Người xưa xem trọng chuyện hôn ước

Người xưa xem trọng chuyện hôn ước

Người xưa xem trọng chuyện hôn ước

Người xưa xem trọng chuyện hôn ước

Người xưa xem trọng chuyện hôn ước
Người xưa xem trọng chuyện hôn ước
Thứ bảy, 28-12-2024 14:43, (GMT+07:00)
Người xưa xem trọng chuyện hôn ước
07-06-2022 16:05

Theo quan niệm truyền thống, đôi nam nữ có thể kết thành phu thê là do sự sắp đặt của Thần. Vì vậy, chuyện hôn ước trở thành lời cam kết trọng đại, không thể xem nhẹ.

Người xưa rất xem trọng chuyện hôn ước

Chữ Tín trong hôn nhân thể hiện ở việc làm đúng như hôn ước (ảnh: Shutterstock).

Người xưa coi thành tín là điều vô cùng đáng quý. Bàn về chữ Tín, Khổng Tử nói “Người mà không giữ chữ Tín, không biết có thể thành người được không“. Chữ Tín được xem như một sinh mệnh thứ hai của con người. Cổ nhân cho rằng lời một khi nói ra thì có Trời đất chứng giám; cho nên không thể tùy tiện hứa hẹn để rồi thất Tín.

Chữ Tín trong hôn nhân thể hiện ở việc làm đúng như hôn ước. Tuy nhiên, có tình huống không may bất ngờ xảy ra khiến cho hai bên nam nữ rơi vào trạng thái không còn tương xứng. Vậy chuyện hôn ước sẽ như thế nào? Khi đó, người xưa coi trọng chữ Tín, nên không vì thế mà bên ở thế cao hơn hủy bỏ hôn ước. Còn bên yếu thế hơn, vì nhân nghĩa mà chủ động đề xuất hủy hôn; họ không muốn bên kia phải chịu thiệt thòi hay khó xử.

Xem cách người xưa đối đãi với chuyện hôn ước mới thấy làm người quý ở nghĩa tình, chữ tín làm sao!

Hai người hiền sĩ xem trọng chuyện hôn ước

Thời nhà Tống ở huyện Hoa Âm, có một nho sĩ họ Lữ, thi đỗ tiến sĩ. Ông ta trước có định hôn ước, nhưng vị hôn thê bị bệnh mà trở nên mù lòa. Trên đường vinh quy bái tổ trở về, gia đình nhà gái vì con gái bị bệnh mù mà muốn hủy bỏ hôn ước. Nho sĩ Lữ không đồng ý, vẫn cưới cô gái mù kia. Sau này họ sinh được năm con trai, đều thi đỗ làm tiến sĩ.

Có người ở huyện Mật, tên Quách Đạt, tự Bá Vũ, là một cống sĩ năm Bính Tý triều Minh Vạn Lịch. Ông được bổ nhiệm làm quan đồng tri tại châu Chân Định. Lúc nhỏ người nhà đã định hôn sự và sính lễ cho ông. Cô dâu họ Diêu bỗng nhiên hai mắt bị mù. Nghe tin Quách Đạt đã làm quan, bên nhà gái bèn chủ động đề nghị họ Quách cho từ hôn.

Quách Đạt hướng lên trời mà thề rằng: “Ta không lấy nàng, thì nàng sẽ đi về đâu?” Sau đó ông lập tức cùng cô gái họ Diêu thành hôn. Hai vợ chồng sống với nhau hạnh phúc, sinh được 6 người con trai, ai nấy đều rất có tương lai. Thiên hạ đều biết là đồng tri đại nhân (tức đồng tri châu-quan cai trị một châu hay huyện-hàm bát phẩm) lấy một phu nhân bị mù.

Mã Phượng Chí hủy chuyện hôn ước của con trai

Thời nhà Minh có một văn sĩ tên là Mã Phượng Chí. Con trai của ông ta đã đính hôn với một cô gái, hai bên đều đã ký kết hôn ước. Vài ngày không lâu sau hôn ước, con trai ông ta đột nhiên bị chứng liệt. Vậy nên gia đình bên cô gái oán trách chuyện hôn sự này, có ý định muốn hối hôn.

Mã Phượng Chí nghe được chuyện đó, ngay lập tức nói với người bên nhà gái rằng: “Ta sao có thể nhẫn tâm để đứa con trai bị bệnh của mình làm phí mất tuổi thanh xuân của khuê nữ nhà các vị được?” Sau đó ông lập tức đồng ý hủy hôn ước. Ngay cả sính lễ ban đầu mang tới nhà gái cũng không đòi lại. Ngay sau khi hôn ước hủy, chứng liệt của con trai ông khỏi rất nhanh. Anh lại trở thành một thanh niên khỏe mạnh như rồng như hổ.

Tần Trâm Viên nhường hôn lễ cho người khác

Khi Tần Trâm Viên tại Gia Định, Giang Tô là cử nhân, vợ con ông đều lâm bệnh qua đời, ông tiếp tục cưới một người vợ khác. Đêm tân hôn, cô gái cứ khóc mãi không ngừng. Hỏi nguyên cớ vì sao, cô gái nói: “Khi còn nhỏ tôi đã hứa hôn cho con trai nhà họ Lý ở làng bên. Cha mẹ chê nhà họ Lý nghèo hèn, buộc Lý gia từ hôn, ép tôi lấy chồng khác. Tôi ngẫm lại thân mình phải gả bán cho hai họ, trái với đạo làm vợ nên đau lòng quá mà khóc thôi”.

Họ Tần nghe xong mà kinh hãi, nói: “Sao không nói sớm, chút nữa đã làm ta phạm phải đại tội rồi!” Sau đó ông liền rời khỏi phòng cô dâu, gọi người hầu đi tìm con trai của họ Lý. Sau khi con trai họ Lý đến, Tần kể lại ngọn ngành, rồi nói: “Đêm nay tốt ngày, hai người có thể ở tại nhà tôi mà thành thân”. Ông còn tặng lại toàn bộ tài vật thành thân cho hai người.

Hai vợ chồng cảm kích rơi lệ, không biết phải nói năng làm sao, liên tục khấu đầu cảm tạ. Ba ngày sau, hai vợ chồng mới cưới liên tục khấu đầu cảm tạ rồi rời đi. Năm Càn Long thứ 28, tức năm Quý Mùi, Tần Trâm Viên thi đỗ tiến sĩ. Khi thi Đình ông được hoàng thượng đích thân chỉ định đỗ Trạng Nguyên, đứng đầu thiên hạ.

Lời kết

Cuộc sống không thể lường trước những bất ngờ ập đến. Tuy nhiên, dù tình huống bất lợi xảy ra, thì cách mà người xưa đối đãi luôn xuất phát từ việc nghĩ cho người khác. Đó chính là nhân – lòng yêu thương con người; mà đó cũng là nghĩa – đặt lợi ích của người khác lên trên bản thân. Cuối cùng, họ đều nhận được phúc báo.

Hôn nhân là chuyện trọng đại của cả đời người, một khi đã xem trọng chữ Tín thì dù có điều gì không tốt cho mình, người xưa cũng vẫn vui vẻ làm đúng như lời hẹn ước. Nếu như con người ngày nay xem việc ly hôn nhẹ tựa lông hồng, thì cổ nhân lại coi chuyện hôn ước nặng tựa Thái Sơn. Sự khác biệt cũng chỉ ở một niệm nghĩ cho người hay nghĩ cho mình mà thôi!

Mọi hành động của con người đều có Trời đất chứng giám, “trên đầu ba thước có Thần minh”. Con người phải dùng đạo lý Nhân – Lễ – Nghĩa – Trí – Tín để soi xét. Kỳ thực, mọi chuyện trên đời có nhân có quả. Kết cục cuối cùng tốt hay xấu, hạnh phúc hay bất hạnh đều công bằng tùy theo nghiệp và đức của mỗi người.

Lấy văn hóa truyền thống làm điểm tựa, xem cách người xưa đối đãi chuyện hôn ước, mới thấm thía con người nên đối xử với nhau bằng chữ tín và nghĩa tình.

Tham khảo: Minh Huệ Net

Đăng theo Nguyện Ước

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP