Theo các tài liệu lịch sử, người Do Thái là một trong những dân tộc có lịch sử lâu đời nhất – với khoảng 4000 năm lịch sử. Hơn nữa, họ cũng là dân tộc thông minh nhất trên trái đất này…

Tuy vậy, trong 2000 năm trở về sau, dân tộc này cứ mãi không có quốc thổ của riêng mình, không có quốc gia của riêng mình, phải sống lưu vong khắp nơi trên thế giới. Chiến tranh vẫn không ngừng bám đuổi theo những năm tháng bôn ba không có nơi ở cố định của họ.

Là một dân tộc cổ xưa có nhóm người thông minh nhất, cớ sao người Do Thái lại gặp phải cái khổ lưu lạc kéo dài suốt 2000 năm? Đây vẫn là một ẩn đố lịch sử. Thuận theo năm tháng trôi đi, từng trang từng trang lịch sử vô tình khép lại, cuối cùng cũng có bậc đại trí đại huệ vượt qua mây mờ nơi trần thế, đã tiết lộ nguyên nhân căn bản trong nỗi bất hạnh của tộc người Do Thái. Nguyên nhân này có liên quan với Đức Giê-su – vị Thánh giả giáng sinh vào gia đình tộc người Do Thái rồi sau đó bị chính người Do Thái giết hại.

Chúa Giê-su. (Ảnh: Wikipedia)

Khoảng hơn 2000 năm trước, ở phương Đông, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và Lão Tử lần lượt hạ thế truyền Pháp độ nhân. Còn tại Bethlehem thuộc Jerusalem, Đức Giê-su lấy danh nghĩa người con của Thiên Chúa mang theo sứ mệnh mà đến. Ngài mang tấm lòng bác ái đến thế gian cứu độ chúng sinh. Dù Ngài đã truyền bá chân lý nơi cõi người và đã triển hiện rất nhiều thần tích, nhưng người đời trong mê vẫn không mấy tin tưởng vào lời giảng của Đức Giê-su. Dù rằng Ngài đã gánh chịu hết thảy tội lỗi cho con người, luôn phải đối mặt với sự chế giễu, ganh ghét, phỉ báng của người đời, mãi đến sau cùng Ngài lại bị đóng đinh lên thập tự giá, chết một cách đau khổ dưới sự chế giễu, phỉ báng của người đời.

Chúa Giê-Su bị đóng đinh trên thập tự giá vào Thứ Sáu ngày 13 – Tranh của Pietro Perugino, 1482. (Nguồn: Wikipedia)

Để có thể xuất hiện một vị Thánh Giả có ảnh hưởng to lớn đến lịch sử nhân loại suốt 2000 năm như vậy, thật là niềm vinh diệu to lớn cho dân tộc Do Thái. Vốn dĩ họ đã được Thượng Đế lựa chọn, đáng lẽ sẽ đắc được phúc báo to lớn, nhưng họ lại phản bội ân điển của Thượng Đế, làm trái với Đạo của Người – họ đã đóng đinh vị Giác Giả hạ thế độ nhân lên thập tự giá. Tuy kẻ hành hung cụ thể chỉ là thiểu số người, nhưng biết bao nhiêu kẻ đã tham dự một cách vô tri, biết bao nhiêu người đã hờ hững tỏ ra vui sướng trước nỗi đau của người khác, biết bao nhiêu người đã lạnh lùng thờ ơ mà bàng quan đứng nhìn, trong số họ không một ai không là tòng phạm gây nên tội ác, dẫu đó là trực tiếp hay gián tiếp.

Con người bất kính đối với Thần, hơn nữa còn đóng đinh vị Giác Giả độ nhân lên trên thập tự giá, đây thật là tội ác to lớn biết chừng nào. Vậy nên, tội lỗi tày trời này lớn đến mức phải lấy cái giá bôn ba lưu lạc dài gần 2000 năm để hoàn trả những gì mà họ đã gây nên.

Nếu như lịch sử là một tấm gương soi sáng hiện thực thì từ trong tấm gương vượt qua 2000 năm lịch sử này, chúng ta đã nhìn thấy điều gì? Chính là khi đứng trước đúng-sai thiện-ác cần phải đưa ra lựa chọn.

Khi đúng sai bị bóp méo, chính nghĩa bị chà đạp, thiện lương bị tổn hại, tốt đẹp bị bôi nhọ, chúng ta không thể cứ mãi làm một người bàng quan một cách lạnh lùng được. Bởi vì, chính sự bàng quan lạnh lùng đó cũng là tiếp tay cho tội ác, và loại tiếp tay vô tình này cũng sẽ làm hại chính họ một cách nghiêm trọng. Theo quy luật nhân quả, trên đời này bất luận là ai đã làm gì, hậu quả sinh ra từ đó đều cần phải tự mình gánh vác, không ai có thể gánh tội thay cho anh ta được.

Những sinh mệnh lạnh lùng đều sẽ phải trả giá. Bởi vì bản thân sự lạnh lùng chính là đã xa rời và vứt bỏ thiện lương.
 
Theo ĐKN