Người mẹ Afghanistan bị giết sau khi Taliban gõ cửa lần thứ tư

Người mẹ Afghanistan bị giết sau khi Taliban gõ cửa lần thứ tư

Người mẹ Afghanistan bị giết sau khi Taliban gõ cửa lần thứ tư

Người mẹ Afghanistan bị giết sau khi Taliban gõ cửa lần thứ tư

Người mẹ Afghanistan bị giết sau khi Taliban gõ cửa lần thứ tư
Người mẹ Afghanistan bị giết sau khi Taliban gõ cửa lần thứ tư
Thứ sáu, 10-01-2025 10:11, (GMT+07:00)
Người mẹ Afghanistan bị giết sau khi Taliban gõ cửa lần thứ tư
18-08-2021 13:44

Các tay súng Taliban liên tục gõ cửa nhà bà Najia trong ba ngày liên tiếp để yêu cầu bà nấu ăn cho 15 chiến binh. Tới lần thứ tư họ gõ cửa, bà thú thực là không còn gì để nấu.

Trong một ngôi làng nhỏ ở miền Bắc Afghanistan, bà Najia sống cùng 3 con trai và một người con gái. Vào ngày 12/7, gia đình của bà Najia bị các chiến binh Taliban gõ cửa nhà, theo CNN.

Người con gái Manizha, 25 tuổi, biết việc này. Mẹ của cô đã kể các tay súng từng đến liên tục 3 lần trong 3 ngày trước đó và yêu cầu Manizha nấu ăn cho 15 người. Lần này, bà Najia trả lời: “Chúng tôi rất nghèo, làm sao chúng tôi có thể nấu ăn đây?”.

 

Phu nu lo lang khi Taliban tiep quan Afghanistan anh 1

Phụ nữ và trẻ em ở Afghanistan. Ảnh: CNN.

 

“Các tay súng Taliban bắt đầu đánh đập mẹ tôi. Khi mẹ tôi gục xuống, họ dùng những khẩu súng AK47 để bắn vào người bà”, người con gái Manizha kể lại.

Manizha đã hét lên, khẩn cầu các tay súng dừng lại. Họ dừng lại rồi ném lựu đạn và bỏ chạy khỏi ngôi nhà. Bà Najia qua đời. Vụ tấn công này vẽ ra một viễn cảnh đáng sợ cho mọi phụ nữ ở Afghanistan, sau khi Taliban giành toàn quyền kiểm soát.

Chỉ trong 10 ngày, các tay súng Taliban đã chiếm được hàng chục thành phố lớn và thủ đô Kabul của Afghanistan. Chiến thắng nhanh chóng của họ khiến nhiều người dân không kịp chuẩn bị tinh thần.

Giờ đây, phụ nữ Afghanistan lo sợ phải chịu đựng những quy định khắc nghiệt từng phải nếm trải trước đây. Nó có thể đánh dấu cho sự mất mát đột ngột những quyền lợi mà họ đã đấu tranh để có được suốt 20 năm qua, như quyền được làm việc, học tập, đi lại hay được sống trong hòa bình.

Bà Pashtana Durrani, nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành của tổ chức phi lợi nhuận Learn, đã rơi nước mắt khi nghĩ về tương lai đất nước. “Tôi đã khóc rất nhiều đến mức không thể khóc nữa. Chúng tôi đang để tang cho sự sụp đổ của Afghanistan”, bà Durrani nói.

 

Ngờ vực sâu sắc

 

Lần cuối Taliban cai trị Afghanistan là khoảng từ năm 1996 đến năm 2001. Khi ấy, họ đóng cửa các trường nữ sinh và cấm phụ nữ làm việc. Với những người phụ nữ không quy phục, họ sẽ dùng cách đánh đập đến chết.

Năm 2001, sau khi Mỹ đổ bộ vào Afghanistan, các quy định hà khắc với phụ nữ đã phần nào được dỡ bỏ. Lúc đó, các cuộc giao tranh vẫn chưa chấm dứt, song chính quyền cam kết nâng cao quyền lợi của phụ nữ. Định hướng này đã được các tổ chức và cộng đồng quốc tế ủng hộ mạnh mẽ.

Từ cơ sở này, Afghanistan thông qua bộ luật xóa bỏ bạo lực với phụ nữ vào năm 2009. Trong đó, hành vi cưỡng hiếp, ép buộc hôn nhân hay cấm phụ nữ lao động được coi là các tội hình sự.

Trong lần tái xuất này, Taliban hứa hẹn sẽ thành lập một “chính phủ Hồi giáo hòa nhập với Afghanistan”, dù không rõ họ sẽ thực hiện theo hình thức nào và có cho phép phụ nữ gia nhập ban lãnh đạo hay không.

 

Phu nu lo lang khi Taliban tiep quan Afghanistan anh 2

Người dân thủ đô Kabul gỡ bỏ các áp phích quảng cáo in hình phụ nữ. Ảnh: CNN.

 

Bà Farzana Kochai, từng là thành viên Quốc hội Afghanistan, nhận xét: “Chưa có thông báo rõ ràng về hình thức của chính phủ trong tương lai. Liệu chúng ta có quốc hội trong chính phủ tương lai hay không?”.

Song bà Kochai lo lắng hơn về quyền tự do của phụ nữ trong tương lai. “Đây là điều làm tôi quan ngại nhiều hơn. Mọi phụ nữ ở Afghanistan đều đang trăn trở. Chúng tôi không biết phụ nữ có được làm việc nữa hay không”, bà nói.

Hôm 16/8, phát ngôn viên Suhail Shaheen từ phía Taliban khẳng định trẻ em gái sẽ tiếp tục học tập. Ông Shaheen nói: “Trường học sẽ mở cửa, trẻ em gái và phụ nữ sẽ được đến trường, với tư cách là giáo viên và học sinh”.

Song tuyên bố này có phần mâu thuẫn với câu chuyện của người dân Afghanistan, những người như gia đình bà Najia. Họ luôn có một sự ngờ vực sâu sắc đối với Taliban, dựa trên lịch sử cai trị của họ.

Hồi tháng 7, Ủy ban Nhân quyền Độc lập Afghanistan cho biết phụ nữ ở những khu vực mà Taliban tiếp quản sẽ không được khám chữa bệnh hay sử dụng dịch vụ y tế nếu không có nam giới đi kèm.

Cùng theo ủy ban này, nhiều học giả, quan chức chính phủ, nhà báo, nhà bảo vệ nhân quyền và phụ nữ đã bị Taliban sát hại vô cớ. Phía Taliban đã phủ nhận việc sát hại người mẹ Najia ở tỉnh Faryab. Song các nhân chứng và quan chức địa phương xác nhận vụ việc này.

Một người hàng xóm của bà Najia nói họ đều là góa phụ của binh lính Afghanistan. Họ đang kiếm sống bằng nghề bán sữa, nhưng Taliban “không cho phép điều này”. Người này bày tỏ suy nghĩ: “Nếu không có đàn ông, chúng tôi phải làm gì đây? Chúng tôi muốn trường học, trạm y tế và sự tự do như bao người”.

 

Không còn lại gì

 

Chiến thắng nhanh chóng của Taliban khiến nhiều phụ nữ ở Afghanistan chưa kịp thích nghi với các quy định hà khắc, bao gồm việc mặc áo khoác burqas khi ra ngoài đường.

Một phụ nữ giấu tên cho biết gia đình cô có 3 người phụ nữ song họ chỉ có một áo khoác burqas. Người này nói: “Nếu tình hình tồi tệ hơn, chúng tôi phải lấy khăn trải giường hay thứ gì đó để làm áo khoác burqas”.

Do nhu cầu tăng đột biến tại thủ đô Kabul, giá của những chiếc burqas đã tăng gấp 10 lần. Nhiều phụ nữ vội vã tìm mặt hàng này để không bị các chiến binh Taliban “ghé thăm”. Một người phụ nữ đến chợ vào ngày 15/8 những vẫn không kịp mua hàng.Cũng có người đến ngân hàng, chuẩn bị nhiều tiền mặt cho những ngày bấp bênh sắp tới. “Thật bất ngờ, không ai thấy trước chuyện này. Mọi người từng nghĩ Kabul có thể phòng thủ trong vòng một năm hoặc lâu hơn”, một phụ nữ chia sẻ.

 

Phu nu lo lang khi Taliban tiep quan Afghanistan anh 3

Áo khoác burqas tăng giá gấp 10 lần bình thường. Ảnh: CNN.

 

Trong 10 ngày qua, phụ nữ ở Afghanistan chìm trong hoảng sợ. Họ sắp bị tước bỏ những quyền lợi mà họ từng đấu tranh suốt 20 năm qua.

Hôm 16/8, sân bay Kabul chứng kiến một quang cảnh hỗn loạn và tuyệt vọng, khi nhiều người bám càng máy bay để bỏ trốn. Nhưng đối với hàng triệu người khác, lối thoát không phải là một lựa chọn.

Theo Zing

 

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP