Nhà báo Anh tiết lộ bí mật “Bệnh nhân số 0” ở Vũ Hán, Trung Quốc

Nhà báo Anh tiết lộ bí mật “Bệnh nhân số 0” ở Vũ Hán, Trung Quốc

Nhà báo Anh tiết lộ bí mật “Bệnh nhân số 0” ở Vũ Hán, Trung Quốc

Nhà báo Anh tiết lộ bí mật “Bệnh nhân số 0” ở Vũ Hán, Trung Quốc

Nhà báo Anh tiết lộ bí mật “Bệnh nhân số 0” ở Vũ Hán, Trung Quốc
Nhà báo Anh tiết lộ bí mật “Bệnh nhân số 0” ở Vũ Hán, Trung Quốc
Thứ tư, 08-01-2025 03:21, (GMT+07:00)
Nhà báo Anh tiết lộ bí mật “Bệnh nhân số 0” ở Vũ Hán, Trung Quốc
31-05-2021 19:04

Một sai sót của một giáo sư chịu trách nhiệm tổng hợp dữ liệu ca bệnh chính thức ở Trung Quốc có thể đã làm rò rỉ tên, địa chỉ và thông tin chi tiết của nhóm người đầu tiên bị nghi nhiễm COVID-19 ở Vũ Hán. Thời điểm những người này bị nghi nhiễm sớm hơn 3 tuần so với mốc thời gian chính quyền Bắc Kinh tuyên bố rằng họ đã phát hiện ra các trường hợp sớm nhất. Một nhà báo người Anh đã chỉ ra bí mật về "Bệnh nhân số 0" trên cơ sở này.

Ian Birrell là một nhà báo nổi tiếng của Anh, ông từng đoạt nhiều giải thưởng báo chí và là người chấp bút cho các bài phát biểu của cựu Thủ tướng Anh David Cameron. Tờ Daily Mail gọi ông Birrell là người đi đầu trong việc vạch trần những lời nói dối của Bắc Kinh.

Nhà báo Ian Birrell. (Ảnh từ Twitter @ianbirrell)
Nhà báo Ian Birrell. (Ảnh từ Twitter @ianbirrell)

Hôm 30/5, ông Ian Birrell đã đăng một bài chuyên đề trên tờ The Mail on Sunday. Ông nói rằng sai sót đáng kinh ngạc này đã xuất hiện trong những bức ảnh chụp màn hình gửi đến một tạp chí y học của Trung Quốc. Bức ảnh cho thấy, người phụ nữ 61 tuổi, được gọi là "bệnh nhân họ Tô (Su)", sống cách một trong những phòng thí nghiệm nghiên cứu coronavirus chính của thành phố Vũ Hán khoảng 1,6 km. Bà Tô cũng ở gần một ga của tuyến đường sắt cao tốc, nơi được cho là đóng vai trò quan trọng trong việc lây lan virus ra thành phố 11 triệu dân này.

Ông Vũ Truyền Hoa (Yu Chuanhua) là Giáo sư thống kê sinh học tại Đại học Vũ Hán, nhà khoa học chịu trách nhiệm tổng hợp dữ liệu ca bệnh chính thức ở Trung Quốc. Chi tiết về nữ bệnh nhân họ Tô được phát hiện trong cuộc phỏng vấn của ông Vũ với Thời báo Sức khỏe - một tờ báo con thuộc Nhân dân Nhật báo của chính quyền Trung Quốc.

1 bệnh nhân tử vong đáng ngờ vào cuối tháng 9/2019

Ông Vũ Truyền Hoa nói rằng, cho đến cuối tháng 2/2020, có 47.000 trường hợp trong cơ sở dữ liệu toàn quốc về các trường hợp được xác nhận và nghi ngờ nhiễm bệnh mà ông thu thập được. Trong đó bao gồm cái chết đáng ngờ của một bệnh nhân bị bệnh vào cuối tháng 9/2019.

Ông Vũ nói: "Có dữ liệu về một bệnh nhân bị bệnh vào ngày 29/9 (năm 2019). Dữ liệu cho thấy bệnh nhân không trải qua xét nghiệm axit nucleic và được chẩn đoán lâm sàng là một trường hợp bị nghi nhiễm bệnh. Bệnh nhân đã tử vong. Dữ liệu chưa được xác nhận".

2 ca nghi nhiễm vào tháng 11/2019

Sau đó, học giả này đã trình bày chi tiết về hai trường hợp nghi ngờ khác được báo cáo cho các bác sĩ Vũ Hán vào ngày 14 và 21/11/2019, và một số trường hợp khác trước ngày 8/12/2019. Cần chú ý là, theo thông tin Trung Quốc cung cấp cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì ngày 8/12/2019 là thời điểm xuất hiện "trường hợp mắc bệnh sớm nhất".

Bài báo của Thời báo Sức khỏe còn có ảnh chụp màn hình thông tin về 2 trường hợp bị nghi nhiễm bệnh trong tháng 11/2019 từ cơ sở dữ liệu của Giáo sư Vũ. Mặc dù thông tin cá nhân bị che khuất nhưng vẫn có thể nhìn thấy tên bệnh viện và khu vực sinh sống.

Bức ảnh cho thấy, bệnh nhân họ Tô bị nghi mắc bệnh hôm 14/11/2019 và được điều trị tại Bệnh viện Vinh Quân (Rongjun), Vũ Hán. Căn cứ theo số tòa nhà và số đường phố, gần như chắc chắn rằng bà Tô sống trong khu chung cư Khải Lạc Quế Viên (Kaile Guiyuan) trên đường Trác Đao Tuyền (Zhuodaoquan), cách trung tâm y tế khoảng 600 m.

Cả bệnh viện và nhà của bệnh nhân Tô đều ở quận Hồng Sơn của Vũ Hán, khu vực này cũng có một số phòng thí nghiệm đang tiến hành nhiều nghiên cứu về coronavirus liên quan đến dơi. Trong số đó có một phòng thí nghiệm do Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh (CDC) Trung Quốc quản lý, đứng thứ hai trên thế giới về an toàn sinh học. Tòa nhà nơi bà Tô ở chỉ cách phòng thí nghiệm này hơn 1,6 km, trong khi địa điểm trung tâm thành phố do Viện Virus học Vũ Hán quản lý thì chỉ cách phòng thí nghiệm trên chưa tới 3,2 km.

Khu vực bệnh nhân Tô sinh sống và được điều trị cách Chợ Hải sản Hoa Nam hơn 21 km, đây là nơi ban đầu bị Bắc Kinh cáo buộc là nguồn lây nhiễm COVID-19. Sau khi Đài Loan thông báo cho WHO về cuộc khủng hoảng mới xuất hiện, khu chợ này đã nhanh chóng được dọn dẹp sạch sẽ. 

Người còn lại là bệnh nhân họ Vương (Wang), nam, 62 tuổi, được điều trị tại bệnh viện Hán Dương (Hanyang). Vợ và con trai của người đàn ông này cũng là chùm ca nhiễm COVID-19 đầu tiên được xác nhận trong một gia đình. Nhưng sau đó ông này đã bị loại trừ vì tình trạng hô hấp của ông được cho là do phản ứng với thuốc kháng sinh.

3 nhà nghiên cứu tại WIV mắc một căn bệnh đường hô hấp bí ẩn vào tháng 11/2019

David Asher, cựu điều tra viên hàng đầu của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, nói với The Mail on Sunday vào tháng 3 năm nay rằng, ba nhà nghiên cứu tại Viện Virus học Vũ Hán (WIV) đã mắc một căn bệnh đường hô hấp bí ẩn vào tháng 11/2019. Vợ của một nhà khoa học trong số đó đã chết.

Tuần trước, The Wall Street Journal đưa tin rằng, 3 nhà nghiên cứu đó cuối cùng đã nhập viện, Trung Quốc đã tức giận và bác bỏ tuyên bố này. Vào ngày 27/5, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã ra lệnh cho các cơ quan tình báo Hoa Kỳ tiến hành một cuộc điều tra mới về nguồn gốc của đại dịch.

Một nguồn tin của Washington nói với tờ The Mail on Sunday rằng, thông tin tình báo của Mỹ về các nhà nghiên cứu ở Vũ Hán là dữ liệu được thu thập từ hoạt động giám sát định kỳ vào cuối năm 2019. Nó được cho là bao gồm các cuộc trò chuyện điện thoại, tin nhắn văn bản và email bị nghe trộm.

Nguồn tin nói rằng, nó đã không được phát hiện cho đến năm ngoái khi cơ quan tình báo Mỹ tăng cường nỗ lực điều tra về nguồn gốc của đại dịch và bất kỳ liên hệ nào có thể xảy ra với phòng thí nghiệm Vũ Hán. Thông tin này được xác nhận qua lời khai của một nguồn tin có thể tiếp cận một trong các đơn vị tình báo.

Giáo sư Vũ rút lại thông tin đã gửi cho Thời báo Sức khỏe

Khi Giáo sư Vũ được Thời báo Sức khỏe phỏng vấn, cũng chính là lúc Bộ Y tế Trung Quốc ra lệnh cấm đưa ra phát biểu hoặc tuyên bố về Coronavirus mới (COVID-19), điều này được cho là ông Tập Cận Bình đang muốn giành lại quyền kiểm soát tình hình. 

Giáo sư Vũ Truyền Hoa đã gọi điện cho phóng viên trong vòng hai ngày để thu hồi thông tin này, và khẳng định rằng ngày tháng được nhập trong kho dữ liệu của ông là không chính xác, tất cả các trường hợp nghi ngờ khác trước ngày 8/12/2019 cần phải được xác minh.

‘Không nên chấp nhận những tuyên bố của Trung Quốc theo ý họ’

Bài viết của nhà báo Ian Birrell cho biết, những chi tiết này được phát hiện bởi ông Gilles Demaneuf, một thành viên của nhóm các nhà hoạt động kỹ thuật số trên mạng tên là “Drastic”. Họ đã phát hiện ra nhiều sự thật được cho là mâu thuẫn với tuyên bố chính thức của chính quyền Trung Quốc rằng COVID-19 là một căn bệnh lây truyền tự nhiên từ động vật.

Ông Demaneuf cho biết: "Chúng tôi đã có thể xác định chính xác tên, tuổi và địa chỉ của một trường hợp bị nghi ngờ vô cùng sớm, sớm hơn gần một tháng so với trường hợp đầu tiên do chính quyền [Trung Quốc] công bố. Địa chỉ này nằm cạnh tuyến tàu điện ngầm số 2, nó cũng không xa một Bệnh viện Quân Giải phóng Nhân dân, nơi đã điều trị những trường hợp sớm nhất".

Hệ thống đường sắt này vận chuyển một triệu người mỗi ngày, kết nối Chợ Hải sản Hoa Nam, Viện Virus học Vũ Hán và một sân bay quốc tế.

Ông Demaneuf cho rằng những phát hiện mới này chỉ ra rằng, nếu chúng ta tiếp tục kiên trì nỗ lực để đánh giá lý thuyết rò rỉ trong phòng thí nghiệm, thay vì "chấp nhận những tuyên bố của Trung Quốc theo ý họ", thì chúng ta có thể thu được nhiều manh mối hơn. WHO đã cho phép chính phủ Trung Quốc xét duyệt lại đội ngũ chuyên gia của WHO - những người sẽ đến Vũ Hán để điều tra nguồn gốc virus - vào đầu năm nay, và kết quả là cuộc điều tra được "trang hoàng" của họ đã bị lên án rộng rãi.

Báo cáo của WHO đã nhắc lại tuyên bố của Trung Quốc, rằng khả năng rò rỉ từ phòng thí nghiệm là "cực kỳ khó xảy ra", đồng thời ủng hộ giả thuyết khó tin rằng COVID-19 có thể được nhập khẩu thông qua thực phẩm đông lạnh. Báo cáo chung của WHO thậm chí còn bác bỏ một nghiên cứu do các nhà khoa học Trung Quốc thực hiện đăng trên tạp chí y khoa Lancet, nghiên cứu này đã kiểm tra nhóm 41 bệnh nhân nhập viện đầu tiên và ấn định ngày xuất hiện ca đầu tiên là ngày 1/12/2019.

Đồng thời, một báo cáo có nguồn gốc đầy đủ từ The South China Morning Post cho biết, tính đến cuối tháng 11/2019, có 9 ca bệnh liên quan đến 4 nam giới và 5 phụ nữ, ở độ tuổi từ 39 đến 79. Người đầu tiên được chẩn đoán là vào ngày 17/11/2019.

Nếu Bắc Kinh không che đậy, có thể giảm ít nhất 95% các ca bệnh toàn cầu

Các chuyên gia mô hình hóa tại Đại học Southampton của Anh có ý kiến rằng, nếu Trung Quốc có hành động sớm ba tuần để kiểm soát căn bệnh này, thay vì che đậy dịch bệnh và tiếp tục tổ chức Tết Nguyên đán với hàng triệu người di chuyển trên khắp đất nước, thì có thể giảm ít nhất 95% các ca bệnh toàn cầu.

Nghị sĩ Tom Tugendhat, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Anh, nói: "Đã đến lúc Trung Quốc phải công khai tất cả các tài liệu của họ để thế giới tìm ra sự thật về nguồn gốc của đại dịch này. Nếu như không thừa nhận, chúng ta sẽ không có cách nào để ngăn chặn những rủi ro trong tương lai, tất cả chúng ta cần chia sẻ kiến ​​thức và học hỏi từ bất kỳ sai lầm nào".

Đông Phương

Theo Vision Times

Đăng theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP