Nhiễm khuẩn ăn thịt người Whitmore, hàng chục người phải nhập viện Bạch Mai

Nhiễm khuẩn ăn thịt người Whitmore, hàng chục người phải nhập viện Bạch Mai

Nhiễm khuẩn ăn thịt người Whitmore, hàng chục người phải nhập viện Bạch Mai

Nhiễm khuẩn ăn thịt người Whitmore, hàng chục người phải nhập viện Bạch Mai

Nhiễm khuẩn ăn thịt người Whitmore, hàng chục người phải nhập viện Bạch Mai
Nhiễm khuẩn ăn thịt người Whitmore, hàng chục người phải nhập viện Bạch Mai
Thứ tư, 01-01-2025 19:08, (GMT+07:00)
Nhiễm khuẩn ăn thịt người Whitmore, hàng chục người phải nhập viện Bạch Mai
11-09-2019 15:28

Whitmore, căn bệnh ‘khuẩn ăn thịt người’ từng bị lãng quên giờ đang bùng phát trở lại. Chỉ trong vòng 1 tháng qua đã có 4 ca tử vong tại Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai.

Bệnh nhân mắc bệnh whitmore được điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai. (Ảnh qua hanoimoi)

PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, trước đây 5-10 năm, bệnh viện mới ghi nhận tầm 20 bệnh nhân mắc whitmore, nhưng từ đầu năm 2019 đến nay, trung tâm đã tiếp nhận tới 20 trường hợp.

Riêng trong tháng 8, có 12 bệnh nhân whitmore nặng, trong đó đã có 4 ca tử vong do vi khuẩn ‘ăn’ nhiều cơ quan. Hầu hết các bệnh nhân đến từ các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung bộ. Hiện tại đang là mùa mưa, là thời điểm thuận lợi để vi khuẩn whitmore phát triển.

Mắc Whitmore, tỉ lệ tử vong lên tới 60%

Mới nhất, trung tâm điều trị cho trường hợp nữ bệnh nhân quê ở Thanh Hoá bị whitmore ăn cụt cánh mũi. Đây là trường hợp bệnh nhân nữ đầu tiên mắc whitmore.

Trước đó, tại bệnh viện tuyến dưới, bệnh nhân được chẩn đoán bị nhiễm trùng huyết do tụ cầu. Tuy nhiên, tại Bệnh viện Bạch Mai, kết quả cấy máu và mủ vết thương cho thấy người bệnh dương tính với vi khuẩn Whitmore.

Cánh mũi của bệnh nhân bị vi khuẩn Whitmore tấn công. (Ảnh qua vnexpress)
Cánh mũi của bệnh nhân bị vi khuẩn Whitmore tấn công. (Ảnh qua vnexpress)

“Chúng tôi phải thay đổi hoàn toàn phác đồ điều trị, nếu không bệnh nhân sẽ nguy hiểm tính mạng. Rất may bệnh nhân chỉ tổn thương da, phần mềm ở cánh mũi, chưa tổn thương đến xương. Sau hai tuần điều trị, vết thương đã hết mủ và đang lên da non”, bác sĩ Cường nói. 

Tuy nhiên, bệnh nhân cần tiếp tục giai đoạn duy trì bằng thuốc và điều trị trung bình ít nhất 3 tháng nữa, phải được các bác sĩ chuyên khoa truyền nhiễm theo dõi chặt chẽ để tránh tái phát vì nếu bị lại, tỉ lệ tử vong rất cao.

PGS Cường nhấn mạnh rằng, thông thường khi bị nhiễm whitmore, 40-60% bệnh nhân sẽ tử vong sau đó. Nếu bệnh nhân được chẩn đoán đúng bệnh và điều trị kháng sinh kịp thời theo phác đồ hướng dẫn thì tỉ lệ tử vong sẽ giảm đáng kể.

Có thể tử vong trong vòng 48 giờ

PGS Cường cho biết, whitmore còn gọi là bệnh melioidosis do vi khuẩn gram âm Burkholderia pseudomallei (hay còn gọi là vi khuẩn ăn thịt người) gây nên. 

Khi vào cơ thể, vi khuẩn whitmore có thể diễn biến rất nhanh, nó thường sẽ tấn công nhiều cơ quan gây viêm phổi nặng, nhiễm trùng máu, suy đa tạng rồi sốc tử vong trong vòng 48 giờ sau khi phát hiện ra triệu chứng.

Đặc biệt trên những bệnh nhân có các bệnh lý như tim mạch, tiểu đường, bệnh thận mãn tính… thì nguy cơ bị tổn thương phổi, thận, gan… càng lớn, nguy cơ tử vong càng cao.

Whitmore không phải bệnh mới lạ và hiếm gặp mà bị ‘lãng quên’ trong cộng đồng. Bệnh này được phát hiện đầu tiên trên thế giới vào năm 1911, xuất hiện tại Việt Nam từ 1936.

Chưa có vắc xin và phương pháp phòng bệnh đặc hiệu

Theo chia sẻ của PGS Cường, vi khuẩn gây bệnh Whitmore sống trong bùn đất và nước, lây truyền chủ yếu qua vùng da tổn thương tiếp xúc với vi khuẩn, qua đường hô hấp hoặc đường ăn uống.

Cụ thể, các con đường lây nhiễm của bệnh Whitmore:

– Tiếp xúc trực tiếp các vết xước trầy da với đất hoặc nước nhiễm khuẩn;

– H

– Lây nhiễm qua đường ăn uống khi thức ăn nhiễm khuẩn;

– Vi khuẩn có thể truyền từ mẹ sang con qua tuyến sữa khi người mẹ bị áp xe tuyến vú do vi khuẩn B. pseudomallei;

– Tiếp xúc vết xước trầy da với động vật chết do nhiễm bệnh Whitmore như: chó, mèo, bò, dê…

Điều đáng lưu ý là căn bệnh này hiện vẫn chưa có vắc xin và phương pháp phòng bệnh đặc hiệu, các triệu chứng lâm sàng của bệnh cũng rất mơ hồ, có quá nhiều triệu chứng khác nhau khiến việc chẩn đoán trở lên khó khăn, dễ bị nhầm sang các bệnh viêm phổi, nhiễm khuẩn da mô mềm, nhiễm khuẩn xương khớp, nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu, liên cầu…

Ngay cả khi các bác sĩ đã chẩn đoán và khẳng định được là bệnh whitmore thì việc điều trị cũng rất khó khăn. Bệnh nhân thường phải dùng kháng sinh tấn công liều cao (6-8g Ceftazidim/ngày truyền tĩnh mạch) kéo dài liên tục trong ít nhất khoảng 2 tuần, sau đó dùng kháng sinh duy trì khoảng từ 3 đến 6 tháng.

Bệnh nhân cần tiếp tục giai đoạn duy trì bằng thuốc và điều trị trung bình ít nhất 3- 6 tháng để tránh tái phát vì nếu bị lại, tỉ lệ tử vong rất cao. (Ảnh qua cafef)
Bệnh nhân cần tiếp tục giai đoạn duy trì bằng thuốc và điều trị trung bình ít nhất 3- 6 tháng để tránh tái phát vì nếu bị lại, tỉ lệ tử vong rất cao. (Ảnh qua cafef)

Trong khoảng thời gian này, nếu bệnh nhân không được điều trị đúng liều, đúng phác đồ và theo dõi sát sao, bệnh dễ tái phát khiến sức khỏe suy kiệt dần và vẫn có thể tử vong.

“Việc điều trị kéo dài, tốn kém dễ khiến bệnh nhân bỏ cuộc. Trong khi đó, nếu không được điều trị đúng liều, đúng phác đồ và theo dõi sát sao, bệnh dễ tái phát, sức khỏe suy kiệt dần và vẫn có thể tử vong dù đã được chẩn đoán đúng”, PGS Cường cho biết.

Những năm gần đây, số ca bệnh whitmore được báo cáo không ngừng tăng, cao điểm thường tập trung vào mùa mưa từ tháng 7-11. Theo đó, PGS Cường khuyến cáo những người làm việc tiếp xúc nhiều môi trường đất và nước phải có phương tiện bảo hộ lao động, nếu có trầy xước ngoài da cần điều trị sớm và triệt để.

Người bệnh tiểu đường, bệnh phổi và bệnh thận mạn tính có nguy cơ dễ mắc bệnh này với các biểu hiện lâm sàng đa dạng: sốt cao, đau cơ, có các ổ nhiễm khuẩn trên da, áp xe cơ, áp xe gan lách, viêm phổi… Bệnh có thể gây tử vong nhanh nếu không được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời.

Vũ Tuấn - Theo Tinh Hoa

 

 

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP