Những nạn nhân được thả từ trại tập trung Tân Cương còn nhiều di chứng, mất khả năng sinh hoạt

Những nạn nhân được thả từ trại tập trung Tân Cương còn nhiều di chứng, mất khả năng sinh hoạt

Những nạn nhân được thả từ trại tập trung Tân Cương còn nhiều di chứng, mất khả năng sinh hoạt

Những nạn nhân được thả từ trại tập trung Tân Cương còn nhiều di chứng, mất khả năng sinh hoạt

Những nạn nhân được thả từ trại tập trung Tân Cương còn nhiều di chứng, mất khả năng sinh hoạt
Những nạn nhân được thả từ trại tập trung Tân Cương còn nhiều di chứng, mất khả năng sinh hoạt
Chủ nhật, 29-12-2024 21:15, (GMT+07:00)
Những nạn nhân được thả từ trại tập trung Tân Cương còn nhiều di chứng, mất khả năng sinh hoạt
13-10-2020 09:49

Những người dân tộc thiểu số được thả từ trại tập trung Tân Cương khoảng một hoặc hai năm trước, gần đây đã phát hiện ra rằng di chứng của họ không được cải thiện, họ thường gặp các triệu chứng như lo lắng, cáu kỉnh, giảm trí nhớ và thậm chí mất khả năng sinh sản.

Những phụ nữ Kazakhstan ở nước ngoài cho biết, trong thời gian ở trại giam, họ sẽ phải ăn một loại thức ăn đặc biệt mỗi tuần và buộc phải tiêm những loại vaccine không rõ nguồn gốc. Bây giờ họ hy vọng rằng, các bác sĩ có thể giúp họ để tìm ra nguyên nhân.

Nạn nhân được thả từ trại tập trung Tân Cương còn nhiều di chứng, mất khả năng sinh hoạt
Nạn nhân được thả từ trại tập trung Tân Cương còn nhiều di chứng, mất khả năng sinh hoạt. (Ảnh: Aboluowang)

Đài Á Châu Tự Do đưa tin ngày 29/9, Atajurt – một tổ chức tình nguyện quan tâm đến bức màn bí ẩn phía sau các trại tập trung Tân Cương, đã theo dõi và thu thập thông tin ở các trại tập trung Tân Cương kể từ năm 2017. Nhà sáng lập tổ chức Atajurt – Serkejian cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Đài Á Châu Tự Do rằng, họ nhận thấy, hầu hết những nạn nhân được thả từ các trại tập trung Tân Cương đều không thể sinh con: “Hơn 90% trong số họ đều có vấn đề về sinh lý.” Mặc dù trước khi bị nhốt vào trại chính trị, những người đàn ông ở độ tuổi 20 và 30 đều có sức khỏe tốt.

Kết quả nghiên cứu mới nhất do Viện Chính sách Chiến lược Úc công bố trước đây, đã bác bỏ tuyên bố của chính quyền Trung Quốc vào tháng 12/2019 khi cho rằng, tất cả học viên ở Tân Cương đã hoàn thành khóa học, đồng thời phát hiện Trung Quốc đã thành lập hơn 380 trại tập trung ở Tân Cương, và có tới 16.000 nhà thờ Hồi giáo bị phá hoại.

Bị ép tiêm vaccine và uống thuốc không rõ nguồn gốc, gây vô sinh

 

Ông Tursunbek Habi, hiện đã trốn sang Kazakhstan, nói với Đài Á Châu Tự Do thông qua người phiên dịch rằng, vào năm 2017, anh ta đã bị cảnh sát Trung Quốc bắt giữ tại cảng Baketu ở Tháp Thành, Tân Cương: “Tôi bị giam giữ bất hợp pháp trong khi không bị buộc tội gì. Tôi bị giam trong một nhà tù dưới lòng đất và bị nhốt trong lồng sắt, tôi thường xuyên bị tra tấn và đánh đập dã man, khiến tôi bị thương nặng hai chỗ trên đầu gây chảy máu trong, tôi chỉ có thể nghe giảng bằng máy trợ thính, ngoài ra tôi còn bị yêu cầu uống thuốc và vaccine không rõ nguồn gốc, khiến cơ quan nội tạng của tôi bị mắc nhiều căn bệnh quái lạ, phải liên tục điều trị trong hai năm nay, trí nhớ suy giảm, đau đầu, không còn khả năng sinh hoạt bình thường”.

Ông Kazakh Tursunbek Habi bị nhốt trong lồng sắt và bị tra tấn trong 17 tháng. (Hình ảnh: Đài Á Châu Tự Do)

Tursunbek Habi hiện đang tìm kiếm sự giúp đỡ từ Mỹ và các nước thuộc Liên minh châu Âu, với hy vọng có thể giúp anh điều trị nhiều loại bệnh đang phát sinh.

Bắt đầu từ mùa hè năm 2017, các quận và thị trấn ở Tân Cương đã bắt đầu xây dựng các trại tập trung. Một số nhà máy, xưởng, trường học, nhà kho và thậm chí cả trung tâm hiến máu của Hội Chữ thập đỏ địa phương đã bị chính quyền cải tạo thành các trại giam giữ.

Ông Serkejian – Nhà sáng lập tổ chức Atajurt cho hay, theo những gì họ biết thì có tới 90% người Kazakh bất luận được thả từ Châu tự trị Ili hay Xương Cát đều không thể sinh con: “Những người Kazakhstan được thả ra từ các địa điểm khác nhau, thì sẽ gặp tình trạng bệnh khác nhau, một số phụ nữ tử cung bị chảy máu kéo dài vài tháng liên tục, uống nhiều loại thuốc Tây đều không hiệu quả. Nhiều phụ nữ được thả ra đã hơn một năm, muốn có con nhưng không được. Các bệnh viện địa phương không phát hiện ra vấn đề gì. Có quá nhiều trường hợp như vậy”.

 

Hiện tại, có rất nhiều trường hợp tương tự được tổ chức tình nguyện Atajurt thu thập, những người dân tộc thiểu số từng bị giam giữ trong các trại tập trung này rất cần được giúp đỡ. Reis Khan – một thành viên của tổ chức này nói với Đài Á Châu Tự Do“Những trường hợp như chúng tôi rất nhiều, còn có một người khác tên là Guzla Elhan. Trong nhiều năm, bà ấy không có con, vốn dĩ bà ấy có một đứa con gái, nhưng con gái bà ấy đã đến Kazakhstan, bây giờ bà ấy không có đứa con nào cả. Hầu hết mọi người được thả ra từ trại tập trung đều phản ánh rằng, mọi người trong trại phải uống thuốc, nhưng không ai rõ mình đang uống thuốc gì. Có rất nhiều phản ứng xấu sau khi uống thuốc”.

Guzla Elhan, người đến Kazakhstan từ Tân Cương, kể lại trải nghiệm bị giam giữ trong trại tập trung của mình. (Hình ảnh: Đài Á Châu Tự Do)

Gần đây, một cặp vợ chồng khác đến từ trại tập trung ở Tân Cương đã kể lại trải nghiệm của họ với tổ chức và quay lại một số video, tổ chức này sẽ sớm công khai với cộng đồng quốc tế.

Về vấn đề này, ông Serkejian cho biết: “Người đàn ông này từ khi được thả từ trại tập trung, mãi không có con, sau đó anh ta đến bệnh viện khám và được biết tinh trùng của anh ta đã chết. Chúng tôi cũng đã tham khảo ý kiến ​​của nhiều bác sĩ ở Kazakhstan, họ nói rằng Công nghệ y tế hiện đại có thể khiến một con người trở nên như vậy. Chúng tôi hỏi có giải thích y học nào cho việc này không? Họ nói rằng họ không biết”.

Ăn “mì trắng trộn” một lần một tuần, khám sức khỏe 4 lần một năm

 

Dina Nudbai – một phụ nữ Kazakhstan, điều hành một công ty thời trang ở Ili Nilk, đã bị chính quyền đưa đến Trung tâm Trung tâm đào tạo giáo dục Komaba vào tháng 11/2017. Dina nói rằng cũng có 12 người Duy Ngô Nhĩ bị giam cùng phòng với cô, cho dù ăn uống hay đại tiện, tiểu tiện đều gói gọn trong căn phòng nhỏ này, mỗi tuần họ phải ăn một bữa mì, mì được trộn với tỏi và nước tương, rất khó ăn. Cô Dina nhớ lại: “Bắt buộc phải ăn mì trắng chấm nước tương với tỏi. Nhưng ai ăn xong cũng thấy khó chịu. Nhiều người đau bụng không ngủ được, dạ dày cồn cào đau đớn, hồi đó, mỗi tuần họ ép chúng tôi ăn một lần, tôi cảm thấy mì trắng có vấn đề”.

Dina Nudeby – một  phụ nữ Kazakhstan đã khóc và kể về việc bị tiêm và uống thuốc trong trại tập trung. (Hình ảnh: Đài Á Châu Tự Do)

Ngoài việc ép các phụ nữ ăn nước tương, tỏi trộn với mì trắng hàng tuần, chính quyền Trung Quốc cũng thường xuyên tiến hành xét nghiệm máu định kỳ đối với những người ăn món mì này, và cử chuyên gia tâm lý đến thẩm vấn từng người một. Dina không hiểu lý do là gì, cô nói: “Chưa đầy một tháng đã tiêm cho chúng tôi. Họ nói rằng những người bị cảm và những người bị sốt không thể tiêm. Lúc đó, tất cả phụ nữ của chúng tôi đều tiêm. Ở trong đó cứ 3 tháng tôi lại phải kiểm tra sức khỏe một lần, chưa đầy 1 năm đã phải kiểm tra sức khỏe 4 lần”.

Ông Nurlan, 57 tuổi, cùng gia đình di dân đến Kazakhstan vào năm 2011, tháng 8/2017 đã trở về huyện tự trị dân tộc Tích Bá Qapqal, Ili, Tân Cương. Nurlan bị đưa đến trại tập trung vào ngày 3/9. Ông nói, lý do chính quyền bắt ông là vì ông có liên hệ với những kẻ khủng bố trong thời gian ở Kazakhstan.

Ông Nurlan, dân tộc Kazakhstan, từng bị nhốt trong lồng, khi bị giam tại trại tập trung. (Hình ảnh: Đài Á Châu Tự Do)

Nói về thời gian bị giam giữ trong quá khứ của mình, Nurlan cho biết, sau 7 tháng trong trại tập trung, ông đã phải trải qua những cuộc thẩm vấn và đánh đập kinh hoàng, tiêm vaccine và uống thuốc không rõ nguồn gốc hàng tuần. Vào ngày 3/4/2018, ông đột nhiên bị nhồi máu cơ tim, và bị đuổi về nơi đăng ký hộ khẩu và giam tại nhà.

Vào ngày 24/1/2019, Nurlan cuối cùng đã được phép rời khỏi Trung Quốc, nhưng theo ông, cơ thể của ông đã bị tổn thương nghiêm trọng, tim, thận, gan và tinh hoàn đều có vấn đề, gần như tàn tật và không còn có thể sống bình thường.

Nhiều quốc gia quan tâm đến vấn đề Tân Cương và kêu gọi Bắc Kinh tôn trọng nhân quyền

Trên thực tế, vấn đề Tân Cương đã một lần nữa nổi cộm trên phạm vi quốc tế trong thời gian gần đây. Nhiều quốc gia, chính trị gia, chuyên gia và học giả đã kêu gọi chính quyền Trung Quốc tôn trọng nhân quyền và tôn giáo, không nên đàn áp các dân tộc thiểu số và Cơ đốc giáo trong lãnh thổ.

Ngoài ra, vào ngày 6, (theo giờ Sydney) tờ Sydney Morning Herald và The Age của Melbourne đều đăng tin với tiêu đề “NSW dragged into Victoria’s Chinese train building scandal“ (NSW bị lôi kéo vào vụ bê bối xe lửa do Trung Quốc sản xuất ở Victoria).

Tin tức tiết lộ rằng, trong những năm gần đây, xe chở khách đường sắt Trường Xuân (CRRC) thuộc sở hữu của chính quyền Trung Quốc, đã ký hợp đồng sản xuất các toa tàu điện ngầm ở Melbourne, thủ phủ của Victoria. CRRC không chỉ chậm giao hàng mà nhà cung cấp là Tập đoàn KTK, từ năm 2019 đã thuê nô lệ lao động người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, bị nghi ngờ là có liên quan đến các hành vi bóc lột.

Ngoài ra, trong dịp kỷ niệm 71 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc vào 1/10, một số tổ chức nhân quyền trên thế giới không hẹn mà đồng loạt vận động, tụ hội tại New York, Los Angeles, Berlin, London, Paris, Munich, New Delhi và các thành phố khác, đồng thời tổ chức hoạt động “biểu tình chống [ĐCS] Trung Quốc”, để phản đối các hành vi vi phạm nhân quyền của chính quyền Trung Quốc trong những năm qua.

Agence France-Presse đưa tin, vào ngày 6/10 (theo giờ New York), 39 quốc gia bao gồm Mỹ, Nhật Bản, Canada, Haiti, Honduras, Albania, Bosnia, Australia và New Zealand đã cùng ký một đề xuất, ​​kêu gọi chính quyền Trung Quốc tôn trọng nhân quyền của các dân tộc thiểu số như Duy Ngô Nhĩ.

Đại sứ Đức tại Liên Hợp Quốc Christoph Heusgen đã công bố đề xuất ​​này tại một hội nghị về nhân quyền, ông nói: “Chúng tôi kêu gọi Trung Quốc tôn trọng nhân quyền, đặc biệt là quyền lợi tôn giáo và nhóm dân tộc của dân tộc thiểu số, nhất là ở Tân Cương và Tây Tạng.”

Tuyên bố cũng ghi: “Chúng tôi kêu gọi Trung Quốc cho phép các quan sát viên độc lập, bao gồm Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc (UN High Commissioner for Human Rights) ngay lập tức có quyền được tự do thoải mái vào Tân Cương”.

Đề xuất ​​này cũng bày tỏ quan ngại về tình hình hiện tại ở Hồng Kông. “Chúng tôi quan tâm sâu sắc đến tình hình nhân quyền ở Tân Cương và sự phát triển gần đây của Hồng Kông.” 39 quốc gia thông qua bản đề xuất này, yêu cầu chính quyền Trung Quốc duy trì sự tự trị, quyền lợi và tự do của Hồng Kông, đồng thời phải tôn trọng tính độc lập tư pháp của Hồng Kông.

Trại tập trung ở Tân Cương. (Ảnh: Getty Images)

Vào năm 2019, Vương quốc Anh đã soạn thảo một tuyên bố tương tự, nhưng chỉ có 23 quốc gia ủng hộ vào thời điểm đó. Năm nay, nó đã có thêm 10 quốc gia.

Human Rights Watch – một tổ chức nhân quyền quốc tế, đã bày tỏ sự tán thành khi có nhiều quốc gia đã ký vào tuyên bố này, “cho dù Trung Quốc liên tục đe dọa và uy hiếp các quốc gia lên tiếng”.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho biết vào ngày 10/7 rằng, các tổ chức nhân quyền, bao gồm Tổ chức Theo dõi Nhân quyền và các phương tiện truyền thông lớn đã đưa tin về các trại “giáo dục chính trị” ở Tân Cương trong những năm gần đây. Ước tính có khoảng một triệu người Duy Ngô Nhĩ và người Hồi giáo Thổ Nhĩ Kỳ khác đã bị giam giữ, tẩy não chính trị, lạm dụng và thậm chí tra tấn mà không hề được thông qua bất kỳ các thủ tục pháp lý nào. Chính phủ Trung Quốc sử dụng công nghệ giám sát đặc biệt để coi nhiều hành vi hợp pháp là phạm tội, và ra sức theo dõi truy đuổi. Tuy nhiên, các nhà chức trách Trung Quốc phủ nhận sự tồn tại của các hành vi xâm phạm khác nhau hoặc cố gắng dùng chiến lược chống khủng bố quốc gia để biện hộ. 

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho biết, nhiều quốc gia hiện đã sẵn sàng kêu gọi các cuộc điều tra quốc tế độc lập, điều này phản ánh rằng các tuyên bố chính thức của chính quyền Trung Quốc về tình hình ở Tân Cương đã bị nghi ngờ rộng rãi.

John Fisher – Giám đốc chi nhánh Geneve của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho biết, “Các chính phủ ngày càng hiểu rằng hàng triệu người ở Tân Cương đang lâm vào cảnh khốn khó, các gia đình đang phải đối mặt với cảnh cốt nhục chia lìa, sống trong sợ hãi cả ngày lẫn đêm, còn chính phủ Trung Quốc thì lại ngấm ngầm đồng ý cho những hành vi xâm hại trên quy mô lớn như thế”.

Đáp lại tuyên bố chung của 22 quốc gia thành viên của tổ chức nhân quyền cao nhất Liên Hợp Quốc vào ngày 10/7 năm 2019, kêu gọi chính quyền Trung Quốc ngừng tùy tiện giam giữ trên quy mô lớn người Hồi giáo ở Tân Cương và các hành vi xâm phạm liên quan, ông Fisher nhấn mạnh, “Tuyên bố chung này chứng minh, nếu Bắc Kinh cho rằng những hành động ngang ngược của mình ở Tân Cương có thể thoát khỏi sự chú ý của cộng đồng quốc tế, thì đã hoàn toàn sai lầm; chừng nào những hành vi vi phạm nhân quyền kinh hoàng chưa chấm dứt, thì áp lực quốc tế sẽ càng gia tăng”.

VIDEO - MÁU VÀ NƯỚC MẮT SAU CÁC SẢN PHẨM "MADE IN CHINA"

Lương Phong - Theo Tinh Hoa

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP