Những đứa trẻ “kỳ quặc” thường có chỉ số IQ cao, cha mẹ không nên bóp nghẹt chúng

Những đứa trẻ “kỳ quặc” thường có chỉ số IQ cao, cha mẹ không nên bóp nghẹt chúng

Những đứa trẻ “kỳ quặc” thường có chỉ số IQ cao, cha mẹ không nên bóp nghẹt chúng

Những đứa trẻ “kỳ quặc” thường có chỉ số IQ cao, cha mẹ không nên bóp nghẹt chúng

Những đứa trẻ “kỳ quặc” thường có chỉ số IQ cao, cha mẹ không nên bóp nghẹt chúng
Những đứa trẻ “kỳ quặc” thường có chỉ số IQ cao, cha mẹ không nên bóp nghẹt chúng
Thứ tư, 01-01-2025 23:23, (GMT+07:00)
Những đứa trẻ “kỳ quặc” thường có chỉ số IQ cao, cha mẹ không nên bóp nghẹt chúng
05-10-2020 16:30

Có một loại trẻ em có chỉ số thông minh IQ siêu cao, và trong cuộc sống thường ngày chúng thường có những biểu hiện khác với người bình thường...

Nhiều bậc phụ huynh nhận thấy con mình có cảm xúc mâu thuẫn trong việc học nhưng vẫn chưa biết cách hướng dẫn con hiệu quả. Đối với trẻ em, nếu có thiên phú đặc biệt, càng phát hiện sớm thì càng dễ phát triển năng lực, có tác động lớn đến cuộc sống sau này.

Ví dụ, trẻ có dáng dấp xinh đẹp thì có thể học múa, trẻ hát hay thì có thể học kiến ​​thức thanh nhạc chuyên nghiệp.

Có một loại trẻ em có chỉ số thông minh IQ siêu cao, và trong cuộc sống thường ngày chúng thường có những biểu hiện khác với người bình thường.

Nếu cha mẹ không giỏi phát hiện, rất có thể sẽ lãng phí tài năng của con mình.

Các nhà khoa học vĩ đại, khi còn bé có chút "kỳ quặc"

Rất nhiều nhà khoa học, nhà phát minh khi còn bé đều có có một số hành vi "kỳ quặc", điều này khiến cho những người bình thường xung quanh rất khó hiểu.

Nhưng chính có lối tư duy đặc biệt, mà họ đã thành tựu nên cuộc đời của những vĩ nhân.

Nhà vật lý nổi tiếng Einstein khi còn nhỏ thường bị mọi người gọi là "đần", vì ông có trí nhớ rất kém, luôn luôn không thể nhớ những gì người khác nói.

Các nhà khoa học vĩ đại, khi còn bé có chút
Nhà vật lý nổi tiếng Einstein khi còn nhỏ thường bị mọi người gọi là "đần" (Ảnh: Pixabay)

Ai cũng nghĩ rằng Einstein sau này lớn lên chắc chắn sẽ không có tiền đồ, nhưng không ngờ rằng ông đã trở thành nhà vật lý nổi tiếng thế giới.

Sau khi Einstein trở nên nổi tiếng, trong một cuộc phỏng vấn ông đã trả lời câu hỏi liên quan đến trí nhớ kém của mình.

Hóa ra trong nhận thức của ông, không phải trí nhớ kém, mà căn bản là ông không muốn nhớ những thứ mà bản thân cho là vô dụng, chẳng hạn như kiến ​​thức trong sách vở hay những gì người khác nói.

Ông sẽ kiểm soát bản thân để tập trung vào nghiên cứu và không bị quấy rầy bởi thế giới bên ngoài. Khả năng kiểm soát siêu phàm này đã giúp ông ấy thành tựu một vĩ nhân.

Đối với những đứa trẻ có "trí nhớ kém" như Einstein, hầu hết các bậc cha mẹ có thể nghĩ rằng cậu ấy “không đủ thông minh”. Cũng thường vì định kiến ​​này mà bỏ lỡ cơ hội bồi dưỡng những “thiên tài”.

Trên thực tế, những đứa trẻ có chỉ số thông minh cao thường biểu hiện một số "tính cách kỳ quặc", cha mẹ hãy quan sát kỹ và đừng ngốc nghếch bóp nghẹt "thiên tài".

cha mẹ hãy quan sát kỹ và đừng ngốc nghếch bóp nghẹt
Ai cũng nghĩ rằng Einstein sau này lớn lên chắc chắn sẽ không có tiền đồ, nhưng không ngờ rằng ông đã trở thành nhà vật lý nổi tiếng thế giới. (Ảnh: Wikipedia)

Những đứa trẻ có chỉ số thông minh cao thường có những điều "kỳ quặc" này

  1. Thường bị những thứ mới mẻ hoặc chuyển động của sự vật gây chú ý

Hầu hết trẻ em thực sự rất biết nghe lời, bình thường giáo viên nói cái gì liền làm theo như thế.  

Tuy nhiên, một số trẻ sẽ có biểu hiện “không bình thường”, thiếu tập trung, không nghe lời giáo viên, và dễ bị thu hút bởi những thứ mới mẻ hoặc chuyển động.

Hành vi như vậy trong mắt người lớn là biểu hiện 'không ngoan', nhưng trên thực tế là đứa trẻ đang thể hiện năng lực quan sát của chính mình.

  1. Thích quan sát những điều nhỏ nhặt

Trẻ em thực ra là thuộc nhóm tập trung nhất khi quan sát những thứ nhỏ nhặt, ví dụ, nếu có kiến ​​di chuyển trên mặt đất, chúng có thể liên tục nhìn chằm chằm.

Lúc này, cha mẹ không nên can thiệp, mặc kệ những sự vật mà con đang "nghiên cứu" có ý nghĩa hay không, hãy để con tự do phát triển, đây chính là cách để chúng lý giải rõ nhất. 

  1. Thường xuyên ngẩn người nhìn chằm chằm vào thứ gì đó 

Não bộ của con người luôn trong trạng thái vận động liên tục, một đứa trẻ có vẻ nhưng đang ngẩn ngơ không có nghĩa là nó không suy nghĩ.

Đặc biệt là khi trẻ nhìn chằm chằm vào một thứ gì đó trong một thời gian dài, có thể là chúng đang giải quyết vấn đề hiếu kỳ, đây là một loại biểu hiện của sự nâng cao năng lực.

Những đứa trẻ có chỉ số thông minh cao thường có những điều
Một đứa trẻ có vẻ nhưng đang ngẩn ngơ không có nghĩa là nó không suy nghĩ. (Ảnh: Pixabay)
  1. Nhạy cảm với người lạ hoặc thay đổi môi trường

Trẻ bắt đầu khóc khi ở trong một môi trường lạ, và sẽ lảng tránh khi nhìn thấy người lạ. Đây không hoàn toàn là một biểu hiện của tính cách hướng nội.

Nếu trẻ có thể phản ứng kịp thời với người lạ hoặc môi trường xa lạ, điều này cho thấy trẻ rất cảnh giác và thông minh.

***

Nếu một đứa trẻ được sinh ra với tiềm năng “IQ cao”, cha mẹ phải sử dụng nó một cách hợp lý để cho phép khả năng này được phát triển về lâu dài. Một khi sử dụng sai cách sẽ cản trở sự phát triển của trẻ.

Vậy làm thế nào để phát huy hết tiềm lực của những đứa trẻ có chỉ số IQ cao?

  1. Đừng tùy ý ngắt quãng "sự kỳ quặc" của trẻ

Trẻ em thích nghiên cứu những con vật nhỏ, đôi khi đi dạo trẻ sẽ bị thu hút và dành thời gian để "nghiên cứu" chúng.

Lúc này, cha mẹ không nên cảm thấy điều đó là vô nghĩa, chỉ cần trẻ giải phóng được sự tập trung, nghĩa là khả năng đó đang trong tình trạng tiến bộ.

  1. Tạo cơ hội cho trẻ

Cơ hội tự nhiên luôn có giới hạn, nếu phát hiện trẻ có thiên phú nào đó, cha mẹ có thể tạo cơ hội để trẻ phát triển theo hướng chuyên nghiệp.

Cha mẹ cũng có thể nghiên cứu kiến ​​thức trong các lĩnh vực liên quan và giải quyết những nghi hoặc cho con khi thích hợp.

Tạo cơ hội cho trẻ
Nếu phát hiện trẻ có thiên phú nào đó, cha mẹ có thể tạo cơ hội để trẻ phát triển theo hướng chuyên nghiệp. (Ảnh: Pixabay)
  1. Khuyến khích trẻ cố gắng

Đôi khi trẻ có ý tưởng, nhưng không đủ can đảm để thực hành.

Cha mẹ phải đóng vai trò là người động viên, để con dũng cảm cố gắng, nói với con rằng dù thất bại cũng không sao, kinh nghiệm là một loại thu hoạch có được.

  1. Dạy trẻ học cách ghi chép

Có câu nói rằng: “Trí nhớ tốt không bằng ngòi bút xấu”. Những nghiên cứu về trẻ em phát hiện ra rằng đó là một loại lợi ích về mặt tư tưởng. Nếu mọi thứ có thể được ghi lại bằng bút, chúng có thể trở thành một “bản tổng kết” đáng kể.

Đứa trẻ có thể thông qua quan sát kết quả từ việc làm đi làm lại nghiên cứu của mình, từ đó phát hiện một số quy luật mới.

Để chuyển hóa chỉ số IQ cao thành năng lực, không thể tách rời sự vun đắp và hỗ trợ của cha mẹ. Cung cấp cho trẻ những định hướng đúng đắn trong cuộc sống, nhiều sự cổ vũ, nhiều sự thấu hiểu hơn, thì "thiên tài” mới thực sự được ra đời.

Loại thời gian "giải trí" đặc biệt dành cho con này đặc biệt kiếm không dễ, nhất là trong nhịp sống bận rộn hiện nay. Nhưng hy vọng các bậc cha mẹ đều cố gắng, vì tương lai của những đứa trẻ thông minh và vô cùng đáng yêu của mình!

Hòa An
Theo aboluowang.com

Đăng theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP