Nhật thực và động đất: Chiến tranh xảy ra hay quân chủ có nạn?

Nhật thực và động đất: Chiến tranh xảy ra hay quân chủ có nạn?

Nhật thực và động đất: Chiến tranh xảy ra hay quân chủ có nạn?

Nhật thực và động đất: Chiến tranh xảy ra hay quân chủ có nạn?

Nhật thực và động đất: Chiến tranh xảy ra hay quân chủ có nạn?
Nhật thực và động đất: Chiến tranh xảy ra hay quân chủ có nạn?
Thứ năm, 02-01-2025 00:43, (GMT+07:00)
Nhật thực và động đất: Chiến tranh xảy ra hay quân chủ có nạn?
23-06-2020 07:55

Ngày 21 tháng 6 năm 2020 thật trùng hợp là ngày Hạ chí và cũng là ngày có nhật thực. Nước lũ đang hoành hành ở lưu vực sông Trường Giang, đập Tam Hiệp nguy cấp như đèn trước gió. Vùng duyên hải Trung Quốc, rất nhiều tỉnh thành xuất hiện hiện tượng cá nhảy khỏi mặt nước, hơn nữa, các động vật trong núi rừng như khỉ cũng xuất hiện các hành động kỳ dị.

Mọi người cảm thấy những hiện tượng này có thể là dấu hiệu sắp động đất. Ngoài ra ở Bắc Kinh, Tứ Xuyên, và một số tỉnh thành khác đã xảy ra đợt dịch bệnh thứ 2. Hơn nữa ở biên giới Trung Quốc và Ấn Độ lại xảy ra xung đột nghiêm trọng, dường như chiến tranh cũng có thể nổ ra bất cứ lúc nào. Nửa cuối năm 2020, Trung Quốc có lẽ còn hỗn loạn hơn nửa đầu năm với dịch viêm phổi Vũ Hán kinh hoàng.

Tất cả những thứ trông có vẻ hỗn loạn này nhưng lại có mối liên hệ vi diệu. Nhật thực trùng Hạ chí có thể có quan hệ đến đợt dịch bệnh thứ 2. Theo các thư tịch cổ thì nhật thực cũng có thể có mối quan hệ đến động đất, chiến tranh và quân chủ.

Sách chiêm tinh "Khai Nguyên chiêm kinh" của Thái sử giám Cù Đàm Tất thời Đường, biên soạn vào những năm Khai Nguyên đã luận thuật rất nhiều và tường tận về thuật chiêm tinh và thiên văn học, trong đó có luận thuận chi tiết về những sự kiện liên quan đến nhật thực. 

Nhật thực trùng Hạ chí có thể có quan hệ đến đợt dịch bệnh thứ 2. Theo các thư tịch cổ thì nhật thực cũng có thể có mối quan hệ đến động đất, chiến tranh và quân chủ.
Nhật thực trùng Hạ chí có thể có quan hệ đến đợt dịch bệnh thứ 2. Theo các thư tịch cổ thì nhật thực cũng có thể có mối quan hệ đến động đất, chiến tranh và quân chủ. (Pixabay)

Tại sao xuất hiện nhật thực

Sách "Ban Cố thiên văn chí" có viết: "Thiên hạ thái bình, ngũ tinh (kim mộc thủy hỏa thổ) vận hành theo hạn độ, không có cái nào ngược thì mặt trời không bị che khuất (nhật thực), mặt trăng không bị che khuất (nguyệt thực)". Ý nghĩa là: nếu thiên hạ thái bình thì ngũ tinh vận chuyển bình thường, sẽ không xuất hiện nhật thực và nguyệt thực.

Trong thế giới quan của người xưa, "Trời không thể không có mặt trời, con người không thể không có vua". Cũng có thể lý giải là, mặt trời trên trời đối ứng với quân vương dưới nhân gian. Nếu mặt trời xuất hiện hiện tượng lạ, thì nhất định quân chủ dưới nhân gian sẽ xuất hiện vấn đề.

Kết hợp với những thuyết trong "Khai Nguyên chiêm kinh" thì nguyên nhân xuất hiện nhật thực có rất nhiều, nhưng đại đa số là có liên quan đến đức hạnh của quân chủ.

Quân chủ cuồng vọng tự đại - Sách "Xuân thu vận đấu khu" có viết: "Quân chủ phóng túng không tuân theo phép xưa, trái với Trời, tàn bạo với vật thì có họa, sẽ có nhật thực".

Người xưa tin rằng nếu vị "quân chủ phóng túng không tuân theo phép xưa, trái với Trời, tàn bạo với vật thì có họa, sẽ có nhật thực".
Người xưa tin rằng nếu vị "quân chủ phóng túng không tuân theo phép xưa, trái với Trời, tàn bạo với vật thì có họa, sẽ có nhật thực". (Epoch Times)

Quân chủ vui giận thất thường, khinh mạn quỷ Thần - Sách "Lễ đấu uy nghi" có viết: "Quân chủ vui giận thất thường, sát hại bừa bãi, giết người vô tội, coi thường Trời Đất quỷ Thần thì có nhật thực".

Quân chủ mất đi đức hạnh của quân chủ - Sách "Hoài Nam Tử" có viết: "Quân chủ hành động sai trái, nhật thực, mặt trời không có ánh sáng".

Quân chủ bạo ngược, bề tôi muốn làm phản - Sách "Kinh phòng dịch" có viết: "Quân chủ mưu phạt bất hợp lý, bề tôi sẽ nổi dậy, thì nhật thực khuyết, tối".

 

Nhật thực và động đất

Thực ra không phải là hễ nhật thực thì có động đất, hai điều này không có mối liên hệ tất yếu. Trong sách "Khai Nguyên chiêm kinh" đã miêu tả sống động rất nhiều hiện tượng nhật thực, đồng thời cũng ghi chép về quan hệ giữa nhật thực và động đất, và có ngụ ý nhất định.

Quyền thần và quân chủ bất hòa, sẽ xuất hiện nhật thực và động đất - "Bề tôi muốn ngồi ngôi vua, đó gọi là bất hòa, nhật thực trắng xanh, bốn phương đỏ, đã nhật thực, còn có động đất".

Thực ra không phải là hễ nhật thực thì có động đất, hai điều này không có mối liên hệ tất yếu.
Thực ra không phải là hễ nhật thực thì có động đất, hai điều này không có mối liên hệ tất yếu. (Epoch Times)

Nhật thực và chiến tranh

Sách "Khai Nguyên chiêm kinh" miêu tả rất nhiều về nhật thực và chiến tranh. Sách "Xuân Thu Công Dương truyện" có viết: "Nhật thực là dị tượng bề tôi sát hại vua, con sát hại cha, người Di Địch xâm chiếm Trung Quốc".

Điều này khiến chúng ta bất giác liên tưởng đến thế cuộc căng thẳng ở biên giới Trung Quốc và Ấn Độ. Hơn nữa nhật thực lần này đạt độ lớn nhất là ở quận Chamoli, bang Uttarakhand - là nơi giao giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Liệu đây có phải là có ý nghĩa đặc biệt nào chăng?

Hơn nữa trong sách cũng đề cập đến, quốc gia xâm chiếm ở phương hướng tương đồng với nhật thực. Kinh Thi viết: "Nhật thực, nước có binh đao, đại chiến, từ phương Tây đến chiến thắng".

Trong sách cũng đề cập đến, nhật thực sẽ đối ứng tai họa của cấp bậc quốc gia, đồng thời nhắc nhở quân chủ cần phải tu dưỡng đức hạnh: "Nhật thực ắt có tai họa quốc gia, nhật thực thì quốc gia thất đức bị diệt vong, nhật thực nên tu đức. Nước vô Đạo, tháng ngày qua đi sẽ thiếu ăn, có quân đội tấn công, quốc gia tiêu vong, và có (quốc) tang".

VIDEO - THIÊN TAI, NHÂN HỌA, DỊCH BỆNH CÓ PHẢI LÀ NGẪU NHIÊN?

Trung Dung
Theo Vương Nhuận - Sound of Hope

Đăng theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP