầm ở Bắc Kinh.

Sinh viên Đại học Carleton Lưu Chi Nguyên kêu gọi ĐCSTQ ngay lập tức ngừng cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công và trả tự do cho tất cả các học viên, bao gồm cả cha của anh là Lưu Chu Ba. (Ảnh: Nhậm kKều Sinh/Epoch Times)

Cha mẹ của anh đều là cựu kỹ sư của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc, đã phải đối mặt với án tù và ngược đãi từ nhiều năm trước chỉ vì đức tin của họ. Vào ngày 19/11/2021, họ lại bị bắt một lần nữa, theo trang Minhhue.org – một trang web có trụ sở tại Hoa Kỳ chuyên đưa tin về cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Mẹ của anh, bà Tào Văn, đã được thả tự do một tháng sau đó, nhưng cha của anh, ông Lưu Chu Ba, vẫn còn đang bị giam cầm tại Trại tạm giam số 3 Bắc Kinh.

“Cuộc đàn áp của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Công đang hủy hoại cuộc sống của nhiều người và gia đình của họ”, anh đã chia sẻ với Thời Báo The Epoch Times Hoa ngữ. “Những gì đã xảy ra với gia đình tôi chỉ là một ví dụ trong số hàng nghìn trường hợp bị  đàn áp ở Trung Quốc.”

Pháp Luân Công (còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp) là một môn tu luyện cả tâm lẫn thân cổ xưa dựa theo nguyên lý Chân, Thiện và Nhẫn. Chế độ ĐCSTQ vô thần đã bức hại một cách bạo lực môn tu luyện tinh thần này kể từ tháng 7/1999. Chiến dịch bức hại do ĐCSTQ lãnh đạo diễn ra 23 năm qua đã khiến nhiều học viên Pháp Luân Công bị bắt giữ, bị tra tấn cực hình, bao gồm cả việc mổ cướp nội tạng sống của họ để phục vụ cho mục đích cấy ghép thương mại. 

Trước đó, cha mẹ, bà nội và chú của anh đã bị bỏ tù 1 năm rưỡi vì tu luyện Pháp Luân Công. Cha của anh cũng đã bị kết án 9 năm tù trước khi được trả tự do vào năm 2010 – giai đoạn mà anh mô tả là “địa ngục” đối với cha mình, khi người đàn ông lớn tuổi này bị tra tấn, bỏ đói và đối mặt với những lời đe dọa tử vong trong tù. 

‘Tôi đã cố gắng làm bất cứ điều gì có thể để giúp cha tôi’

Vào ngày 2/2/2013, cô Jewher Ilham được cho là đi cùng với cha của mình, ông IIham Tohti, một giáo sư kinh tế học người Duy Ngô Nhĩ ở Trung Quốc, đến trường Đại Học Indiana trong một tháng với vai trò là một học giả thỉnh giảng. Tuy nhiên, chính quyền Trung Quốc đã hạn chế việc xuất cảnh của cha cô, sau đó cô đã phải một mình bắt chuyến bay từ Bắc Kinh đến Mỹ. 

Ngày định mệnh ở sân bay đó cũng là lần cuối cùng cô còn được nhìn thấy cha mình. Cha của Jewher đã bị bắt sau đó và bị kết án tù chung thân vì tội kích động ly khai – một cáo buộc mà cô cho là vô căn cứ . “Ông ấy chưa bao giờ đề cập một từ nào về việc chia cắt đất nước”, cô Jewher đã chia sẻ với kênh Trung Quốc không kiểm duyệt.

Ilham Tohti — một giáo sư kinh tế người Duy Ngô Nhĩ, thuyết trình bài giảng của mình dưới một camera giám sát an ninh được gắn phía trên bục giảng của giáo viên trong một lớp học ở Bắc Kinh vào ngày 12/6/2010. (Ảnh: Frederic J. Brown / AFP qua Getty Images)

Jewher Ilham, con gái của Ilham Tohti, cầm một bức chân dung của cha cô trong lễ trao giải thưởng nhân quyền Sakharov của Nghị viện châu Âu năm 2019 tại Strasbourg, miền Đông nước Pháp, vào ngày 18/12/2019. (Ảnh: Frederick Florin / AFP)

Kể từ năm 2017 đến nay, cô Jewher ngày càng lo lắng hơn cho cha mình. Năm 2017 là năm mà cả thế giới biết đến các trại cải tạo và tập trung ở Tân Cương; gia đình cô ở Trung Quốc đã mất liên lạc với cha cô cùng năm đó.

Để tìm kiếm việc trả tự do cho cha mình, cô gái trẻ đã đứng lên vận động cho ông. 

“Tôi đã cố gắng làm bất cứ điều gì có thể giúp cha tôi và cộng đồng của tôi. Tôi không biết liệu điều này có hiệu quả gì không và nó sẽ khởi tác dụng gì. Chỉ là tôi không muốn bản thân sẽ phải hối tiếc,” cô Jewher bày tỏ.

 Vào tháng 7/2019, Jewher đã gặp Tổng thống Donald Trump tại Nhà Trắng cùng với những người sống sót sau cuộc đàn áp tôn giáo và có bài phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Vào tháng 12/2019, cô đã thay mặt cha nhận Giải thưởng Sakharov 2019 từ Nghị viện Châu Âu vì những nỗ lực bảo vệ nhân quyền.

‘Tôi ước mong một ngày nào đó chúng tôi sẽ lại được đoàn tụ’ 

Một cậu bé tị nạn người Trung Quốc, Eric Jia, từng có một gia đình hạnh phúc, nhưng niềm hạnh phúc đó không tồn tại được bao lâu khi chính quyền Trung Quốc đã bắt giam cha cậu, khi đó cậu mới 3 tuổi. 

Cha của Eric, Ye Jia, vì tu luyện Pháp Luân Công. Giống như cha, những người thân của Eric, bao gồm cả bà nội và các dì của anh, cũng đã bị bắt vài lần vì lý do tương tự và phải chịu đựng nhiều hình thức tra tấn khác nhau khi bị giam cầm.

Eric Jia với mẹ của mình, Li Liu, tại một cuộc biểu tình ở Martin Place, Sydney, Úc, vào ngày 20/7/2015. (Ảnh: He Wei / The Epoch Times)

Ví dụ, vào tháng 4/2013, khi cha của Eric phải ngồi tù với bản án 8 năm, các lính canh đã tra tấn ông bằng cách đổ chất lỏng cay nồng qua đường mũi trong khi đang treo ngược đầu ông xuống đất. Các lính canh cũng không cho phép ông được điều trị y tế khi ông nôn ra máu trong nhiều tháng sau đó. 

“Ông bị nhốt trong một căn phòng nhỏ trong 6 năm, mỗi ngày có 2 đến 3 cai ngục giám sát ông,” anh Eric chia sẻ trên tờ báo the Epoch Time trong cuộc phỏng vấn trước đó. 

Cha của Eric bị bắt lần cuối vào tháng 9/2017 và 3 tháng sau đó, tháng 12/2017, ông được thả ra khi Thượng Nghị Sĩ Đảng Xanh Úc tại tiểu bang Victoria là bà Janet Rice gửi một lá thư cho thị trưởng Tây An, Trung Quốc vào tháng 11/2017, yêu cầu trả tự do cho ông Ye Jia “ngay lập tức và vô điều kiện”. 

Câu chuyện của Eric đại diện cho rất nhiều trường hợp tương tự của các học viên Pháp Luân Công Trung Quốc ở hải ngoại, có người thân vẫn đang bị ĐCSTQ bức hại ở Trung Quốc đại lục. Eric đã cùng với mẹ trốn thoát đến Úc vào năm 2012 và đang nâng cao nhận thức về cuộc đàn áp.

“Không có gì là sai khi có niềm tin vào Pháp Luân Đại Pháp. ĐCSTQ đã sử dụng mọi cách để cưỡng ép chúng tôi từ bỏ đức tin của mình”, anh Eric đã phát biểu trước đám đông tụ tập tại Martin Place ở Sydney vào năm 2018 để tưởng nhớ đến những người đã mất đi sinh mệnh dưới tay ĐCSTQ.

 “Tôi mong ước một ngày nào đó tất cả các học viên được tự do tập luyện và gia đình chúng tôi lại được đoàn tụ bên nhau.” 

Không có hy vọng đoàn tụ

Trong khi nhiều gia đình đang hồi hộp chờ đợi ngày họ có thể đoàn tụ với cha mình thì với vô số người khác, ngày đoàn tụ này sẽ không bao giờ đến.

Trường hợp cô gái 20 tuổi, Từ Hâm Dương đã mất cha của mình trong cuộc đàn áp tàn bạo này. 

“Trong ký ức của tôi, hầu hết quãng thời thơ ấu là trải qua trong nỗi sợ hãi và kinh hoàng”, cô Từ Hâm Dương chia sẻ tại một diễn đàn vào ngày 4/12/2018 tại Capitol Hill để nhấn mạnh tình hình nhân quyền đang xấu đi ở Trung Quốc.

Từ Hâm Dương và mẹ cô cầm di ảnh của người cha quá cố (Ảnh: Jennifer Zeng / Đại Kỷ Nguyên)

Cha mẹ của Hâm Dương, đều là học viên Pháp Luân Công, đã bị chính quyền Trung Quốc bắt vì in tài liệu để vạch trần cuộc bức hại vì đức tin của họ. Cha cô bị kết án 8 năm tù, lúc đó mẹ cô đang mang thai cô. Cha của Hâm Dương đã qua đời chỉ 13 ngày sau khi ông được thả khỏi tù. 

Do sự tàn bạo của cuộc bức hại, Hâm Dương chưa lần nào được gặp cha mình cho đến khi cô lên 8 tuổi, cô nói với khán giả tại diễn đàn.

“Ông ấy muốn ôm tôi, nhưng tôi sợ hãi cha mình và trốn sau lưng mẹ. Tôi đã không cho cha ôm vì tôi chưa bao giờ được gặp ông ấy. Điều này đã trở thành nỗi ân hận lớn nhất trong cuộc đời tôi.” Thậm chí khi cha cô bị bức hại đến chết, Hâm Dương và mẹ vẫn không được tha. Cảnh sát thậm chí còn bắt giữ hiệu trưởng trường học của cô ấy và một số giáo viên của cô, tất cả đều là học viên Pháp Luân Công. Hâm Dương cũng bị cảnh sát truy nã. May mắn là cô và mẹ đã tìm cách trốn sang Thái Lan khi cô 12 tuổi, và chuyển đến Hoa Kỳ vào năm 2017.

Video: Giải thích trong 9 phút: Pháp Luân Công đã xuất hiện như thế nào?

An Nhiên (Theo The Epoch Times)

Bài liên quan: 

Chuyện đời của cựu quan chức phòng 610: “Vì sao tôi trốn khỏi Trung Quốc?”

Bi kịch của trẻ em Trung Quốc

Nỗi đau của cô gái mất mẹ - người bị tra tấn trong trung tâm tẩy não ở Trung Quốc

Hồi tưởng về ngày 25/4: “Chỉ sau khi đến Mỹ, tôi mới thật sự có được phẩm giá của một con người”

Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP