Hôm thứ Bảy (13/2), tạp chí American Thinker đã đăng bài viết của tác giả Tom McAllister nói rằng tất cả các khía cạnh của đời sống người Mỹ hiện nay đều bị chính trị hóa và xa rời Thiên Chúa và Tổ quốc. Tác giả cho biết để loại bỏ mối đe dọa hiện hữu đối với nền Cộng hòa, người Mỹ phải gia tăng sự kính yêu với Thiên Chúa, Tổ quốc và đồng bào, đồng thời đảm bảo rằng các quy tắc và quy định của Hoa Kỳ có thể bảo vệ đầy đủ tiếng nói của người dân.
Dưới đây là bản dịch của bài viết:
Khi chúng ta phải chịu đựng những vòng quay chính trị và theo dõi trò hề của việc xét xử luận tội, chúng ta có tự hỏi điều này có phải là thể hiện của một cường quốc vĩ đại không? Sách Châm Ngôn trong Thánh Kinh mô tả sự khôn ngoan khi một người phụ nữ gọi ra đường để đưa ra lời khuyên. Có ai ở Washington DC đang nghe không? Làm thế nào mà chúng ta trở nên đáng khinh như vậy?
Năm 2008, ứng viên tổng thống Obama hứa sẽ thay đổi cơ bản nước Mỹ. Chà, “nhiệm vụ của ông ta đã hoàn thành”. Có lẽ tôi đã quá tín nhiệm Obama bởi ông ấy không xây dựng điều này, nhưng triết lý và chính sách của ông ta đã hướng nền văn hóa của chúng ta vào một con đường mà giờ đây mọi thứ đã trở nên chính trị hóa. Nó đã làm xói mòn hệ thống giáo dục, khoa học, kinh doanh và thậm chí cả hệ thống chăm sóc sức khỏe của chúng ta. Giống như xem một bộ phim 3D lập thể, mọi người đều sử dụng “lăng kính chính trị” để nhìn thế giới. Đáng buồn thay, đó là sự hủy diệt tất cả mọi người. Chính trị là trò chơi kẻ thắng người thua – chúng ta đấu với họ. Nếu chính trị trở thành tư duy điều khiển và thế giới quan phổ biến của mọi người, thì chúng ta sẽ không bao giờ có được sự thống nhất. Một ngôi nhà bị nứt nẻ sẽ đổ sập xuống bất cứ lúc nào.
Trước đây, chính trị Mỹ phụ thuộc vào hai phương châm của Hoa Kỳ: In God We Trust (Chúng ta tin tưởng nơi Chúa) và E Pluribus Unum (Từ rất nhiều, chúng ta là một). Chúng ta là một quốc gia dưới quyền của Chúa và trong số rất nhiều người, chúng ta là một dân tộc. Đây là tư tưởng thống nhất và là điểm mấu chốt mà từ đó con lắc chính trị xoay chuyển. Cách tiếp cận một giải pháp là cấp tiến, bảo thủ (với các giá trị truyền thống), hoặc là cả hai, nhưng luôn có sự thống nhất vượt trội về việc tôn kính Thiên Chúa cùng với tình yêu và thái độ chung xả thân hy sinh vì đất nước. Như Tổng thống Kennedy đã nói: Đừng hỏi tổ quốc có thể làm gì cho bạn, mà hãy hỏi bạn có thể làm gì cho tổ quốc.
Nền văn hóa thịnh hành hiện nay đã loại bỏ các cột trụ của sự hợp nhất giữa Thiên Chúa và đất nước, và hậu quả là sự bất ổn và thiếu khôn ngoan đã trở nên quá rõ ràng. Trong những năm qua, nhiều người đã than thở về sự phi lý và tác động tiêu cực của đúng đắn chính trị (political correctness). Chà, tỉnh lại đi, vì bây giờ nó là “kẻ săn mồi” đỉnh cao. Nếu bạn nói điều gì đó bị cho là không đúng đắn về mặt chính trị, bạn sẽ mất việc hoặc không được tuyển dụng. Vì lý do chính trị, các công ty công nghệ lớn (Big tech) có thể cấm bạn, các chính trị gia có thể đe dọa ban hành luật để xét xử bạn, và thậm chí bạn bè hoặc thành viên gia đình sẽ xa lánh bạn. Ngay cả khi bạn hoàn toàn tuân thủ theo luật pháp và hệ tư tưởng của họ cũng vẫn không đủ, vì họ sẽ điều tra quá khứ của bạn: Bạn đã ủng hộ tổ chức nào? Bạn tán thành lý tưởng nào? Bạn đã nói trò đùa ngu ngốc nào khi 15 tuổi? Và thế là xin lỗi, chúng tôi sẽ rút lại học bổng đại học của bạn, hủy hợp đồng sách hoặc hủy giải thưởng được đề xuất của bạn.
Một ví dụ phù phiếm hơn (nhưng đáng buồn) về hệ thống giá trị ưu tiên chính trị được thể hiện qua tình trạng khó xử của một người khi phải hạ thấp lòng cảm ơn với người hàng xóm tốt bụng chỉ vì anh ta có tư tưởng bảo thủ. Một tình huống khác là một cổ động viên trong giải Siêu cúp Bóng bầu dục Mỹ không biết nên cổ vũ đội nào khi tiền vệ ở một đội là người ủng hộ ông Trump, mà đội còn lại thì cô lại không thích.
Đây không phải là khoảng trống ngu ngốc và thiếu khôn ngoan sao? Điều này có phản ánh các giá trị của đất nước chúng ta và nền văn hóa mà chúng ta mong muốn có được không? Thật là hành động ngu xuẩn khi nhìn đời bằng lăng kính chính trị.
Vào đầu năm nay, biên tập viên JR Dunn của AT đã viết một bài báo xuất sắc khuyên mọi người hãy phủi bụi và trở về với giá trị và truyền thống đáng trân trọng của nước Mỹ. Đây không phải là lúc để buồn bã. Nước Mỹ đang gặp nguy hiểm ngiêm trọng, và chúng ta không nên đánh giá thấp mối đe dọa này. Tượng Nữ thần Tự do đã chao đảo, và nếu không có nỗ lực quên mình, khôn ngoan và tập trung ngay lập tức của mọi người, Nữ thần sẽ gục ngã.
Hai sáng kiến rất quan trọng. Đầu tiên phải chú tâm vào tâm linh của mỗi người, và thứ hai giải quyết các quy trình và thủ tục. Mục tiêu chung là thăng hoa sự kính yêu của chúng ta đối với Thiên Chúa, đất nước, đồng bào, đồng thời đảm bảo rằng các quy tắc và quy định của nước Mỹ có thể hoàn toàn bảo vệ tiếng nói của người dân. Nếu chúng ta không làm điều thứ hai để đảm bảo quyền tự do ngôn luận và cuộc bỏ phiếu chính xác, thì chúng ta sẽ không có nền Cộng hòa. Nếu chúng ta không nâng cao hệ thống giá trị của mình, thì nền Cộng hòa của chúng ta không đáng có.
Sáng kiến đầu tiên đòi hỏi một nỗ lực tập trung để trở về với trí tuệ – nhấn mạnh sự thật, công lý, tính chính trực và bác ái, đồng thời chống lại sự phi lý của văn hóa tẩy chay (cancel culture). Sẽ rất khó khăn trong cuộc chiến chống văn hóa tẩy chay, nhưng chúng ta cần phải nâng cao diễn ngôn và không ngừng nói lên sự thật với tình yêu, chống lại mọi sự bất công để đảo ngược chiều hướng của nó. Tình hình hiện giờ thật thảm khốc, nhưng chúng ta cần giữ vững lập trường.
Sáng kiến thứ hai thực dụng hơn và có thể đo lường được. Đất nước chúng ta đã phải trải qua một thất bại kinh hoàng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020. Có bút giả của trang American Thinker đã chỉ ra, cải cách bầu cử là mục hàng đầu trong chương trình nghị sự năm 2021. Các vấn đề được phơi bày có tính hệ thống. Các quy định bỏ phiếu lỏng lẻo (một số vi hiến) đã được khởi xướng ở nhiều tiểu bang. Một số Thư ký tiểu bang đã không chịu trách nhiệm trong việc kiểm phiếu, các nhà lập pháp tiểu bang không trả lời đầy đủ hoặc kịp thời, các thống đốc tiểu bang đã không giải quyết mức độ nghiêm trọng của vấn đề và hệ thống tòa án từ chối lắng nghe những khiếu nại mà người dân trình bày. Cả ba nhánh chính quyền ở cấp tiểu bang đều thất bại thảm hại. Thật không may, Quốc hội đã không đưa ra biện pháp hỗ trợ để khắc phục những sai sót này. Công dân bầu ra người đại diện và giao cho họ bảo vệ và kiểm đếm chính xác phiếu bầu của người dân, nhưng không ai trong số họ làm tròn trách nhiệm này.
Có rất nhiều sự thật và tin đồn đang được lan truyền, nhưng đây là hai sự thật:
1a. Gần 100% người dân đồng ý rằng gian lận bầu cử đã xảy ra trong cuộc bầu cử năm 2020.
2a. Có nhiều ý kiến bất đồng liệu sự gian lận này có thực sự làm đảo lộn kết quả của cuộc bầu cử tổng thống hay không.
Dưới đây là những việc cần thiết để quốc gia của chúng ta duy trì nền Cộng hòa.
1b. Phải có gần 100% sự đồng thuận rằng các phiếu bầu của cuộc bầu cử năm 2020 đã được kiểm đếm chính xác.
2b. Phải có độ tin cậy gần 100% rằng đủ các thủ tục và quy trình bảo vệ được áp dụng ở tất cả 50 tiểu bang để mọi cuộc bầu cử trong tương lai sẽ cực kỳ chính xác, chỉ những lá phiếu hợp pháp mới được công nhận.Thực tế là 1a tồn tại có nghĩa là 2b phải được thực hiện. Những điều tốt nhất, sáng suốt nhất và ngay chính nhất về mặt đạo đức cần được triển khai để thiết kế một quy trình bầu cử không có sai sót và gian lận ở tất cả 50 tiểu bang: Như sử dụng công nghệ chuỗi khối; các phiếu bầu được đánh dấu chìm và được đánh thứ tự; xác thực ID cử tri; xác minh chữ ký; máy bỏ phiếu công bằng; và hoàn thành theo dõi vòng đời của lá phiếu từ thời điểm lá phiếu được phát hành hoặc gửi qua đường bưu điện cho đến khi nhận được, xác minh, kiểm đếm và sau đó lưu trữ chúng chính xác cho các mục đích kiểm tra sau này.
Ngoài ra, một cuộc kiểm tra pháp y độc lập, chi tiết và kỹ lưỡng về cuộc bầu cử cần phải được thực hiện ở ít nhất 7 tiểu bang tranh chấp vì những khám phá này sẽ hỗ trợ việc phát triển quy trình bầu cử an toàn. Điều này rất quan trọng đối với sự ổn định của nền Cộng hòa của chúng ta. Điều này cũng sẽ xác thực [tính hợp lệ] của cuộc bầu cử tổng thống thứ 46* của chúng ta và xóa dấu hoa thị (vì khoảng một nửa quốc gia nghĩ rằng nên đặt dấu hoa thị tại đó), hoặc nó có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng hiến pháp lớn, nhưng các vấn đề quan trọng nhất sẽ được giải quyết. Chúng ta sẽ được biết sự thật.
Nếu chúng ta chân thành bày tỏ mong muốn thống nhất và hàn gắn, thì bước tiếp theo chỉ là các vấn đề biện pháp. Chúng ta sẽ được công nhận bởi thành quả cũng như hành động của chúng ta. Nếu chúng ta thất bại với nỗ lực này, Tượng Nữ thần Tự do sẽ sụp đổ và cô ấy có thể sẽ không bao giờ đứng dậy được nữa.
Ông Tom McAllister là một nhà tư vấn kinh doanh và là tác giả của cuốn Blue Collar Faith (Tạm dịch Niềm tin của những người lao động phổ thông).
Theo ĐKN