Các bé gái đang dạo chơi ở Bảo tàng Cố cung, hiện nay đang rất hoang vắng bởi virus Corona Vũ Hán đang hoành hành tại Trung Quốc... (Getty Images/Betsy Joles)
Tính đến nay (11/3/2020), chủng virus mới từ Vũ Hán đã xuất hiện tại 120 quốc gia và vùng lãnh thổ, với trên 120.000 ca nhiễm bệnh và hơn 4300 ca tử vong. Nhưng đến tận thời điểm bây giờ cả Trung Quốc và WHO đều nhận thấy một điểm kỳ lạ: Số ca nhiễm virus ở trẻ em rất ít, và chưa ghi nhận trường hợp nào tử vong...
Virus “nhân từ” với trẻ em?
Trẻ em chỉ chiếm khoảng 2,4% số ca nhiễm Covid-19, trong số đó lại chỉ có 2,5% trường hợp có triệu chứng bệnh nặng, và không có trường hợp nào tử vong. Theo lời bác sĩ Frank Esper - chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại bệnh viện Cleveland Clinic Children - virus này đang có vẻ “nhân từ” với trẻ em.
Tuy vẫn chưa có lời giải thích nào thỏa đáng cho con số thống kê nêu trên, trước một chủng virus chết người như SARS-CoV-2, nhưng điều bất thường này thực ra đã xuất hiện trong cả 2 vụ dịch virus Corona trước đó.
Theo báo cáo thống kê của WHO về đại dịch MERS 2012, tổng cộng có 2449 ca nhiễm MERS-CoV trên 27 quốc gia, trong đó độ tuổi trung bình là 52, số ca nặng và tử vong chiếm 46,5%, nhưng không có bất kỳ ca nào là trẻ em - tính đến tháng 7/2019.
Trường hợp tương tự cũng được tìm thấy trong dịch SARS 2003. Không có ca tử vong nào ở trẻ em được ghi nhận, mặc dù SARS diễn ra trên 26 quốc gia với hơn 8000 ca nhiễm và tỉ lệ cần hỗ trợ chăm sóc đặc biệt là 20%. Tỷ lệ tử vong trong dịch SARS là gần 10% - 774 ca.
Tâm thái khác biệt giữa trẻ em và người lớn khi đối diện với khủng hoảng và dịch bệnh liên quan chặt chẽ đến stress
Theo Tây Y
Khủng hoảng, căng thẳng (stress) có thể ảnh hưởng tiêu cực đến 3 cơ quan quan trọng nhất trong cơ thể con người để chống lại dịch bệnh. Khởi đầu, stress làm suy yếu và giảm khả đáp ứng miễn dịch, từ đó làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh trước những căn bệnh “lạ” chưa có khả năng miễn dịch. Stress làm tăng nguy cơ bị đột quỵ trên người lớn tuổi do làm tăng co thắt mạch máu, đặc biệt mạch vành (mạch máu nuôi tim), làm tăng huyết áp do tăng nhịp tim để cung cấp nhiều hơn oxy và chất dinh dưỡng cho nhu cầu của hệ cơ và não bộ. Cuối cùng, stress sẽ “tàn phá” hệ thống hô hấp, do co thắt đường thở trong khi căng thẳng, làm hít thở khó khăn hơn từ đó dễ làm khởi phát cơn hen cấp tính trên người bệnh hen, hoặc hoảng loạn do mũi và phổi bị co thắt làm không khí khó đi qua.
Cục An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp Mỹ năm 2015 đã cho biết hơn 43% người Mỹ trưởng thành chịu tác động tiêu cực đến sức khỏe do căng thẳng, 75 đến 90% đi khám sức khỏe liên quan đến căng thẳng trong công việc. Stress liên quan đến sáu nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại Mỹ: bệnh tim, ung thư, bệnh phổi, tai nạn, xơ gan và tự tử. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra những cái chết cho nhân viên y tế tại tâm dịch Covid-19 tại Vũ Hán, Trung Quốc do kiệt sức và căng thẳng quá mức.
Vậy có phải lúc nào stress cũng mang lại ảnh hưởng tiêu cực cho cơ thể? Chưa chắc
Căng thẳng (stress) đôi khi sẽ mang lại lợi ích cho sức khỏe, nếu chúng ta có thái độ tích cực trước stress, khi đó stress lại trở thành một trợ thủ tích cực giúp bạn đối phó trước một tình huống khó khăn do tăng lượng oxy, dinh dưỡng cho tim và não trước tình huống sắp xảy ra, đặc biệt kích thích tuyến yên tiết ra oxytocin, một chất có lợi cho cơ thể về nhiều mặt như giảm stress do giảm tiết cortisol, tăng lượng máu đến tim do giãn mạch vành, tăng trí não do giãn mạch não, có thể kéo dài tuổi thọ do có thể phục hồi các cơ bắp bị lão hóa là bước tiến trong những nghiên cứu quan trọng về chống lão hóa.
Do đó, sự khác biệt giữa trẻ em và người lớn trong dịch bệnh chính là cách tiếp nhận sự kiện này. Sự tích cực hay tiêu cực sẽ mang lại những ảnh hưởng khác nhau của stress trên cơ thể. Thật vậy, trước dịch bệnh, người lớn thường bị ảnh hưởng tiêu cực của (stress) do họ có quá nhiều thứ phải lo, nhiều chuyện phải suy nghĩ, nhiều điều cần phải làm trong khi những em bé (thường là trẻ dưới 5 tuổi) thì có những suy nghĩ đơn giản, tích cực, nhiều khi chưa hiểu hết dịch bệnh là gì, nên hoàn toàn không có hoặc có rất ít căng thẳng. Đây có thể là sự khác biệt.
Theo Đông Y
Y học cổ truyền cũng thường nhắc đến bảy loại tâm trạng của con người (thất tình): Hỷ – Nộ – Ưu – Tư – Bi – Khủng – Kinh. “Hỷ” là vui vẻ, sung sướng; “nộ” là tức giận; “ưu” là u sầu, buồn bã; “tư” là tư lự, lo nghĩ, “bi” là đau buồn, đau thương; “khủng” là sợ hãi; “kinh” là kinh hãi, sửng sốt.
Khi bạn hoảng hốt, khí ở tim sẽ trở nên rối loạn, gây ra hoang mang, hồi hộp, mất ngủ, lo lắng và thậm chí là rối loạn tâm thần. Trung Y gọi trạng thái đó là “lo lắng làm khí hỗn loạn”. Khi bạn quá “buồn bã”, bạn sẽ mất giọng và không thể nói với khí lực sung mãn, trở nên chán nản, tức ngực, khó thở, đó gọi là “buồn bã gây ra mất khí”. Vậy thì lo lắng và buồn chán sẽ hại tim và phổi của bạn. Thêm vào đó, người ta sẽ trở nên xanh xao, hoa mắt chóng mặt hay thậm chí suy sụp khi quá “sợ hãi”, đó gọi là “sợ hãi làm xuống khí” và “lo sợ làm hại thận”.
Cả Y học cổ truyền và những người tu luyện đều cho rằng trạng thái tâm và thân hợp nhất, thuận theo tự nhiên, tuân theo nguyên lý “Chân-Thiện-Nhẫn” đó là trạng thái giúp tăng năng lượng cho “tâm” mà theo ngũ hành thì “tâm thắng phế”, từ đó xua đi được tà khí trong phổi.
Các bộ môn tâm lý học và thần kinh học đều ghi nhận tâm lý ổn định, vui vẻ sẽ ảnh hưởng tích cực lên các cơ quan trong cơ thể. Trẻ em lại luôn vô tư, hồn nhiên, chân thành, suy nghĩ ngây thơ chất phác và rất hướng Thiện. Đây có thể là cách trẻ em chống lại dịch bệnh chăng?
Người lớn hoàn toàn có thể đạt được một tâm thái ổn định giống như trẻ thơ thông qua thiền định.
Từ những năm 1970 tại trường Đại học Y Massachusetts, nơi có hơn 200 bệnh viện và cơ sở y tế thực hành, đã đưa vào chương trình học một phương pháp gọi là “giảm stress dựa trên tỉnh giác” (MBSR= Mindfulness Based Stress Reduction). Phương pháp này giúp giải quyết các vấn đề stress gây ra đối với con người thông qua nguyên lý “thiền định” nhằm phát triển chính niệm. Điều này có nghĩa là thông qua thiền định con người có thể làm chủ được bản thân và điều hòa cảm xúc. Mục đích cao nhất là tu luyện tâm tính, bỏ đi những hành vi xấu đồng thời nhờ thiền định mà tự điều chỉnh các trạng thái không đúng của thân thể, kể cả bệnh tật.
Vào năm 1998, Ủy ban Thể thao Quốc gia Trung Quốc cùng các nhà nghiên cứu y khoa đã tiến hành điều tra trên 35.000 người tập Pháp Luân Công tại các tỉnh Quảng Đông, địa khu Đại Liên, thành phố Vũ Hán, thành phố Bắc Kinh. Kết quả cho thấy người tập đến từ mọi tầng lớp lớp xã hội, có trình độ giáo dục khác nhau, chủ yếu nữ (72,9%), tuổi >50 (62,1%), thường mắc ít nhất 1 loại bệnh mạn tính trước khi tập chiếm 90%. Sau khi tập môn khí công này một thời gian thì 82,7% người tập đã khỏi bệnh, 16,2% có chuyển biến tốt, chỉ có 1,2% không chuyển biến. Mỗi năm người tập trung bình tiết kiệm được trên 2.600 nhân dân tệ cho chi phí y tế. Đặc biệt sự cải biến về tâm tính rất rõ nét; 99,5% người tập bỏ thói quen không tốt như hút thuốc, uống rượu, đánh bạc.
Lấy nền tảng là việc tu luyện tâm tính chiểu theo nguyên lý Chân - Thiện - Nhẫn, kết hợp với 4 bài công Pháp rất nhẹ nhàng cùng 1 bài thiền định tĩnh tâm, Pháp Luân Công đã mang tới hiệu quả đáng kinh ngạc cho những người tập luyện. Những con người ấy luôn giữ tâm tính thuần tịnh, họ học cách buông bỏ dần dần các tính xấu của con người, họ luôn muốn quay với bản tính thiện lương của một đứa trẻ, luôn chân thành, có trách nhiệm, biết nghĩ cho người khác, luôn biết nhận lỗi, sửa đổi do đó có thể nhẫn nhịn, và hòa ái. Chính bởi tâm thái an hòa và sự cải thiện về sức khỏe mà môn tập này đã được hơn 100 triệu người dân trên toàn thế giới trải dài hơn 140 gia và vùng lãnh thổ nồng nhiệt đón nhận.
Hãy giữ cho mình một tâm hồn trong sáng, thuần thiện như của trẻ thơ, Coronavirus sẽ tự động tránh xa bạn!
Thiện Đức - Theo NTDVN
Tài liệu tham khảo:
- WHO guidelines for the global surveillance of severe acute respiratory syndrome (SARS) Updated recommendations October 2004
- https://www.who.int/csr/sarsarchive/2003_05_07a/en/
- Middle East respiratory syndrome coronavirus (MERS-CoV), WHO MERS Global Summary and Assessment of Risk, July 2019 WHO/MERS/RA/19.1
- Theo The Epoch Times
- https://my.clevelandclinic.org/health/articles/11874-stress