Người sống sót dưới bánh xe tăng kể lại bí mật trong Thảm sát Thiên An Môn

Người sống sót dưới bánh xe tăng kể lại bí mật trong Thảm sát Thiên An Môn

Người sống sót dưới bánh xe tăng kể lại bí mật trong Thảm sát Thiên An Môn

Người sống sót dưới bánh xe tăng kể lại bí mật trong Thảm sát Thiên An Môn

Người sống sót dưới bánh xe tăng kể lại bí mật trong Thảm sát Thiên An Môn
Người sống sót dưới bánh xe tăng kể lại bí mật trong Thảm sát Thiên An Môn
Thứ tư, 08-01-2025 02:18, (GMT+07:00)
Người sống sót dưới bánh xe tăng kể lại bí mật trong Thảm sát Thiên An Môn
24-07-2019 10:05

Không nhiều người có thể sống sót dưới bánh xe tăng, nhưng người đàn ông này có thể, và anh đã từ chối giữ im lặng về những gì xảy ra với mình trong cuộc thảm sát trên quảng trường Thiên An Môn năm 1989.

33923058_10102387758290055_7411291382955900928_nPhương Chính năm đó bị xe tăng cán nát 2 chân kể lại câu chuyện. (Ảnh: NTD)

Trước đây 30 năm, Phương Chính là một người lành lặn. Nhưng hôm nay anh bị cụt hai chân và phải di chuyển trên một chiếc xe lăn. Điều may mắn là anh đã sống sót.

 

Ngày 4/6/1989, tầm 6h sáng, Phương Chính đang rời khỏi quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh cùng những người bạn học thì xe tăng ập đến. Bom khói xuất hiện che mất tầm nhìn của họ.

Họ tấn công chúng tôi trực tiếp từ phía sau và giết rất nhiều người trên Đại lộ Trường An, tạo ra một tấn thảm kịch”, người đàn ông 51 tuổi kể lại với Chris Chappell, người dẫn chương trình Trung Quốc Không Kiểm Duyệt vào ngày 4/6/2018, đúng 29 năm sau khi vụ Thảm sát diễn ra.

Phương Chính phát hiện thấy một cô gái bị ngất vì bom khói. Anh cố gắng giúp cô khi xe tăng xuất hiện và chuẩn bị cán lên cả hai người họ. Chính đẩy cô gái sang vệ đường và cứu mạng cô. Nhưng anh thì chẳng còn thời gian để thoát thân. “Điều cuối cùng tôi nhớ được là cảnh xương trắng lòi ra khỏi chân tôi,” anh kể lại. “Đó là hình ảnh cuối cùng trước khi tôi mất đi tri giác”.

Là một sinh viên tại Trường Đại học Thể thao Bắc Kinh, anh và những đồng học của mình đã tới quảng trường Thiên An Môn để kêu gọi tự do và chấm dứt tham nhũng trong chính quyền Trung Quốc. Nhưng hóa ra chính quyền lại không đứng về phía nhân dân.

 

Khi phải đối mặt với ý chí của người dân, họ đã chọn đàn áp bằng quân đội và máu tươi”.

(FILES) Taken care by others, an unidentified foreign journalist (2nd-r) is carried out from the clash site between the army and students 04 June 1989 near Tiananmen Square. On the night of 03 and 04 June 1989, Tiananmen Square sheltered the last pro-democracy supporters. In a show of force, China leaders vented their fury and frustration on student dissidents and their pro-democracy supporters. Several hundred people have been killed and thousands wounded when soldiers moved on Tiananmen Square during a violent military crackdown ending six weeks of student demonstrations, known as the Beijing Spring movement. According to Amnesty International, five years after the crushing of the Chinese pro-democracy movement, "thousands" of prisoners remained in jail. (Photo credit should read TOMMY CHENG/AFP/Getty Images)

 Máu đã đổ trên quảng trường Thiên An Môn. (Ảnh: Getty)

Thỉnh cầu của các sinh viên không những bị từ chối mà còn bị chôn vùi bởi kiểm duyệt và tuyên truyền. Trong khi hầu hết người dân sống tại Trung Quốc Đại lục hôm nay không hề biết gì về vụ đàn áp đẫm mấu kia, thì các báo cáo xác nhận có ít nhất 10.000 người đã tử vong.

Rất nhiều người trẻ tuổi gần như không biết gì về sự việc đã xảy ra khi đó”.

Là một vận động viên, Chính mong muốn được tham dự các cuộc tranh tài quốc tế cho những người khuyết tật, nhưng quyền lợi này đã bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tước đoạt, với lo sợ rằng câu chuyện của anh sẽ bị tiết lộ. Anh còn bị từ chối cấp hộ chiếu để rời khỏi quốc gia.

Tới kỳ Thế vận hội Bắc Kinh năm 2008, các nhà báo quốc tế kiên quyết muốn gặp Chính. Trước cuộc gặp với một nhà báo người Đức, Cục Công An nói với anh rằng họ đã biết về cuộc phỏng vấn sắp tới – có lẽ họ đã nghe trộm điện thoại của anh hoặc của vị phóng viên kia – và nói với Chính rằng nếu anh hủy bỏ cuộc phỏng vấn và không giới thiệu vị phóng viên với các nạn nhân khác của cuộc Thảm sát, thì anh sẽ được cấp hộ chiếu.

 

Chính đồng ý và cuối cùng lấy được hộ chiếu ngày 28/8/2008. Với sự giúp đỡ của chính quyền Mỹ, anh và gia đình đã nhập cư vào xứ sở cờ hoa. Người phóng viên sau khi quay lại nước Đức đã viết một bài báo về hiểm cảnh của Chính và tại sao anh phải hủy bỏ cuộc phỏng vấn.

Khi nhắc đến Thảm sát Thiên An Môn, nhiều người nghĩ ngay tới bức ảnh Người Chặn Xe Tăng, nhưng với Chính, đó chỉ là một phần của câu chuyện. Sự thực là rất nhiều xe tăng đã không dừng lại.

G26Nq9-20170605-tai-lieu-ve-cuoc-tham-sat-thien-an-mon-nam-1989-p2-moc-te-dia Bức ảnh Người Chặn Xe Tăng. (Ảnh: Reuters)

Tôi hy vọng mọi người nhớ tới câu chuyện này”, anh nói. Chính biết 11 người đã bị xe tăng cán chết và nhiều người khác bị thương giống mình.

Với những sinh viên bị thương như tôi, điều đầu tiên họ (Đảng) muốn là chúng tôi phải im lặng. Họ không muốn chúng tôi kể cho người khácHọ thậm chí còn đe dọa cô gái trẻ mà tôi đã cứu, tới mức cô ấy sợ gặp tôi, và phủ nhận chuyện chúng tôi đã ở cạnh nhau khi những chiếc xe tăng tới”.

Nhưng anh biết mình không thể giữ im lặng về cuộc thảm sát nhân dân do chính quyền chỉ đạo này. Vì nói lên sự thật, anh đã bị bắt, nhà cửa bị lục soát, anh không thể kiếm được việc và bị hạn chế tự do cho tới khi nhận được hộ chiếu rời đi.

 

Chính quyền Trung Quốc một tay che trời. Nếu anh không nghe lời, họ sẽ không cho anh tới trường, không cho tốt nghiệp, anh không thể xin việc, anh chẳng có thu nhập, hoặc họ sẽ gây đủ loại áp lực lên các thành viên trong gia đình anh”.

Điều tương tự nhưng đáng lo ngại hơn đang diễn ra với các học viên Pháp Luân Công tại đất nước này, những người đang bị chính quyền mổ cướp nội tạng để kiếm lời. Pháp Luân Công là một môn tu luyện miễn phí kết hợp các bài công pháp với yêu cầu đề cao đạo đức dựa trên các nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn. Môn tu luyện có nhiều lợi ích cho sức khỏe này đã được phổ truyền rộng rãi ở Trung Quốc trước khi bị cựu độc tài Giang Trạch Dân cố gắng tiêu diệt.

NTD1-2 Pháp Luân Công hiện đã phổ biến trên toàn thế giới nhưng tại Trung Quốc vẫn đang bị đàn áp. (Ảnh: Epoch Times)

Cũng giống như sự thật về thảm sát Thiên An Môn, vốn bị hệ thống tường lửa do Cisco phát triển cho Trung Quốc kiểm duyệt, từ khóa Pháp Luân Công, hay Pháp Luân Đại Pháp cũng bị kiểm duyệt nghiêm ngặt. Bên cạnh đó là những lời vu khống trắng trợn do bộ máy tuyền truyền của ĐCSTQ thêu dệt nhằm khiến người dân nhầm lẫn và kích động thù hằn với môn tu luyện ôn hòa này.

Trước sự dối trá của chính quyền, các học viên Pháp Luân Công đã dũng cảm đứng lên giảng rõ sự thật cho mọi người về cuộc đàn áp bất công này. Họ còn khởi kiện người kích động cuộc đàn áp là Giang Trạch Dân lên chính quyền Trung Quốc. Nhưng cũng giống như Phương Chính, họ đã và đang phải đối mặt với việc bị cầm tù, bị tra tấn, bị tẩy não, bị cưỡng bức lao động, bị giết hại…

“Cái giá để nói lên sự thật ở Trung Quốc vẫn còn rất cao, và đó là tình trạng thực tế hiện nay”, Phương Chính xác nhận.

Anh hy vọng rằng một chế độ tốt đẹp hơn sẽ xuất hiện thay thế ĐCSTQ, nhưng cho rằng điều đó sẽ không xảy ra cho tới khi nhiều người hơn nữa đứng lên phơi bày những tội ác phản nhân loại của chính quyền này và phá trừ những tuyên truyền, tẩy não và kiểm soát tư tưởng mà Đảng đang sử dụng với nhân dân.

Độc giả có thể xem chi tiết cuộc phỏng vấn Phương Chính do kênh Trung Quốc Không Kiểm Duyệt thực hiện tại video dưới đây:

 

Quốc Hùng, theo NTDTV

 

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP