Nhật ký Phương Phương ngày 25.2: Bác sĩ miêu tả dịch bệnh là “kỳ dị”

Nhật ký Phương Phương ngày 25.2: Bác sĩ miêu tả dịch bệnh là “kỳ dị”

Nhật ký Phương Phương ngày 25.2: Bác sĩ miêu tả dịch bệnh là “kỳ dị”

Nhật ký Phương Phương ngày 25.2: Bác sĩ miêu tả dịch bệnh là “kỳ dị”

Nhật ký Phương Phương ngày 25.2: Bác sĩ miêu tả dịch bệnh là “kỳ dị”
Nhật ký Phương Phương ngày 25.2: Bác sĩ miêu tả dịch bệnh là “kỳ dị”
Thứ bảy, 11-01-2025 05:57, (GMT+07:00)
Nhật ký Phương Phương ngày 25.2: Bác sĩ miêu tả dịch bệnh là “kỳ dị”
27-02-2020 16:12

Trên “Weibo của Phương Phương”, nhà văn kiêm blogger này đã dùng hình thức nhật ký để ghi lại một số chi tiết về tình hình xã hội và đời sống sau khi dịch “viêm phổi Vũ Hán” bùng phát. Có lẽ những gì cô viết đã đụng chạm đến “dây thần kinh nhạy cảm” của chính quyền Trung Quốc nên trang Weibo của cô từng có thời gian bị chặn. Giáo sư Đại học Sư phạm Hoa Trung (Vũ Hán), ông Đới Kiến Nghiệp từng nói, so với “Nhật ký Phương Phương”, những báo cáo của truyền thông Đại Lục “không có một bài nào” có thể đọc được, có một số bài còn là đang “làm nhục IQ của người ta”. 

(Ảnh: Shutterstock)

Dưới đây là nội trong nhật ký Weibo của Phương Phương ngày 25/2:

“Thời tiết tốt đến nỗi khiến người ta kinh ngạc, buổi trưa nhiệt độ sắp đạt đến 20 độ? Mở máy sưởi ấm đã có cảm giác nóng, nhưng đến buổi tối, lại đột nhiên mưa, rất bất thường và kỳ dị. Dù sao thì cũng không thể ra ngoài, xem điện thoại dường như đã trở thành môn học bắt buộc mỗi ngày. 

Sáng sớm xem được vài video, thực sự có lời muốn nói. Video có hai loại: Một loại là cảnh ngộ của những rau củ quả được người ngoại tỉnh quyên tặng đã đến Vũ Hán: Hoặc là bị người chặn ngang đường, hoặc là bị vứt cả túi vào đồng rác, hoặc bị thối ở trong kho. Có mấy video như thế này. Một loại nữa là, cư dân mắng chửi rau mua theo kiểu tập thể quá đắt. Đối với người dân mà nói, tiền là phải sử dụng chi ly tiết kiệm. Bình thường mua rau quả cũng phải chọn lựa nhiều lần rồi mới dám lấy. Nước tương giảm 2 phân tiền, người xếp hàng dài đợi mua. 

Rau cứu trợ thối rữa trong kho (Ảnh: Sina)

Vì sao? Bởi vì tiền mặt trong túi vừa đủ sống qua ngày, có thể tiết kiệm được đồng nào thì tiết kiệm. Cho nên, rau mua theo kiểu tập thể, trong tình trạng không thể chọn lựa chất lượng và chủng loại, thì nó vẫn là đắt, người dân không mắng chửi là điều không thể nào xảy ra. Huống chi, đóng cửa bao nhiêu ngày như thế, trong lòng vốn đang kìm nén tức giận. 

Điều cần nói rõ là những video này, đều là bạn bè chia sẻ, tôi không xác định được là thật hay giả. Nhưng dù thật hay giả, tôi cũng cho rằng lượng lớn rau quả quyên góp, cần phải có một mô hình phân phối hợp lý. Tình hình hiện tại, một mặt do phân phối khó khăn, một mặt là do mua rau quả quá đắt. Lại còn làm thương tổn đến lòng tốt của người dân ngoại tỉnh. Chi bằng đem tất cả rau quả quyên tặng giao cho cơ quan quản lý thống nhất phân phối đến các siêu thị. Nghiêm khắc yêu cầu siêu thị bán cho người dân với giá bình ổn hoặc thấp, tiền thu được hoặc quyên tặng hoặc tiếp tục dùng cho trợ giá bình ổn cho tất cả các loại khác. 

Như thế có thể để người dân mua được rau quả rẻ hơn, cũng có thể để cho nhân viên trong khu dân cư có thể giải thoát khỏi việc vận chuyển, phân loại, giao hàng. Đương nhiên, các đơn vị hoặc khu dân cư tự đưa rau quả đến để cho nhân viên công tác phân phối đến các nhà thì lại là chuyện khác. Thời tiết ngày càng nóng, rau quả ngày càng khó bảo quản. Mọi chuyện vẫn là thực sự cầu thị một chút thì sẽ tốt hơn. 

Tiếp tục nói về dịch bệnh. Buổi sáng, người bạn bác sĩ nhắn tin nói, ngoài Vũ Hán, các nơi khác về cơ bản đều kiểm soát được. Chỉ còn dịch bệnh ở Vũ Hán vẫn đang lây lan, không được kiểm soát tốt. Áp lực giường bệnh trong bệnh viện ngược lại đang từng bước được xoa dịu. 

Về vấn đề dịch bệnh tiếp tục lây lan, tôi rất không hiểu. Theo lý mà nói, Vũ Hán phong tỏa đã hơn một tháng, dù tính theo kiểu cách ly 24 ngày, người phát bệnh thì cũng đã phát bệnh từ lâu rồi. Mọi người đều đóng cửa không ra ngoài, người lây nhiễm mới phải là rất ít thậm chí là số ‘0’ mới đúng. Vì sao lại còn có nhiều người lây nhiễm mới thế này chứ? Bạn bác sĩ cũng nghi ngờ, nói không biết số người xác nhận lây nhiễm mới hoặc nghi ngờ lây nhiễm mới tăng có nguyên nhân là gì. Nguồn lây nhiễm ở đâu. Việc này cần phải nghiên cứu, cần phải phân tích nguyên nhân trường hợp lây nhiễm mới, rồi tiếp tục tăng cường biện pháp phòng và kiểm soát có tính mục tiêu. 

Có lẽ nên nói, mặc dù chúng ta đã trả giá lớn thế này, hiệu quả cách ly không lý tưởng như chúng ta dự tính. Bạn bác sĩ tiếp tục dùng hai chữ “kỳ dị” để miêu tả về viêm phổi COVID-19. Đồng thời cho rằng, có thể cần phải vật lộn với virus một thời gian, và thời kỳ dịch bệnh cũng có thể sẽ kéo dài. 

Thời kỳ dịch bệnh kéo dài, điều này có nghĩa là chúng ta vẫn phải tiếp tục cách ly ở nhà. Những ngày tháng này kéo dài bao lâu, e là không ai biết trước. Đây là sự cách ly rất buồn khổ. Ngay cả tôi cũng không muốn nói nhiều. Người Vũ Hán thật khổ, trước tiên là trải qua giai đoạn căng thẳng và sợ hãi thời kỳ đầu, nó luôn theo sát, là sự bi phẫn và những ngày tháng thống khổ không có trợ giúp chưa từng có trong lịch sử. Cho đến hôm nay, dù không còn sợ hãi, cũng không nhiều bi phẫn, nhưng người ta đón tiếp lại là sự buồn bực và nóng nảy khó nói, là sự chờ đợi dài đằng đẵng không biết ngày nào. 

Thực sự hết cách. Tại đây, tôi muốn nói với bản thân, cũng như tất cả mọi người: Chúng ta vẫn là phải chờ đợi. Đây chính là việc mà không có cách nào khác. Đã đợi lâu như thế này, những ngày tháng còn lại, tôi tin sẽ không quá dài. Người của WHO đã đến Vũ Hán, đã cảm tạ người Vũ Hán, mặc dù sự cảm tạ này không an ủi được gì, nhưng ít nhất toàn thế giới đều biết chúng ta là đang hy sinh vì họ, chúng ta đóng cửa trong nhà, là vì sự tự do đi lại của họ. Hãy mở lại những bộ phim truyền hình buồn bực nhất và tầm thường nhất ra xem thôi, ví dụ như ‘Dương quang xán lạn Trư Bát Giới’ chẳng hạn. Không thì biết làm gì? 

Buổi sáng còn có một video nữa, một người phụ nữ không đeo khẩu trang kiên quyết muốn ra ngoài. Dù khuyên thế nào, bà cũng không chịu quay lại, cũng không chịu đeo khẩu trang để nói chuyện với người khác. Gặp phải người như thế này, nhân viên công vụ cũng thế mà nhân viên công tác xã hội cũng thế, thực sự không biết làm gì hơn. Còn một video, là một con phố nhỏ, người đi lại, các cửa hàng đều mở cửa, náo nhiệt như trước. Người quay video vừa quay vừa nói: Tự do thế này, có chỗ nào giống Vũ Hán chứ. Người tôi quen biết thậm chí còn có thể nói ra tên con phố đó. Khung cảnh tương tự thế này có tương đối nhiều, cách ly dường như không có ý nghĩa. Quá nửa số họ cho rằng dịch bệnh không liên quan đến họ, nhưng dịch bệnh được kiểm soát chậm, chúng ta buộc phải tiếp tục ở nhà, rất nhiều là có liên quan đến họ. 

Hôm qua chia sẻ lại kiến nghị của AD, không ít người để lại bình luận, nói rằng như thế này là quá xâm phạm đến riêng tư cá nhân, là không thể nào thực hiện được. Kiểu quan điểm này không phải là ít. Tôi đã chuyển quan điểm này cho AD. AD trả lời: “Chính là như vậy. Quỹ đạo hoạt động cá nhân vốn là riêng tư, nhưng xét đến dịch bệnh đang đè trên đầu, xét đến khó khăn, trong tình trạng khẩn cấp quốc gia vẫn là cần dùng tất cả các biện pháp có hiệu quả để giúp đỡ trị liệu!”

Kỳ thực, hôm qua khi tôi đăng lại kiến nghị này, cũng đã nghĩ đến vấn đề này. Nhất là đọc đến câu cuối cùng của AD “ai cũng không chạy thoát”, tôi do dự một lát. Nhưng tôi vẫn quyết định đăng lại. Bởi vì tôi ở Vũ Hán. Điều tôi biết được là: sự sinh tồn của 9 triệu người quan trọng hơn sự riêng tư. 

Vấn đề hiện giờ của chúng ta là làm thế nào sống tiếp. So sánh riêng tư với mạng sống, thì nó không là gì cả. Bệnh nhân nằm trên bàn mổ, trước mặt bác sĩ, quá nửa cũng sẽ không băn khoăn đến vấn đề riêng tư. Huống hồ, công nghệ cao có thể tạo phúc, có thể đóng vai xấu, tự nhiên cũng có thể trừ ác. Cao thủ sử dụng độc trong các tiểu thuyết võ hiệp còn nhét cả thuốc giải trước ngực. Người Vũ Hán hiện nay, sự riêng tư không đặt ở vị trí số một. Làm thế nào để sống sót được mới là vị trí số một. 

Cái chết vẫn đang diễn hành khúc của nó ở đây. Hành khúc kết thúc, chúng ta tiếp tục tìm thuốc giải. 

Hôm nay, một người bạn học nói trên mạng rằng khi anh chuẩn bị ra ngoài, có bé gái 3 tuổi nói, ông đừng ra ngoài, bên ngoài có virus. Tôi còn xem được một video, một đứa trẻ khoảng 3 tuổi muốn ra ngoài chơi, nó tìm bố để lấy chìa khóa, nói rằng chỉ muốn đến Walmart xem. Nhưng thảm thất là sự kiện người ông qua đời ngày, người cháu ở nhà cũng không dám ra ngoài, nói bên ngoài có virus, dựa vào ăn bánh quy mà trải qua được được mấy ngày. 

Còn nữa, rất nhiều, rất nhiều đứa trẻ bị nhốt ở trong nhà không được ra ngoài, bạn có thể tưởng tượng được cách mà người lớn dọa chúng như thế nào. Virus! Virus! Virus! Trong tâm lý chúng đương nhiên giống như ma quỷ. Tôi không biết, khi đến một ngày, khi chúng có thể ra ngoài, trong số đó, liệu có ai không dám ra ngoài không; càng không biết được bóng đen này sẽ ở lại trong tâm chúng bao lâu. Những đứa trẻ nhỏ bé yếu ớt này chưa từng phạm sai lầm nào với thế giới, nhưng chúng lại phải cùng người lớn chịu khổ nạn này. 

Chiều nay, trên mạng, vài đồng nghiệp của chúng tôi đã nhìn lại những trải nghiệm bản thân trước ngày 20 tháng Giêng, đã mắng chửi thậm tệ đầu sỏ tai họa, trong tâm mới dễ chịu hơn một chút. Chúng ta đều có vết thương. Quay đầu nhìn lại, chúng ta không phải là người may mắn, chúng ta chỉ là người may còn sống sót.

Theo Blog Phương Phương

Đăng theo Tri Thức VN

 
Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP