Những phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại mang đến cho con người sự an nhàn và nhiều tiện ích nhưng đồng thời cũng đem đến những quan niệm biến dị thể hiện rõ qua những ý nghĩ, lời nói, hành động của con người thời nay. 

Tiếng Trung Hoa có thể coi là một trong những ngôn ngữ có tuổi thọ lâu nhất, mà hiện nay bị phân hóa thành ngôn ngữ phồn thể (còn gọi là ngôn ngữ truyền thống) và ngôn ngữ giản thể. Những ai đã học ngôn ngữ phồn thể, sau đó quay sang ngôn ngữ giản thể, có thể nhận rõ được sự khác biệt. Ta thấy ngay từ bề mặt, một ngôn ngữ đã bị phá hủy ý nghĩa thế nào, quan niệm truyền thống đang dần bị thay thế bởi các loại tư tưởng hiện đại vật chất. 

Đơn cử, một từ mà hầu như ai cũng biết, từ “yêu”, dạng phồn thể là 愛 (có chữ “tâm” – 心, chỉ tình yêu phải xuất phát từ trái tim), còn dạng giản thể là 爱, có thể nhận thấy đã khuyết thiếu từ “tâm”, chỉ loại tình yêu “vô tình”, thứ tình lại không cần đặt “trái tim” vào trong đó. 

Nhưng có một sự thật đáng sợ, đó là những quan niệm biến dị này đang âm thầm thấm vào cuộc sống, tư tưởng và tình cảm của con người. Đạo đức văn hóa ngày càng xuống cấp, bất giác chúng ta đã không còn phân biệt được những loại quan niệm biến dị đó nữa.  

Văn hóa truyền thống là hệ thống do Thần lưu lại cho con người, cấp cho con người phương thức chiểu theo tiêu chuẩn mà sinh sống, từ tư tưởng, ý nghĩ, lời nói đến hành động đều có những quy phạm nhất định. Cổ nhân tuân thủ nghiêm ngặt quy luật tự nhiên theo lẽ Trời, mặt trời mọc đi làm, mặt trời lặn nghỉ ngơi. Bậc quân tử nam tử hán từ lời nói, cử chỉ, hành vi đều quang minh, chính trực. Thiếu nữ từ nhỏ đã được học Công, dung, ngôn, hạnh, nề nếp, gia giáo, cử chỉ đúng mực. 

Ảnh minh họa: Youtube.

Cuộc sống sinh hoạt cổ nhân, từ dụng cụ, phục sức, cầm kỳ thi họa, thi từ ca phú đến đình đài, lầu các… cùng với thiên địa đều có những mối liên hệ, các ngành các nghề đều dạy người phải tĩnh tâm điều khí… Những bài tập khí công, dưỡng sinh không chỉ giúp con người điều hòa khí áp, còn giúp con người đề cao tâm tính, trở thành một người tốt theo tiêu chuẩn của vũ trụ: Chân, Thiện, Nhẫn, cuối cùng “phản bổn quy chân”, quay trở về trạng thái thiện lương ban đầu. 

Lấy âm nhạc làm ví dụ, âm nhạc cổ điển nguyên dùng để ca tụng, bày tỏ sự kính ngưỡng con người với Thần, chú trọng thăng hoa tinh thần con người, trải qua bao nhiêu năm vẫn luôn chấn động lòng người. Còn trào lưu âm nhạc hiện đại nhằm kích thích các nhu cầu mới lạ của con người, vừa vặn cũng chính là cuộc sống trụy lạc theo đuổi vật chất, muốn hưởng lạc, tùy ý buông thả bản thân. 

Thời xưa, con người kính thiên tri mệnh, thì ngày nay người ta đã không còn biết kính sợ Trời Đất, cũng không còn tuân theo các quy phạm đạo đức, lý lẽ luân thường, mở miệng là những lời lẽ thô tục, quan hệ nam nữ hỗn loạn… Thêm vào đó, cuộc sống ngày càng hiện đại hóa, nhìn bề mặt thì là giúp ta có cuộc sống dễ dàng hơn, nhưng thật ra lại đang âm thầm mang ý nghĩa phá hủy. Internet phát triển đang thay thế cách thức sinh hoạt bình thường. Thông qua internet, người ta có thể truyền bán những website tục tĩu, biến dị từ bề mặt ngôn ngữ, ý nghĩa, nhưng hình thức thì lại vô cùng hấp dẫn người xem. Những thứ độc hại cứ thế từng bước thâm nhập vào cuộc sống và con người, muốn tách cũng đã muộn màng. 

Ảnh: Pixabay.

Trong vòng xoáy hiện đại hóa, công nghệ hóa, sự phát triển đã đánh mất đi sự ước thúc của đạo đức, liền giống như chiếc hộp Pandora bị mở ra, kéo theo các loại dục vọng của con người. Ví dụ như công nghệ nhân bản, biến đổi gen, các loại công nghệ mới hiện nay kỳ thực đều đi ngược lại với quy luật tự nhiên, nếu cứ tiếp tục thế mãi sẽ vô cùng nguy hiểm. 

Vì thế con người hiện đại mãi cũng không thể lý giải tâm thái của cổ nhân, cũng như không hoàn toàn hiểu hết về lịch sử chúng ta. Thậm chí, hiện nay, nội hàm của văn hóa truyền thống chân chính cùng với các quan niệm hiện đại còn vô cùng ngược nhau. Đặc biệt ở nước có truyền thống lâu đời như Trung Quốc, từ một quốc gia phát triển Nho giáo, Phật giáo, qua thời gian những truyền thống tốt đẹp ấy còn bị bóp méo ý nghĩa. Ví như người ta đã đem Phật giáo thành một thể với các với hoạt động kinh tế, các chùa chiền, tăng ni tham gia những hoạt động xã hội hoá đôi khi còn quá cả người thường không tu luyện. 

Nhiều người nói, đạo đức nhân loại ngày càng tụt dốc. Rất nhiều người đều nhìn ra nhưng chẳng mấy ai nghĩ ra cách nào để cứu vãn. Hình như xã hội càng phát triển, người ta lại càng bị tụt hậu về mặt tinh thần. Cuộc sống đầy đủ vật chất nhưng tinh thần thì thiếu hụt nghiêm trọng, nhìn đâu cũng thấy thiếu: thiếu dũng khí, thiếu tin tưởng, thiếu hạnh phúc… Đạo gia có câu chuyện về Trương Quả Lão cưỡi lừa ngược, ngẫm ra ý vị thực vô cùng sâu sắc. Trương Quả Lão cưỡi lừa ngược vì cho rằng tiến về phía trước lại chính là đang đi giật lùi. Người ta càng chìm đắm trong vật chất hiện đại thì dường như càng xa rời đạo đức truyền thống, càng rơi xuống hố sâu của tuyệt vọng… 

Làm thế nào để cải biến đạo đức xã hội, nâng cao tiêu chuẩn đạo đức con người là bài toán khó không dễ giải quyết. Còn bạn, bạn nghĩ sao? 

Theo Đại Kỷ Nguyên