Nguy cơ chiến tranh ở châu Âu trong bối cảnh đàm phán về Ukraine đi vào ngõ cụt

Nguy cơ chiến tranh ở châu Âu trong bối cảnh đàm phán về Ukraine đi vào ngõ cụt

Nguy cơ chiến tranh ở châu Âu trong bối cảnh đàm phán về Ukraine đi vào ngõ cụt

Nguy cơ chiến tranh ở châu Âu trong bối cảnh đàm phán về Ukraine đi vào ngõ cụt

Nguy cơ chiến tranh ở châu Âu trong bối cảnh đàm phán về Ukraine đi vào ngõ cụt
Nguy cơ chiến tranh ở châu Âu trong bối cảnh đàm phán về Ukraine đi vào ngõ cụt
Thứ bảy, 04-01-2025 13:31, (GMT+07:00)
Nguy cơ chiến tranh ở châu Âu trong bối cảnh đàm phán về Ukraine đi vào ngõ cụt
15-01-2022 15:01

"Có vẻ như nguy cơ chiến tranh trong khu vực các quốc gia của Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE) chưa bao giờ lớn đến vậy trong gần 30 năm qua".

Nguy cơ chiến tranh ở châu Âu trong bối cảnh đàm phán về Ukraine đi vào 'ngõ cụt'

(Ảnh trái) Tổng thống Joe Biden chờ phát biểu khi ông đến thăm Trung tâm leo núi Sportrock ở Alexandria, Virginia ngày 28/5/2021. (Mandel Ngan / AFP qua Getty Images) (Ảnh phải) Tổng thống Nga Vladimir Putin có bài phát biểu trong cuộc họp với các thành viên của Hội đồng các nhà lập pháp của Quốc hội Liên bang, tại Cung điện Tauride, ở Saint Petersburg, Nga ngày 27/4/2021. (Alexei Danichev / Sputnik / AFP qua Getty Images)

Reuters đưa tin, tại cuộc họp an ninh của 57 quốc gia ở Vienna hôm thứ Năm, Ngoại trưởng Ba Lan cho biết châu Âu đang tiến gần đến chiến tranh hơn bất kỳ thời điểm nào trong ba thập kỷ qua, khi Nga cho rằng các nỗ lực ngoại giao nhằm xoa dịu căng thẳng về Ukraine ... đang đi vào ngõ cụt.

Sau cuộc họp, Đại sứ Hoa Kỳ tại Tổ chức An ninh và Hợp tác ở châu Âu cho biết phương Tây nên chuẩn bị cho khả năng leo thang căng thẳng với Moscow, đồng thời nói thêm: "Tiếng trống chiến tranh đang vang lên."

Trong khi đó, các tay súng bắn tỉa của Nga đã tham gia cuộc tập trận quân sự gần biên giới Ukraine hôm thứ Năm, sau cuộc tập trận xe tăng một ngày trước đó.

Nga phủ nhận kế hoạch xâm lược Ukraine nhưng nói rằng họ cần sự đảm bảo từ phương Tây cho an ninh của chính mình, bao gồm cả việc cấm Ukraine gia nhập NATO và lùi lại nhiều thập kỷ mở rộng liên minh ở châu Âu - những yêu cầu mà Mỹ gọi là "không khả thi".

The Strait Times cho hay, Trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình RTVI của Nga, Thứ trưởng Ngoại giao nước này, ông Sergei Ryabkov cho biết phải có cơ hội ngoại giao nhưng các chuyên gia quân sự Nga đang cung cấp các phương án cho Tổng thống Vladimir Putin trong trường hợp tình hình xấu đi.

Tuy nhiên, ông cho biết các cuộc đàm phán với Hoa Kỳ tại Geneva vào thứ Hai (10/1) và với Nato tại Brussels vào thứ Tư (12/1) đã cho thấy có "ngõ cụt hoặc sự khác biệt trong cách tiếp cận", và Nga không có lý do gì để ngồi lại trong những ngày tới với các cuộc thảo luận tương tự.

"Chúng ta không thể rút lui được nữa. Chúng ta có thể có những biện pháp khác, những hành động khác chống lại đối thủ của chúng ta nếu cuối cùng họ không tính đến yêu cầu và nhu cầu của chúng ta", ông Ryabkov nói.

Cuối ngày thứ Năm (13/1), Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan cho biết tại một cuộc họp báo tại Nhà Trắng rằng Hoa Kỳ sẵn sàng đáp trả bất kỳ hành động gây hấn nào của Nga.

"Hoa Kỳ và các đồng minh cũng như đối tác của chúng tôi đã sẵn sàng cho bất kỳ tình huống nào, bất kỳ hoàn cảnh nào. Chúng tôi chuẩn bị tiếp tục tiến lên phía trước, đi theo con đường ngoại giao với thiện chí và chúng tôi sẵn sàng đáp trả nếu Nga hành động. Và hơn thế nữa, tất cả chúng tôi có thể làm là sẵn sàng và chúng tôi đã sẵn sàng”.

Nga cho biết họ sẽ quyết định hành động tiếp theo sau cuộc đàm phán tuần này, nhưng sự bi quan từ các quan chức Nga khiến các quan chức Nga nghi ngờ về cơ hội đạt được một bước đột phá ngoại giao vào một trong những thời điểm căng thẳng nhất trong quan hệ Đông-Tây kể từ sau Chiến tranh Lạnh, Reuters cho hay.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken nhắc lại hôm thứ Năm (13/1) rằng, cánh cửa của Nato sẽ vẫn mở cho các thành viên mới, bất chấp Nga yêu cầu không kết nạp Ukraine vào khối.

“Chúng tôi đang xác định xem Vladimir Putin sẽ chọn con đường nào. Liệu ông ấy sẽ chọn con đường ngoại giao và đối thoại để giải quyết một số vấn đề này hay ông ấy sẽ theo đuổi sự đối đầu và gây hấn”, ông Blinken cho biết trong một cuộc phỏng vấn với MSNBC.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết. sau cuộc hội đàm với Nga hôm thứ Tư rằng các quốc gia phải được tự do lựa chọn các thỏa thuận an ninh của riêng mình.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov chỉ trích lệnh trừng phạt mà các nghị sĩ Đảng Dân chủ Thượng viện Mỹ công bố hôm thứ Tư (12/1) sẽ nhắm vào các quan chức quân đội và chính phủ Nga hàng đầu, bao gồm cả Putin, cũng như các tổ chức ngân hàng chủ chốt, nếu Nga tấn công Ukraine.

Ông Peskov nói rằng việc trừng phạt Putin sẽ tương đương với việc cắt đứt quan hệ.

Ông nói: “Chúng tôi cho rằng sự xuất hiện của các tài liệu và tuyên bố như vậy là vô cùng tiêu cực đối với bối cảnh của một loạt các cuộc đàm phán đang diễn ra, mặc dù chưa thành công".

Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Wendy Sherman cho biết hôm thứ Tư (12/1) rằng nếu Nga không chịu tiếp tục đàm phán, thì điều đó cho thấy họ chưa bao giờ nghiêm túc về ngoại giao ngay từ đầu, theo The Strait Times.

Nguyên Hương

Theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP