Nhà tiên tri Edgar Cayce: Cứu Thế Chủ sẽ xuất sinh từ Trung Quốc

Nhà tiên tri Edgar Cayce: Cứu Thế Chủ sẽ xuất sinh từ Trung Quốc

Nhà tiên tri Edgar Cayce: Cứu Thế Chủ sẽ xuất sinh từ Trung Quốc

Nhà tiên tri Edgar Cayce: Cứu Thế Chủ sẽ xuất sinh từ Trung Quốc

Nhà tiên tri Edgar Cayce: Cứu Thế Chủ sẽ xuất sinh từ Trung Quốc
Nhà tiên tri Edgar Cayce: Cứu Thế Chủ sẽ xuất sinh từ Trung Quốc
Thứ sáu, 27-12-2024 01:45, (GMT+07:00)
Nhà tiên tri Edgar Cayce: Cứu Thế Chủ sẽ xuất sinh từ Trung Quốc
18-11-2019 11:07

Edgar Cayce (1877-1945) là nhà tiên tri nổi tiếng thời cận đại ở phương Tây, những lời tiên tri của ông có độ chuẩn xác rất cao. Trong đó, những lời tiên tri và bình luận của ông về Trung Quốc mới thật khiến người ta kinh ngạc.

Nhà tiên tri Edgar Cayce: Cứu Thế Chủ sẽ xuất sinh từ Trung Quốc
Nhà tiên tri người Mỹ Edgar Cayce với rất nhiều dự đoán chuẩn xác phi thường. (Ảnh: Grimuar)

Ngày 24/1/1925, nhà tiên tri Cayce đã chủ động kể ra sự tình sẽ phát sinh ở Trung Quốc: “Giữa năm 1931, Trung Quốc sẽ ở vào một giai đoạn đặc biệt, tại Mãn Châu sẽ xuất hiện tai hoạ đổ máu…”, đây chính là nói về sự kiện Nhật Bản xâm lược Trung Hoa vào 6 năm sau.

Ngày 30/7/1927, ông tiếp tục nói ra tình hình mà bản thân thấy được: “Một vài sự kiện đặc biệt phát sinh ở trên thân thể người Trung Quốc, ở trên thân thể người Nhật, một số lực lượng người ngoài hành tinh xâm lấn từ bên ngoài đã có được thế lực rồi…”, điều này có chút khiến người ta khó hiểu, bởi vì lúc đó mọi người không có mấy khái niệm về người ngoài hành tinh và sự can thiệp của họ vào nền văn minh, nhưng Cayce cũng đã nói ra.

Nhưng điều khiến người phương Tây kinh ngạc nhất chính là Cayce đã đưa ra lời tiên đoán cho một giai đoạn của Trung Quốc. Ông đã phát biểu như sau: “Có một ngày, nơi Trung Quốc ấy sẽ là cái nôi thai nghén ra Christianity, được áp dụng trong cuộc sống của mọi người. Sự kiện này đối với con người mà nói thì rất xa xôi, nhưng đối với Thần mà nói thì rất nhanh – rất nhanh, Trung Quốc sẽ thức tỉnh”.

Nguyên văn tiếng Anh: “Yea, there in China one day will be the cradle of Christianity, as applied in the lives of men. It is far off, as man counts tune, but only a day in the heart of God. For tomorrow China will awake”.

“Christianity” là một từ trong tiếng Anh có nghĩa đen là Kitô giáo. Câu nói của Edgar khiến người ta rất khó lý giải bởi vì Kitô giáo ở phương Tây đã được sinh ra gần 2.000 năm rồi, nó đã sớm phát triển rộng rãi và trở thành một tôn giáo lớn trên thế giới, sao còn phải nhắc đến cái nôi hay thai nghén nữa?

Vậy nên giải thích từ “Christianity” này như thế nào, đây cũng là chìa khóa để giải mã lời tiên tri của Edgar. Có người lý giải rằng một tín ngưỡng mới giống như Kitô giáo năm xưa sẽ xuất hiện, hoặc sự phục hồi của một tín ngưỡng nào đó v.v. Lời lý giải này kỳ thực là đúng, nhưng nó lại thiếu một quá trình ở giữa.

Hàm nghĩa của của từ “Christianity”

Trước tiên hãy xem nghĩa bề mặt của từ “Christianity” nghĩa là Kitô giáo, muốn lý giải sâu hơn về từ này thì phải hiểu từ gốc của nó “Christ” nghĩa là gì. “Christ” là một từ trong tiếng Hy Lạp, nguồn gốc của nó là từ “Messiah” trong tiếng Hebrew, hai từ này có cùng một nghĩa. Tuy nhiên khi phiên dịch sang tiếng Trung Quốc và tiếng Việt thì từ “Christ” lại bị dịch theo âm đọc thành Kitô (tiếng Hán Việt là Cơ Đốc).

Như vậy, nếu chúng ta hiểu được hàm nghĩa của từ “Messiah” thì cũng hiểu được ý nghĩa của từ “Kitô”. Tuy nhiên một từ ngữ trong quá trình phát triển của nó thường không chỉ mang hàm nghĩa ban đầu, nó còn được thêm vào những nghĩa rộng khác. “Messiah” chính là một từ như vậy.

“Messiah” là một từ trong tiếng Hy Lạp có nghĩa gốc ban đầu là “đấng được xức dầu”. Do Thái giáo thời cổ đại có một nghi thức là bôi hoặc đổ dầu mỡ lên người hoặc vật để thần thánh hóa họ, do vậy, nghi thức bôi dầu mỡ (lễ xức dầu) cũng được thực hiện trong nghi lễ nhậm chức của những người gánh vác trách nhiệm hoặc sứ mệnh thần thánh như quốc vương, chủ tế v.v.

Ví dụ, trong Thánh kinh Tân Ước có ghi chép: Moses đã tiến hành nghi lễ xức dầu cho trợ lý là Yaren để công nhận ông là chủ tế, Samuel tiến hành nghi lễ xức dầu cho David để tuyên bố ông sẽ kế tục ngôi vị quốc vương của Israel. Do vậy nghĩa nguyên thủy của từ “Messiah” có thể chính là “đấng được xức dầu”.

Nghi lễ xức dầu là một nghi lễ tôn giáo nên nó có ý nghĩa rất thần thánh, nó cũng tượng trưng cho sứ mệnh thần thánh mà người tiếp nhận phải gánh vác kể từ đây. Do vậy, về sau này mặc dù người được xức dầu trên hình thức không được bôi dầu lên người, nhưng miễn là người đó có sứ mệnh thần thánh thì đều được gọi là “đấng được xức dầu”.

í dụ, Cyrus người thống trị nước Ba Tư (nước Iran ngày nay) không phải là người Do Thái, cũng không tin theo Do Thái giáo. Nhưng vì ông đánh bại được thế lực bức hại Do Thái giáo, ông cũng đối xử tốt với những người tín ngưỡng Do Thái giáo, nên cũng được coi là đấng được xức dầu, người mang sứ mệnh thần thánh. Trong sách Kinh thánh Isaiah viết: “Cyrus đã được Jehovah của chúng tôi xức dầu”.

Điều này cũng nói lên rằng, đối với con người cổ đại, nghi thức quy y hay hành lễ theo một tôn giáo nào đó về hình thức đều không quan trọng, quan trọng là có thể làm một người tốt, đề cao tiêu chuẩn đạo đức, thuận theo thiên ý mà hành, tôn giáo trên Trái Đất không đại biểu cho Thần trên Thiên thượng.

Những ghi chép liên quan đến “đấng được xức dầu” có rất nhiều trong Kinh thánh, “đấng được xức dầu” không chỉ có một người. Ví dụ, trong sách Kinh thánh Zechariah khi mô tả việc chứng kiến những hiện tượng tiên tri đã nhắc đến: “Hai đấng được xức dầu này đứng bên cạnh chủ của thiên hạ”. Điều này nói lên rằng cùng với sự phát triển của văn hóa Do Thái cổ đại, từ “Messiah” (đấng được xức dầu) đã xuất hiện thêm nghĩa rộng: người gánh vác, thực hiện sứ mệnh thần thánh.

Tuy nhiên, hàm nghĩa của từ ngữ này không dừng lại ở đó mà dần dần phong phú thêm. Ví dụ trong Kinh thánh đề cập đến tương lai sẽ xuất hiện một đấng Messiah vĩ đại nhất vượt rất xa khỏi các đấng Messiah khác: “Nên Ðức Chúa Trời, Thần của người, đã xức dầu cho người bằng dầu vui mừng, để lập người trên các đồng bạn của người”.

Đấng Messiah vĩ đại này có hết thảy khả năng và quyền lực, đủ để thay đổi toàn bộ thế giới. Ngài sẽ giáng hạ nhân gian vào thời kỳ cuối, thần thông đại hiển, bay lên trời cứu độ những người tín ngưỡng Ngài, và khiến cho toàn nhân loại tín ngưỡng Ngài, sáng tạo một thế giới mới.

Những nội dung như thế này được đề cập đến rất nhiều trong Kinh thánh, ví dụ: “Ngài sẽ nắm quyền trượng, bay thẳng từ biển này sang biển khác, từ hồ lớn đến địa cực”, “Ngài sẽ tiến hành thẩm phán giữa các quốc gia, và định lại đúng sai cho rất nhiều người. Họ sẽ biến đao kiếm thành cày cuốc, biến súng thành lưỡi liềm, quốc gia này sẽ không bao giờ đánh chiếm quốc gia khác, họ cũng không rèn luyện để chiến đấu nữa”.

Trong số các đấng được xức dầu, đấng Messiah, đấng được xức dầu thù thắng nhất, đấng Messiah vĩ đại nhất có thể được lý giải là Cứu Thế Chủ. Sự xuất hiện cuối cùng của Ngài chính là trung tâm của những dự ngôn trong Kinh thánh. Đấng Messiah được đề cập đến ở rất nhiều nơi đều ám chỉ vị Cứu Thế Chủ cuối cùng này. Cứu Thế Chủ cũng dần dần trở thành nghĩa rộng cuối cùng của từ “Messiah”.

Sau đó, một số môn đồ của Jesus để tránh bị bức hại đã đến Hy Lạp tiếp tục truyền giáo, một số người Hy Lạp bắt đầu tín ngưỡng vào Jesus và dùng văn tự Hy Lạp để ghi chép phúc âm. Từ Messiah trong tiếng Hebrew cũng được họ dịch thành từ “Christ” trong tiếng Hy Lạp. Chúng ta dịch theo âm đọc thành “Kitô”, điều này cũng là do vấn đề văn hóa bất đồng nên không tìm được từ có thể mang được ba tầng nghĩa: đấng được xức dầu (nghĩa gốc), người gánh vác sứ mệnh thần thánh (nghĩa rộng thứ nhất), Cứu Thế Chủ (nghĩa rộng cuối cùng), do vậy chỉ có thể dịch theo âm là “Kitô”.

Trong lịch sử, sở dĩ Jesus có thể được gọi là Kitô là bởi một đoạn hội thoại trong Kinh thánh phúc âm Matthew viết: “Khi ấy, Chúa Jesus đến địa hạt thành Caesarea Philippi, và hỏi các môn đệ rằng: ‘Người ta bảo Con Người là ai?’ Các ông thưa: ‘Người thì bảo là John Tẩy Giả, kẻ thì bảo là Elijah, kẻ khác lại bảo là Jerimiah hay một tiên tri nào đó’. Chúa Jesus nói với các ông: ‘Phần các con, các con bảo Thầy là ai?’ Simon Peter thưa rằng: ‘Thầy là Ðức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống’”.

Từ lâu nay, người ta vẫn nghĩ Đấng Cứu Thế Chủ và Chúa Jesus là một, nhưng đọc kỹ lại Kinh Thánh và Khải Huyền ta sẽ thấy không phải, vì danh xưng của chúa Jesus và Cứu Thế Chủ trong Khải Huyền và Kinh Thánh là những danh xưng khác nhau. (Ảnh: Shen Yun Performing Arts)

Jesus thừa nhận câu trả lời của Peter. Qua đoạn hội thoại này có thể thấy lúc đó rất nhiều người cho rằng Jesus là một đấng chuyển thế tái sinh nào đó trong tiên tri cổ như Elijah, Jerimiah. Có thể thấy con người lúc đó có khái niệm về luân hồi chuyển sinh. Sau này Kitô giáo trong quá trình phát triển đã lý giải sai lệch về giáo nghĩa, lược bỏ từ ngữ, dẫn đến việc hoàn toàn phủ nhận luân hồi, đây là sai lầm của lịch sử.

Các tín đồ Kitô giáo sau này xuất phát từ tình cảm với tôn giáo nên đã hoàn toàn xem nhẹ hai tầng nghĩa ban đầu của từ Kitô là Messiah, mà trực tiếp sử dụng nghĩa rộng cuối cùng là Cứu Thế Chủ, họ ấn định rằng Jesus chính là chúa cứu thế (Cứu Thế Chủ). Hơn nữa cùng với sự truyền bá ngày càng rộng rãi của Kitô giáo, dần trở thành tôn giáo có tính quốc tế, nghĩa rộng cuối cùng của từ này (Cứu Thế Chủ) ngày càng che lấp mất hai tầng nghĩa ban đầu của nó, đặc biệt là trong ngôn ngữ phương Tây, trong những vùng đất người Hoa không hiểu rõ diễn biến lịch sử của nó lại càng như vậy.

Kỳ thực trong câu trả lời của Jesus, Ngài chỉ nói mình là Chúa của tôn giáo phương Tây, là con của Jehovah, là Kitô, là Messiah, sử dụng tầng nghĩa thứ hai của từ vựng này, ông thừa nhận mình mang theo sứ mệnh thần thánh mà đến đây, chứ không nói mình là Cứu Thế Chủ cuối cùng.

Hơn nữa, trong Kinh thánh phúc âm Matthew cũng viết về sứ mệnh mà Jesus mang theo: “Jesus nói: Ta được phái xuống trần chỉ để cứu đàn chiên Do Thái bị lạc mà thôi”. Có thể thấy sứ mệnh của Jesus lúc đó không phải là cứu rỗi toàn nhân loại, Ngài chỉ cứu độ những người có duyên trong dân tộc Israel (Do Thái) mà thôi, Ngài không phải là Cứu Thế Chủ cuối cùng.

Sau khi làm rõ nguồn gốc của từ Kitô (Messiah), chúng ta quay trở lại với lời tiên tri của Edgar. Từ “Christianity” vẫn có thể dịch thành “Kitô giáo”, nhưng từ “Kitô” ở đây sử dụng hàm nghĩa thứ ba: Cứu Thế Chủ, dịch chính xác hơn nên là “tôn giáo của Cứu Thế Chủ”. Vậy thì lời tiên tri này có thể dịch chính xác như sau:

“Có một ngày, nơi Trung Quốc ấy sẽ là cái nôi thai nghén ra tôn giáo của Cứu Thế Chủ, được áp dụng trong cuộc sống của mọi người. Đúng vậy, sự kiện này đối với mọi người mà nói thì rất xa xôi, nhưng đối với Thần mà nói thì rất nhanh—rất nhanh, Trung Quốc sẽ thức tỉnh”.

Chúng ta biết rằng tôn giáo phương Đông hay phương Tây đều yêu cầu đệ tử phải xuất gia, đến chùa, đạo quán, tu viện, hoàn toàn tuân theo lời dạy bảo của Thần Phật nơi tôn giáo đó, xa rời nơi thế tục hồng trần, thậm chí đi vào thâm sơn cùng cốc ẩn cư, không thể tu hành trong cuộc sống thế tục được.

Lời tiên tri “được áp dụng trong cuộc sống của mọi người” ý nói rằng những người tu luyện tôn giáo này có thể không cần xuất gia, không cần thoát ly thế tục, không cần làm nhân viên chuyên chức của Thần mà vẫn có thể viên mãn trở về thiên quốc, chính là lấy cả xã hội nhân loại làm môi trường tu luyện.

Điều này hoàn toàn vượt khỏi bất cứ tôn giáo nào trong lịch sử. Vậy thì người truyền bá tín ngưỡng này chắc chắn phải là đấng được xức dầu vĩ đại nhất trong hết thảy các đấng được xức dầu, cũng chính là Cứu Thế Chủ. Cho nên mới sử dụng tầng nghĩa thứ ba của từ Kitô để giải thích cho từ “Christianity”: Cứu Thế Chủ.

Chúng ta cũng biết rằng Do Thái giáo không thừa nhận Jesus là Cứu Thế Chủ. Kỳ thực Do Thái giáo có lý giải về “cứu rỗi” và “cứu vớt” khác với Kitô giáo. Trong Do Thái giáo, “cứu rỗi” trong tiếng Hebrew có nguồn gốc từ từ “padah” và “ga’al”, “cứu vớt” có nguồn gốc từ từ “yeshu’ah”, theo nghiên cứu của các học giả phương Tây, những từ này trong tiên tri Do Thái và văn hiến Rabbi chủ yếu dùng để chỉ sự trở lại hoặc tái sinh của một dân tộc và trạng thái lý tưởng của vũ trụ. (Bách khoa toàn thư của Do Thái giáo, trang 588, nhà xuất bản Jerussalem 1989, tác giả Geoffrey Wigoder).

Chính là nói, trong Do Thái giáo, khái niệm “cứu thế” được hiểu là “cứu rỗi cả dân tộc Do Thái và toàn thể nhân loại”, họ nhấn mạnh một trật tự xã hội nhân loại lý tưởng. Ngược lại, “cứu rỗi” trong quan niệm của Kitô giáo là “cá nhân được cứu độ”, cá nhân tu luyện, tức là cá nhân được Jesus cứu độ, sau khi chết linh hồn được lên Thiên đàng.

Vậy thì từ lời dự ngôn trong Kinh thánh và trong Do Thái giáo, có thể thấy rằng Cứu Thế Chủ không chỉ cứu độ các đệ tử của Ngài đến viên mãn, mà còn phải tái tạo lại thiên địa, xuất hiện thiên địa mới, toàn nhân loại, các dân tộc, toàn thể vũ trụ đều sẽ đạt đến trạng thái lý tưởng nhất. Điều này vượt rất xa khỏi phạm vi của người tu luyện, đây là chính Pháp của toàn vũ trụ, đấng Cứu Thế Chủ này nhất định cũng là Sáng Thế Chủ của toàn vũ trụ.

Từ lời tiên tri của Edgar, chúng ta có thể biết rằng đấng Sáng Thế Chủ cứu độ thế giới vào thời cuối cùng này nhất định sẽ xuất hiện ở Trung Quốc, Pháp mà Ngài truyền cũng nhất định sẽ truyền ra ở Trung Quốc, nếu không thì Edgar sẽ không gọi Trung Quốc là cái nôi thai nghén ra tôn giáo của Cứu Thế Chủ

Những lời mà Ngài truyền ra nhất định sẽ đến với nhiều người dân, phổ truyền khắp thế giới, nổi tiếng khắp thế giới, bởi vì đối tượng được cứu độ là toàn thể nhân loại. Hơn nữa đệ tử của Ngài có thể tu thành trong cuộc sống bình thường. “Được áp dụng trong cuộc sống của mọi người” chính là Pháp vĩ đại không cần xuất gia mà vẫn có thể tu thành.

Từ rất nhiều kinh sách như kinh Khải Huyền có thể thấy, trước khi xuất hiện vũ trụ mới, trước khi Cứu Thế Chủ triển hiện ra đợt thẩm phán cuối cùng, các đệ tử của Ngài cũng sẽ chịu bức hại, thậm chí bị bức hại đến chết (kỳ thực năm xưa, các đệ tử của Jesus, Thích Ca Mâu Ni cũng đều phải trải qua bức hại).

Do vậy, chính ngôn chính Pháp vĩ đại mà Sáng Thế Chủ truyền ra sẽ chịu sự phỉ báng và bức hại của kẻ cầm quyền tà ác. Vậy thì hiểu rõ sự thật, phá trừ những lời dối trá, thoát ra khỏi vũ trụ cũ, thay đổi đại kiếp nạn chính là trách nhiệm trọng đại của mỗi cá nhân trên toàn thế giới, bởi vì điều này đều có quan hệ tới mỗi người chúng ta.

Vậy làm thế nào tìm được chính Pháp vĩ đại này? Trước hết, đó tuyệt đối không phải là tôn giáo trong quá khứ, nó tuyệt đối không phải là hình thức tôn giáo trong quá khứ, bởi vì nó không ở trong xã hội người thường; nó cũng không mượn danh hiệu của một Giác Giả nào trong quá khứ.

Kinh Khải Huyền viết: “Ta là Jesus, ta đã sai thiên thần của ta đến với các ngươi để làm chứng về những điều trên đây, liên quan đến các Hội Thánh. Chính ta là chồi non và dòng dõi David, là sao mai sáng ngời”. Jesus nói mình là sao mai sáng ngời, vậy thì ngôi sao mai ấy chắc chắn sẽ ẩn đi khi mặt trời lên. Thật trùng hợp trong lịch sử, khi Thích Ca Mâu Ni khai ngộ dưới gốc cây bồ đề cũng là lúc ngôi sao mai bay lên. Đây là thiên ý báo trước rằng Thích Ca Mâu Ni cũng giống như ngôi sao mai trải đường cho sự xuất hiện cuối cùng của Cứu Thế Chủ.

Ngày nay mặc dù ở Trung Quốc xuất hiện rất nhiều tín ngưỡng mới, nhưng có một pháp môn tu luyện được truyền ra vào năm 1992 là phù hợp với những điều kiện này, và hiện đang được phổ truyền trên khắp thế giới, tên là Pháp Luân Công (hay Pháp Luân Đại Pháp). Tu luyện Pháp Luân Đại Pháp ở trong người thường, các đệ tử sống trong cuộc sống bình thường mà thực hành nguyên lý Chân Thiện Nhẫn.

Pháp Luân Đại Pháp truyền ra dưới hình thức khí công, không liên quan gì với bất cứ hình thức tôn giáo nào trong quá khứ, cũng không mang danh của bất cứ tôn giáo nào. Pháp lý của Pháp Luân Đại Pháp bác đại tinh thâm, lại được giảng bằng ngôn ngữ tiếng Trung rõ ràng nhất, do vậy người tu luyện rất đông, khiến cho lãnh đạo Trung Quốc khi đó trở nên đố kỵ, dùng tất cả lực lượng để phát động cuộc bức hại tà ác.

Chính phủ đã cho dàn dựng vụ tự thiêu trên quảng trường Thiên An Môn rồi phát đi rộng rãi trên truyền hình, từ đó châm ngòi kích động sự thù hận của dân chúng, lừa gạt cả thế giới. Điều này quả là phù hợp với điều được viết trong Kinh Khải Huyền mô tả về một con thú ma quỷ: “Nó làm những phép lạ lớn, đến nỗi khiến lửa từ trên trời rơi xuống đất trước mặt người ta”.

Pháp Luân Đại Pháp bắt nguồn từ Trung Quốc truyền ra khắp nơi trên thế giới, đem đến cho nhân loại nhiều ngạc nhiên, đưa tới sự chấn động cho giới khoa học kỹ thuật, giới văn hoá, và giới tu luyện khắp toàn cầu. Sự đặc biệt của Pháp Luân Công và con đường đã qua hơn 20 năm là ăn khớp với rất nhiều lời tiên đoán trong lịch sử; trong thời đại tìm kiếm sự thật và hy vọng này, nó dẫn khởi sự chú ý của ngày càng nhiều người, mở ra hiểu biết mới về vũ trụ, thời-không, và văn minh nhân loại.

Theo Chánh Kiến Net

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP