Nhiều tập đoàn công nghệ chọn sang Việt nam sau khi rút khỏi Trung Quốc

Nhiều tập đoàn công nghệ chọn sang Việt nam sau khi rút khỏi Trung Quốc

Nhiều tập đoàn công nghệ chọn sang Việt nam sau khi rút khỏi Trung Quốc

Nhiều tập đoàn công nghệ chọn sang Việt nam sau khi rút khỏi Trung Quốc

Nhiều tập đoàn công nghệ chọn sang Việt nam sau khi rút khỏi Trung Quốc
Nhiều tập đoàn công nghệ chọn sang Việt nam sau khi rút khỏi Trung Quốc
Thứ ba, 14-01-2025 10:09, (GMT+07:00)
Nhiều tập đoàn công nghệ chọn sang Việt nam sau khi rút khỏi Trung Quốc
03-05-2020 13:27

Kể từ khi căng thẳng thương mại Mỹ – Trung diễn ra vào tháng 3/2018, các tập đoàn công nghệ trên thế giới đã bắt đầu tiến hành việc dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc, đến nay do tác động của dịch viêm phổi Vũ Hán (Covid-19) quá trình này lại tiếp tục được thúc đẩy.

Nhiều tập đoàn công nghệ lên kế hoạch chuyển sang Việt Nam sau khi rút khỏi Trung Quốc. (Ảnh qua vietnamdaily)
Nhiều tập đoàn công nghệ lên kế hoạch chuyển sang Việt Nam sau khi rút khỏi Trung Quốc. (Ảnh qua kienthuc)

Cụ thể, ông Liao Syh-jang, giám đốc của Tập đoàn Pegatron – nhà lắp ráp iPhone – đơn vị lắp ráp các thiết bị điện tử lớn thứ 2 thế giới cho biết, công ty hy vọng sẽ sản xuất tại Việt Nam trong năm 2021 sau khi thiết lập một nhà máy ở Indonesia hồi năm 2019.

Tương tự, hôm thứ Ba (24/03), Inventec – đối tác lắp ráp AirPod chính của Apple, cũng cho biết họ đang chuẩn bị xây dựng cơ sở mới ở Việt Nam.

Trước đó, từ năm ngoái (2019), một số công ty đa quốc gia đã rục rịch lên kế hoạch mở rộng hoạt động ở Việt Nam nhằm giảm áp lực hàng rào thuế quan mới đối với hàng hóa xuất khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ và tìm kiếm thị trường thay thế phòng khi giá tăng cao.

Hãng điện tử Sharp khi ấy đã tuyên bố sẽ chuyển nhà máy sản xuất màn hình ở Trung Quốc sang Việt Nam để mức tránh thuế quan mới được áp đặt trong cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung kéo dài

Nhà máy tại Việt Nam sẽ lắp ráp màn hình LCD cho ôtô được bán ở Mỹ. Đồng thời, một số nhà máy sản xuất máy tính cá nhân của công ty con Dynabook cũng có thể được chuyển từ Trung Quốc sang cơ sở mới này.

Sharp chưa tiết lộ khoản đầu tư để xây nhà máy mới nhưng cho biết sẽ bắt đầu hoạt động vào năm 2020 gần TP.HCM. Bên cạnh màn hình LCD để bán cho Mỹ, nhà máy này cũng sẽ sản xuất máy lọc không khí và các thiết bị điện tử khác để bán tại Việt Nam.

Trong khi đó, Kyocera, công ty Nhật Bản chuyên sản xuất các sản phẩm gốm và đồ điện tử, cũng sẽ chuyển nhà máy sản xuất máy photocopy và máy in đa chức năng phục vụ thị trường Mỹ từ Trung Quốc sang Việt Nam.

Được biết, trong 2 tháng qua, do ảnh hưởng của dịch viêm phổi Vũ Hán, chuỗi cung ứng của Apple tại Trung Quốc đã bị tê liệt. Theo đó, xu hướng chuyển dịch sản xuất ra khỏi Trung Quốc đang được đẩy nhanh, nhất là các nhà sản xuất quy mô nhỏ.

“Mọi thứ đang thay đổi theo từng ngày do sự gián đoạn chuỗi cung ứng, vì vậy rất khó để đưa ra bất kỳ bình luận về cung và cầu lúc này”, lãnh đạo một nhà cung cấp cho Apple cho hay và nhận định rằng việc đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu do tác động của dịch bệnh đã khiến các doanh nghiệp nhận ra sự cấp bách của việc đa dạng hóa danh mục sản xuất, tránh phụ thuộc vào một quốc gia.

Theo ông Stephen Wyatt, Tổng Giám đốc JLL Việt Nam thì hiện nay Việt Nam vẫn đang là một điểm đến đầy hứa hẹn từ khi làn sóng dịch chuyển nhà máy khỏi Trung Quốc bắt đầu.

Tuy nhiên, không phải tất cả các ngành sản xuất đều có thể dễ dàng chuyển sang Việt Nam nguyên nhân là bởi một khối lượng lớn ngành hàng này là để phục vụ thị trường nội địa Trung Quốc…

Theo Tinh Hoa

 

 
Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP