Người Hoa ùn ùn về nước vì nghe tin đồn các nước mất kiểm soát

Người Hoa ùn ùn về nước vì nghe tin đồn các nước mất kiểm soát

Người Hoa ùn ùn về nước vì nghe tin đồn các nước mất kiểm soát

Người Hoa ùn ùn về nước vì nghe tin đồn các nước mất kiểm soát

Người Hoa ùn ùn về nước vì nghe tin đồn các nước mất kiểm soát
Người Hoa ùn ùn về nước vì nghe tin đồn các nước mất kiểm soát
Thứ sáu, 10-01-2025 16:27, (GMT+07:00)
Người Hoa ùn ùn về nước vì nghe tin đồn các nước mất kiểm soát
19-03-2020 15:33

Kể từ khi Trung Quốc bùng phát dịch viêm phổi Vũ Hán, chính quyền nước này liên tiếp đưa thông tin giả, nói dịch bệnh tại địa phương Vũ Hán đã được kiểm soát toàn diện, đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền về sự nghiêm trọng và hỗn loạn của dịch bệnh tại nước ngoài cũng như kêu gọi người Hoa mau chóng về nước. Tuy nhiên, nhiều người Hoa về nước đã chia sẻ sự thật về việc này. 

Rất nhiều người Hoa ở nước ngoài bị chính quyền ĐCSTQ lừa dối bưng bít nên đã trở về Trung Quốc Đại Lục để ‘tránh dịch” (Ảnh cắt từ video)

“Ngũ mao” bị vạch trần khi nói dịch bệnh mất kiểm soát các nước

Gần đây, trên mạng đột nhiên xuất hiện nhiều tin tức giả nói dịch viêm phổi Vũ Hán đang mất kiểm soát ở các nước. Một cư dân mạng “@黎明曙光MAGA” nói dịch bệnh ở Mỹ đã mất kiểm soát; cư dân mạng tên “@蒙古社会主义工人党发言人” nói dịch bệnh ở Thụy Sĩ mất kiểm soát; cư dân mạng tên “@祟明岛主” nói dịch bệnh ở Canada mất kiểm soát; cư dân mạng có tên “@日本吹哨人──坂本文亮” nói dịch bệnh mất kiểm soát ở Nhật Bản.

Ảnh chụp những Tweet nói trên có nội dung giống nhau, đều viết: “Dịch bệnh ở XX đã mất kiểm soát, tôi nghe ngóng được từ chỗ bạn ở bệnh viện XX, mỗi ngày có vô số người đến khám, nhưng không có thuốc xét nghiệm, chỉ có thể đẩy người bệnh về nhà. Dân số lớn tuổi ở XX nhiều, rất nhiều người bệnh đã chết ở trong nhà của mình. Không chẩn đoán xác nhận thì không được tính là mắc bệnh, cho nên XX mới giữ mức tăng thấp như thế, quá đáng sợ. Tôi đã đặt xong vé về nước, thời khắc then chốt vẫn là phải tập trung lực lượng làm việc lớn mà.”

Các phiên bản miêu tả này đã lan ra rất nhiều nước, bao gồm Nhật Bản, Mỹ, Pháp, Canada, Phần lan, Úc, Thụy Sĩ, Luxembourg, v.v.

Về việc này, có cư dân mạng chỉ ra, những tweet này đều là chữ Trung Quốc giản thể, “Là muốn cho người Trung Quốc ở nước ngoài đọc sao?” Cũng có cư dân mạng nói, “Xem ra tiết tấu dịch bệnh mất kiểm soát ở các nước trên toàn thế giới đều giống nhau.”, “Hãy nhanh về Trung Quốc đi thôi! Trung Quốc an toàn nhất! Cần tin vào đảng, đừng chạy ra nước ngoài nữa.” 

Tuy nhiên, cũng có người nhắc nhở, “Trung Quốc sắp cưỡng chế cách ly rồi, hơn nữa cần tự chi trả, mục tiêu là chi phí cách ly”, “ngu ngốc trở về, chuẩn bị mất tích rồi.”

Người Hoa về nước tránh dịch, tranh mua vé máy bay có giá lên đến 150.000 tệ

Do chính quyền Trung Quốc liên tiếp tuyên truyền dịch bệnh trong nước đã “về con số 0”, “không có ca nhiễm mới”, khiến cho nhiều người Hoa ở nước ngoài tin là thật, tranh nhau mua vé máy bay với giá đắt đỏ, vội vã trở về Trung Quốc Đại Lục.

Theo nền tảng mua vé trực tuyến tại Trung Quốc Đại Lục, gần đây giá vé các tuyến bay từ nhiều thành phố ở Âu, Mỹ đi Bắc Kinh, Thượng Hải đều tăng mạnh, trong đó không thiếu vé giá cao lên đến 50.000 tệ (khoảng 175 triệu vnđ).

Lấy tuyến bay từ London đến Bắc Kinh làm ví dụ, ngày 16/3 có 5 chuyến bay cần quá cảnh vẫn đang bán, giá vé từ 15.000 – 35.000 tệ (khoảng 52 triệu – 122 triệu vnđ), toàn bộ đều là hạng phổ thông, trước đây thông thường với 6.000 tệ (khoảng 21 triệu vnđ) có thể mua được vé khứ hồi. Từ Paris đi Bắc Kinh có 6 chuyến bay bán vé, giá vé thấp nhất là gần 15.000 tệ, cao nhất là 47.410 tệ. So với cùng thời điểm năm ngoái, giá vé thấp nhất chỉ là 1.977 tệ.

Từ London đi Thượng Hải, ngày 17/3 có 12 chuyến bay bán vé, giá vé cao nhất là 60.805 tệ, trong đó giá vé của một chuyến bay quá cảnh của Japan Airlines qua Tokyo tăng lên 50.000 tệ, nhưng hiển thị có “ít vé”. Một chuyến bay vào 11 giờ trưa ngày 15/3 của Thai Airways hiển thị giá vé là 11.613 tệ, nhưng ngày 13/3 giá vé này chỉ là 4.219 tệ, sau hai ngày giá vé tăng gấp đôi.

Ngoài những máy bay thông thường, các chuyến bay công vụ thuê riêng với giá đắt đỏ cũng rất dễ bán vé. Hiện tại có nhiều cư dân mạng Đại Lục đăng bài nói, công ty Deer Jet thuộc Tập đoàn Hải Hàng, đã ra mắt chuyến bay thuê riêng từ London đi Thượng Hải, giới hạn 40 vé, giá mỗi vé là 180.000 tệ.

Hôm 15/3, công ty Deer Jet xác nhận việc này trên Báo Đô thị Phương Nam, đồng thời cho biết giá vé của máy bay công vụ này gần đây đúng là có tăng. Hiện số người đăng ký chuyến bay xuất hành theo kế hoạch dự kiến 18/3 đã vượt quá, công ty sẽ xem xét tình hình thực tế để quyết định có mở chuyến tiếp theo hay không.

Chủ tịch Tập đoàn Giáo dục Ứng dụng Sức mạnh Trung Quốc Trần Nghệ Phu gần đây tuyên bố, hiện tại giá vé từ Washington (Mỹ) đi Bắc Kinh đã bị đẩy lên đến 150.000 tệ, nhưng số tiền này có thể giúp bạn “tránh xa dịch bệnh”, “đưa bạn đến quốc gia an toàn nhất thế giới – Trung Quốc”. 

Về nước bị nhốt phải chịu đói, lên mạng cầu cứu

Tuy nhiên, điều cần chú ý là, hiện trạng của Trung Quốc Đại Lục và nội dung tuyên truyền của chính quyền rất khác biệt.

Nhiều cư dân mạng trở về nước để tránh dịch đã tiết lộ, sau khi họ về nước không chỉ đối mặt với vấn đề như tự chi trả phí cách ly, xét nghiệm và điều trị y tế, mà còn bị đối đãi vô nhân đạo, do đó họ nhắc nhở người Hoa ở nước ngoài, “nhất định đừng về nước”. 

Một cư dân mạng từ Malaysia trở về Bắc Kinh nói, ở Bắc Kinh có nhà, sau khi trở về Bắc Kinh, vừa mới xuống sân bay bị hạn chế tự do, không cho cơ hội mua nước, ăn cơm, mấy tiếng đồng hồ sau mới được đi vào nhà vệ sinh. Trong thời gian bị cách ly tập trung đã gọi hàng trăm cuộc điện thoại, phát động mấy chục người tố cáo, tìm đến báo chí, bạn về ứng cứu, cuối cùng đòi được quyền lợi về nhà. Anh than thở, trong mắt các quan chức, “tôi chỉ là một con số, cơ bản không phải là người!”

Một du học sinh khác từ châu Âu trở về Thượng Hải tiết lộ, sau khi cậu xuống máy bay, đã thành thật khai báo lịch sử tiếp xúc của mình, sau đó cậu được đưa đến Bệnh viện Phố Đông để kiểm tra, bị cưỡng chế giam trong phòng khám sốt ở tầng một, không cách nào ăn uống ngủ nghỉ, đợi không được kết quả kiểm tra, cũng không biện pháp tiếp theo, gọi điện thoại báo cảnh sát cũng không có ai quản, “Chúng tôi sắp chết đói ở trong đây, không có bệnh cũng phải buộc phải sinh bệnh.”

“Tiểu phấn hồng”(*) cũng không ngoại lệ, cũng bị khốn khổ

Ngoài ra, những “tiểu phấn hồng” từng toàn lực ủng hộ về nước cách ly cũng bị đãi ngộ như trên trong dịch bệnh.

Một người dùng Twitter có tên @刘妞妞 hôm 15/3 đã chia sẻ một đoạn video, và đăng bài nói: “Một tiểu phấn hồng, toàn lực ủng hộ và phối hợp về nước cách ly! Sau khi về nước đã than phiền: Trong phòng cách ly tập trung không thể tắm, không thể giặt quần áo, không thể mở cửa sổ cho thông gió.”

Xem video tại đây.

Video cho thấy, trong một căn phòng nhỏ đặt 3 chiếc giường đơn, người cách ly ở trong phòng cũng bị nhân viên quản lý khóa, không thể tự do ra vào.

Ngày 14/3, một du học sinh có nickname “@豌豆公主病的日常” đăng bài viết nói, “Di chuyển từ các nơi Anh, Pháp về đến Phố Đông thành phố Thượng Hải. Giữ nguyên tắc có trách nhiệm với bản thân, với người khác, không cho virus lan truyền vào tổ quốc, thành thật khai báo tình hình, thỉnh cầu kiểm tra xác nhận.” Kết quả sau đó bị giữ chân ở phòng khám sốt, mệt mỏi chờ đợi 15 tiếng đồng hồ, không thể ăn, không thể uống, cũng không thể ngủ. Cô thẳng thắn nói, “Ở đây không có phân luồng, cũng không có trình tự quản lý, phòng khám nhỏ bé chứa đến hơn 50 người, có thể dẫn đến lây nhiễm chéo quy mô lớn.”

Có cư dân mạng theo dõi bài viết chỉ ra, “Vấn đề lớn nhất của ‘@豌豆公主病的日常’ là sai chỗ. Ở quốc gia tự do dân chủ hưởng thụ sự tự do dân chủ nhưng lại yêu thích quốc gia phi tự do dân chủ, lại còn cảm thấy ở quốc gia phi tự do dân chủ cũng có thể được thiện đãi, đây là một tâm lý nô lệ sai lầm cho rằng bản thân mình là người tự do.”

Ngoài ra, gần đây trên mạng còn lan truyền thông tin, một nữ du học sinh người Trung Quốc ở Ý, do tình hình dịch bệnh ở Ý nghiêm trọng, nên đã trở về Trung Quốc. Sau khi về nước cô được đưa đi cách ly. Cô gái này nói, do nước ở điểm cách ly có tạp chất, nên “đã 3 ngày không uống nước”, phản ánh tình hình với nhân viên công tác, thì cảnh sát đến nơi và cảnh cáo cô, “Ở đây không phải là nhà cô, cũng không phải là khách sạn để cô đến du lịch, nếu còn tình trạng này, sẽ áp dụng biện pháp theo pháp luật và cưỡng chế đưa cô đi”. 

Thông tin sau khi được lan truyền, cư dân mạng cảm thán, “Bình thường những du học sinh ‘tiểu phấn hồng’ ăn chơi dâm dật, bị tin tức ‘Trung Quốc rất an toàn’ trong vòng tròn bạn bè lừa gạt trở về nước! Kết quả vừa xuống máy bay thì bị cách ly, không ăn không uống không chỗ ở không ai để ý, đã gặp phải thất bại ít có trong cuộc đời! Nhưng dù sao thì họ vẫn nhỏ tuổi, hy vọng sau khi bị lừa thì có thể suy nghĩ kỹ hơn.”

Quan chức Bắc Kinh hôm 14/3 tuyên bố trong cuộc họp báo về phòng chống dịch, những người từ nước ngoài trở về nước, nếu chưa tham gia bảo hiểm y tế cơ bản trong nước, khi xác nhận lây nhiễm viêm phổi Vũ Hán hoặc nghi là người bệnh, thì tất cả các chi phí điều trị y tế sẽ do cá nhân tự chi trả.

Hôm 13/3, Văn phòng Phòng chống dịch thành phố Đường Sơn cũng phát đi thông cáo nói, người từ nước ngoài trở về nếu che giấu, khai báo gian dối sẽ bị truy cứu trách nhiệm trước pháp luật. Một khi bản thân bị lây nhiễm, tất cả các chi phí điều trị y tế sẽ do bản thân tự chi trả.

Dịch bệnh tại Trung Quốc đã kết thúc? Chuyên gia: Vô cùng ngây thơ

Chuyên gia nhắc nhở, dịch viêm phổi Vũ Hán ở Trung Quốc Đại Lục sẽ không thể nhanh chóng qua đi, rất có khả năng sẽ bùng phát lần thứ hai.

Trả lời phỏng vấn của Đài ABC hôm 15/3, ông Anthony Fauci, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, Giám đốc của Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia (NIAID) Mỹ cho biết, “Trong thời gian phòng và kiểm soát dịch, Trung Quốc vẫn luôn đóng cửa quốc gia. Còn khi họ giải trừ hạn chế và khôi phục lại sinh hoạt bình thường, có khả năng sẽ xuất hiện một làn sóng bùng phát mới. Đương nhiên tôi hy vọng không phải là như thế.”

Nhà virus học Christian Drosten thuộc Đại học Y khoa Berlin cũng cho biết, số liệu các ca viêm phổi Vũ Hán mà chính quyền Trung Quốc công bố không đáng tin, bởi vì trong giai đoạn hiện tại chính quyền Trung Quốc chỉ muốn nhanh chóng kết thúc thời kỳ đỉnh của dịch bệnh.

Theo Đài Tiếng nói Đức (Deutsche Welle) đưa tin, tại một cuộc họp báo hôm 11/3, ông Lothar Wieler – Viện trưởng Viện nghiên cứu Robert Koch thuộc Bộ Y tế Liên bang Đức đã chỉ ra, chính sách mà phía Trung Quốc đưa ra không có nghĩa là virus đã biến mất, một khi bỏ các biện pháp phòng và kiểm soát, có thể sẽ làm tăng thêm các ca nhiễm mới. “Không có ai biết rằng, đỉnh sóng tiếp theo sẽ đến vào lúc nào, cũng không thể nào biết được cơn sóng dịch bệnh tiếp theo có quy mô thế nào, do đó suy nghĩ muốn ngăn chặn hoàn toàn virus ở một nơi nào đó là điều ‘vô cùng ngây thơ”.

(*) Ghi chú: “Tiểu phấn hồng” dùng để chỉ những thanh niên “ái quốc” của Trung Quốc, theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Họ hoạt động rất mạnh trên internet để chiến đấu với những ai “đụng chạm” đến Trung Quốc theo quan điểm của họ, được Đoàn Thanh Niên Cộng Sản đã ca ngợi là những nhà nữ ái quốc.

Trí Đạt - Theo Tri Thức Vn

 

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP