Nhà đầu tư dầu thô nhảy lầu vì thua lỗ, Ngân hàng Trung Quốc có nguy cơ sụp đổ?

Nhà đầu tư dầu thô nhảy lầu vì thua lỗ, Ngân hàng Trung Quốc có nguy cơ sụp đổ?

Nhà đầu tư dầu thô nhảy lầu vì thua lỗ, Ngân hàng Trung Quốc có nguy cơ sụp đổ?

Nhà đầu tư dầu thô nhảy lầu vì thua lỗ, Ngân hàng Trung Quốc có nguy cơ sụp đổ?

Nhà đầu tư dầu thô nhảy lầu vì thua lỗ, Ngân hàng Trung Quốc có nguy cơ sụp đổ?
Nhà đầu tư dầu thô nhảy lầu vì thua lỗ, Ngân hàng Trung Quốc có nguy cơ sụp đổ?
Thứ sáu, 10-01-2025 22:27, (GMT+07:00)
Nhà đầu tư dầu thô nhảy lầu vì thua lỗ, Ngân hàng Trung Quốc có nguy cơ sụp đổ?
27-04-2020 09:26

Khi giá dầu thô quốc tế tiếp tục giảm, sản phẩm “Kho báu Dầu thô” thuộc quản lý của Ngân hàng Trung Quốc rớt xuống giá trị âm. Các nhà đầu tư coi như lỗ vốn, còn phải trả một khoản tiền nợ khổng lồ cho ngân hàng. Một số lượng lớn các nhà đầu tư đã đến Ngân hàng Trung Quốc hoặc Ủy ban điều tiết ngân hàng Trung Quốc ở địa phương để kháng nghị đòi quyền và các lợi ích hợp pháp.

“Kho báu Dầu thô” của Ngân hàng Trung Quốc tụt xuống giá trị âm chỉ sau một đêm, ước tính khoản lỗ là hơn 30 tỷ Nhân dân tệ. (Ảnh: NTDTV)

Vào ngày 21/4, giá dầu thô WTI giao tháng 5 đã rớt xuống ngưỡng thấp nhất trong vòng 20 năm qua, lần đầu tiên trong lịch sử giá dầu WTI có thời điểm được giao dịch ở mức giá âm 37,63 USD/thùng.

“Giá dầu âm” đã biến giá trị ròng của sản phẩm tài chính “Kho báu Dầu thô” của Ngân hàng Trung Quốc tụt xuống giá trị âm chỉ sau một đêm. Ước tính khoản lỗ là hơn 30 tỷ Nhân dân tệ, đây có thể coi là một trong những đối tượng phải chịu lỗ lớn nhất của “giá dầu âm”.

Ngân hàng Trung Quốc đã ra mắt sản phẩm tài chính “Kho báu Dầu thô” vào tháng 1/2018. Vì các nhà đầu tư bán lẻ Trung Quốc không thể trực tiếp tham gia vào thị trường dầu kỳ hạn quốc tế, các giao dịch tài khoản ở nước ngoài do Ngân hàng Trung Quốc mở cho phép các nhà đầu tư bán lẻ mua bán dầu kỳ hạn quốc tế, còn ngân hàng sẽ kiếm lợi nhuận từ việc thu phí quản lý.

Ông Lưu, một nạn nhân của “Kho báu Dầu thô” nói, khi ngân hàng khuyến khích đầu tư, không hề nói với ông rằng đó là hợp đồng mua bán kỳ hạn. Ông nói: “Do ảnh hưởng của dịch bệnh, giá dầu tương đối thấp, hơn nữa công tác tuyên truyền quảng cáo dành cho ‘Kho báu Dầu thô’ được đầu tư vô cùng kĩ lưỡng, cho dù là một công dân bình thường cũng có thể đầu tư. Đáng nhẽ ra nó không thể là hợp đồng kỳ hạn, chúng tôi làm như vậy chẳng khác gì thử nghiệm đầu tư mạo hiểm, tôi là người thích sự an toàn, nếu là hợp đồng kỳ hạn thì tôi sẽ không ký kết”.

Được biết, “Kho báu Dầu thô” luôn được chuyển giao vào ngày áp chót của ngày giao dịch cuối cùng của hợp đồng kỳ hạn, đến ngày chuyển giao 21/4, lại trùng hợp với sự sụp đổ của hợp đồng kỳ hạn dầu ở New York, khi ngân hàng Trung Quốc tiến hành chuyển nhượng, thị trường đã không có người tiếp nhận và lưu trữ, cuối cùng chốt phiên ở mức -37,63 USD mỗi thùng.

Giả Tân, học giả tài chính Trung Quốc cho rằng, Ngân hàng Trung Quốc quá thiếu chuyên nghiệp: “Đó là dầu thô được giao vào tháng 5, không phải thay đổi vị thế, nếu bạn không chờ đợi giao hàng thực tế, bạn sẽ phải thay đổi vị thế. Ngân hàng Công thương Trung Quốc và các ngân hàng khác đã thay đổi vị thế, còn nền tảng của Ngân hàng Trung Quốc đã quên đóng vị thế và quên dừng giao dịch. Thông thường sẽ lỗ mất 20% khi dừng giao dịch, nhưng ngân hàng đã không dừng giao dịch”.

Cư dân mạng cho rằng “Kho báu Dầu thô” về cơ bản là lỗi hoạt động của ngân hàng. Không có đủ điều kiện giao hàng, mặc dù đã trì hoãn đến tận lúc mở vị thế, nhưng cuối cùng vẫn không chuyển vị thế, để hệ thống giao dịch tự động. Trong trường hợp này nếu ở Mỹ thì ngân hàng chịu thua lỗ, còn ở Trung Quốc thì các nhà đầu tư sẽ chịu thiệt hoặc bị tước sạch quyền lợi.

Ông Đặng, một nạn nhân của “Kho báu Dầu thô” nói: “Ngân hàng đã trực tiếp khấu trừ tiền của tôi. Sau khi trừ hết tiền gốc, thì ‘quét sạch’ tất cả số tiền khác từ ngân hàng”.

Do
Do “giá dầu âm”, các nhà đầu tư Trung Quốc không chỉ mất tiền mà còn nợ ngân hàng gấp ba lần số tiền gốc. (Ảnh: KBC Equitas)

Theo các Điều khoản của Hiệp hội Ngân hàng Trung Quốc, khi một khách hàng bán lẻ phát lệnh mua bán, tài khoản ở nước ngoài của ngân hàng sẽ được thực hiện đồng bộ. Sản phẩm thương mại này yêu cầu đặt cọc 100% và mặc định lỗ 80% sẽ cưỡng chế thanh lý, cũng có nghĩa là khi tiền gốc của khách hàng bị lỗ khoảng 80%, sẽ buộc phải thanh lý và rời khỏi thị trường.

Ông Đặng nói: “Từ những điều nói ở trên có thể thấy bạn có thể mất 100% tiền gửi, vậy thì bạn không thể để bị âm, hơn nữa ngân hàng dừng giao dịch vào lúc 10 giờ, giá lúc dừng giao dịch chắc chắn sẽ là giá giao dịch, rõ ràng giá đã tụt xuống giá trị âm chỉ trong một vài phút, tại sao ngân hàng không dừng giao dịch? Đó là trước ngày 21, Ngân hàng chỉ ‘đứng đằng sau’ và không ra sức ứng cứu, bản thân bạn không thể di chuyển vị thế, chỉ có ngân hàng mới có thể giúp bạn”.

Ngân hàng Trung Quốc đã lên tiếng giải thích vào ngày 22/4, nhấn mạnh rằng sản phẩm “Kho báu Dầu thô” là quyết định giao dịch độc lập của khách hàng. Ngân hàng chỉ xử lý đáo hạn của hợp đồng tháng 5 dựa trên “thỏa thuận trước”. Nói cách khác, về mặt hoạt động là không liên quan gì đến ngân hàng, khách hàng phải tự chịu lỗ và lãi.

 

Ông Đặng nói, họ đang chuẩn bị cùng nhau đòi ngân hàng bồi thường, khởi tố tập thể: “Bây giờ chúng tôi đang cùng nhau tập trung đòi quyền và lợi ích hợp pháp, đó là yêu cầu Ngân hàng Trung Quốc giải phóng tiền gốc của chúng tôi, nhiều nhất là tính từ thời điểm giao dịch dừng lại lúc 10 giờ. Sau khi ngừng giao dịch, thì đó là việc của ngân hàng, ngân hàng phải tự chịu rủi ro”.

Do “giá dầu âm”, các nhà đầu tư không chỉ mất tiền mà còn nợ ngân hàng gấp ba lần số tiền gốc. Ông Lưu nói rằng có hàng ngàn người trong nhóm của ông và ước tính ban đầu thiệt hại khoảng 70 triệu Nhân dân tệ.

Ông Lưu, nạn nhân của “Kho báu Dầu thô” nói: “Họ gửi tin nhắn, yêu cầu chúng tôi phải bù vào khoản tiền ký quỹ của mình, tức là khoản tiền ký quỹ mà chúng tôi đã gửi. Ví dụ, nếu tôi mua 90.000, tôi phải bù khoảng 150.000 cho họ, đã ‘ăn’ hết tiền gốc của chúng tôi còn bắt chúng tôi phải bù tiền ký quỹ. Những người nông dân như tôi, người bán bò, bán cừu và bán đất, đã phải bỏ tiền gốc ra lại còn phải bồi thường cho họ hơn 100.000, ai mà chịu đựng được. Tôi nợ quá nhiều, trong chốc lát mà số tiền nợ đã gấp 3 lần. Không sống nổi nữa!”.

Một cư dân mạng đã tải lên một đoạn video ghi lại cảnh một người đàn ông ở công viên Kinh Vĩ, Giang Môn, Quản Đông chuẩn bị nhảy khỏi lầu tự tử, bị mấy người kéo lại, nhưng thật không may cuối cùng mọi chuyện vẫn kết thúc trong bi kịch. Cư dân mạng nói, sau khi trừ hết số dư của thẻ tiết kiệm của người dùng “Kho báu Dầu thô”, thì bắt đầu khấu trừ hạn mức thẻ tín dụng, ép người ta vào con đường cùng.

Gia Hưng - Theo Tinh Hoa

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP