Nguồn gốc ngày 24 và ngày 25 trong lễ Giáng sinh

Nguồn gốc ngày 24 và ngày 25 trong lễ Giáng sinh

Nguồn gốc ngày 24 và ngày 25 trong lễ Giáng sinh

Nguồn gốc ngày 24 và ngày 25 trong lễ Giáng sinh

Nguồn gốc ngày 24 và ngày 25 trong lễ Giáng sinh
Nguồn gốc ngày 24 và ngày 25 trong lễ Giáng sinh
Thứ tư, 01-01-2025 18:55, (GMT+07:00)
Nguồn gốc ngày 24 và ngày 25 trong lễ Giáng sinh
24-12-2019 15:00

Năm nào bạn cũng mong đợi tới Giáng Sinh nhưng có thể bạn vẫn còn thắc mắc về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày lễ này…

Nguồn gốc ngày 24 và ngày 25 trong lễ Giáng sinh - ảnh 1
Chúa Jesus là nhân vật chính của lễ Giáng sinh. (Ảnh: Twitter)

Lễ Giáng sinh hay lễ Thiên Chúa giáng sinh là dịp kỷ niệm ngày Chúa Jesus được sinh ra tại Bethlehem, xứ Judea, nước Do Thái. Người ta ước tính thời điểm đó vào khoảng giữa năm 7 TCN và năm 2. Thực chất, Giáng sinh và lễ Noel là một. Cụm từ Noel có gốc từ tiếng La-tinh “nãtãlis” có nghĩa là ngày sinh.

Tuy nhiên, tài liệu ghi trong sách Phúc âm Matthew nói rằng, tên gọi Noel xuất phát từ tước hiệu Emmanuel, tiếng Do Thái có nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”. Trong tiếng Anh, ngày lễ này được gọi phổ biến là Christmas. Cụm từ này có thể tách thành hai tiếng “Christ” và “Mas”. “Christ” có nghĩa là “Đấng được xức dầu” – tước hiệu của Chúa Jesus còn tiếng “Mas” có nghĩa là thánh lễ.

Thông thường, lễ Giáng sinh được tổ chức từ đêm ngày 24/12 cho tới hết ngày 25/12. Tại sao một sự kiện lại được cử hành trong tận 2 ngày? Đấy là bởi người Do Thái cho rằng, một ngày mới bắt đầu từ lúc hoàng hôn, do đó người ta mới tổ chức sớm từ đêm tối ngày 24 (gọi là lễ vọng) trước khi tổ chức chính thức trong cả ngày 25 (gọi là lễ chính ngày).

1. Đêm 24/12 – ngày “lễ vọng” của Giáng sinh

Như đã nói ở trên, theo Công giáo Roma, đêm 24/12 là thời điểm “lễ vọng” được tổ chức thêm nhằm thu hút đông đảo người tham gia hơn. Vào đêm đó, tất cả các địa điểm như thánh đường hay mỗi hộ gia đình đều trang trí hang đá với máng cỏ, bên trong có tượng chúa Hài đồng tượng Đức Mẹ Maria. Ở xung quanh đó là những chú lừa, tượng Ba Vua, một số thiên thần, thánh Giuse…

Mặt khác, hình ảnh ngày 24/12 còn gắn liền với sự ra đời của cây thông Giáng sinh. Theo lịch sử, vào giữa năm 2000 và 1200 TCN, người ta đã nói về một loại cây thông Epicea được trang trí bởi hoa, quả và lúa mì gắn liền với ngày 24/12, ngày tái sinh của Mặt trời.

Người ta kể rằng vào thế kỷ thứ VII có một nhà tu người Anh, Thánh Boniface (sinh năm 680) trên đường hành hương tình cờ bắt gặp một nhóm những kẻ ngoại đạo sùng bái tập trung quanh một cây sồi lớn và dùng một đứa trẻ để tế thần.

Nguồn gốc ngày 24 và ngày 25 trong lễ Giáng sinh - ảnh 2
Cây thông là biểu tượng của niềm hy vọng và sức sống mới. (Ảnh: Pinterest)

Ðể ngăn cản buổi tế thần và cứu đứa trẻ, Boniface đã hạ gục cây sồi chỉ bằng một quả đấm. Tại nơi đó đã mọc lên một cây thông nhỏ. Vị thánh nói với những kẻ ngoại đạo rằng, cây thông nhỏ là cây của sự sống và nó tượng trưng cho cuộc sống vĩnh hằng của Chúa cứu thế. Từ đó, người ta trồng cây thông con để dùng trong lễ Giáng sinh – biểu tượng của niềm hy vọng và sức sống mới.

2. Ngày 25/12 – ngày lễ chính của Giáng sinh

Có rất nhiều người cho rằng, ngày 25/12 mới là ngày Chúa Jesus thực sự ra đời nên 25/12 mới chính là Giáng sinh thật sự. Song điều này là không hoàn toàn chính xác.

Cho tới nay, chưa có tài liệu nào dám khẳng định chắc chắn Chúa Jesus có phải sinh ra vào ngày đó hay không. Tất cả những gì ta biết chỉ là Chúa Jesus sinh ra vào một đêm tối, trong chuồng gia súc của một quán trọ, một số người chăn chiên được thiên sứ báo tin đã tìm đến để thờ phụng Chúa.

Nguồn gốc ngày 24 và ngày 25 trong lễ Giáng sinh - ảnh 3
Giáng sinh là ngày lễ kỷ niệm Chúa Jesus chào đời của Cơ đốc giáo. (Ảnh: dailymotion)

Sau sự kiện này, lễ Giáng sinh bắt đầu được các tín đồ Cơ đốc tổ chức ăn mừng. Ban đầu, trước sự cấm đoán và bắt bớ của chính quyền La Mã, họ đã bí mật chọn ngày 25/12 để tổ chức – trùng đúng vào ngày lễ “Thần Mặt trời” (Feast of The Sol invictus) của người La Mã.

Trong một thời gian dài, chính quyền La Mã đã không thể phát hiện các Cơ đốc nhân hân hoan mừng vui chào đón sự kiện Chúa Jesus đến trần gian vì họ đã tổ chức trùng ngày đại lễ của quốc gia La Mã lúc bấy giờ.

Sau đó khoảng 300 năm, vào năm 312, Hoàng đế La Mã Constantine I bỏ đa thần giáo và theo Cơ đốc giáo. Ông cho hủy bỏ lễ thờ thần Mặt trời. Ngày 25/12 từ đó mới được trở thành ngày lễ mừng sinh nhật của Chúa Jesus.

Nguồn gốc ngày 24 và ngày 25 trong lễ Giáng sinh - Hoàng đế Constantine
Hoàng đế Constantine – người cải giáo cho đế chế La Mã. (Ảnh: kknews)

Tuy nhiên, cũng phải đến năm 354, Giáo hoàng Libero công bố ngày 25/12 là ngày chính thức để cử hành lễ Giáng sinh của Chúa Jesus. Và khi Cơ đốc giáo phổ biến vào khoảng thế kỷ IV, Giáng sinh bắt đầu được tổ chức thường xuyên và đều đặn.

Như vậy ngày 25/12 chỉ là một ngày quy ước của toàn thế giới, để kỷ niệm một sự kiện có thật của lịch sử, sự kiện Con Đức Chúa Trời giáng thế làm người, để hoàn thành sứ mạng cứu rỗi nhân loại.

Theo Tinh Hoa

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP