Người Đài Loan đầu tiên tu luyện Pháp Luân Công

Người Đài Loan đầu tiên tu luyện Pháp Luân Công

Người Đài Loan đầu tiên tu luyện Pháp Luân Công

Người Đài Loan đầu tiên tu luyện Pháp Luân Công

Người Đài Loan đầu tiên tu luyện Pháp Luân Công
Người Đài Loan đầu tiên tu luyện Pháp Luân Công
Thứ ba, 14-01-2025 11:05, (GMT+07:00)
Người Đài Loan đầu tiên tu luyện Pháp Luân Công
04-02-2023 13:22

Cuốn sách "Hạt giống vàng - Câu chuyện về Pháp Luân Đại Pháp ở Đài Loan" ghi chép lại mạch lạc phát triển của Pháp Luân Công ở Đài Loan với những câu chuyện cảm động và những lịch trình trân quý như một trang sử sống động (Ảnh ghép minh hoạ).

Ngày 21, hai vợ chồng đến nhà thi đấu Hoàng Đình ở thành phố Tế Nam, bên trong chật cứng với hơn 4 ngàn người, chứng kiến ​​đủ mọi thứ bệnh nan y, người ngồi xe lăn, người chống nạng… Điều kỳ diệu là, bà Hà Lai Cầm, người “sống mà như chết”, khi vừa đến hội trường, liền cảm thấy thân thể có một sự biến hóa vô cùng vi diệu, một cảm giác thư giãn và bình an chưa từng có

Lời mở đầu: 

Cuốn sách “Hạt giống vàng – Câu chuyện về Pháp Luân Đại Pháp ở Đài Loan” như một trang sử sống động, ghi chép lại mạch lạc phát triển của Pháp Luân Công ở Đài Loan với những câu chuyện cảm động và những lịch trình trân quý.

Năm 1994, từ cơ duyên kỳ diệu của một cặp vợ chồng Đài Bắc, tới chuyến đi của một bác sĩ Thượng Hải đến Đài Loan, và một lão ông từ Quý Châu đến thăm họ hàng ở Hoa Liên, họ đã mang theo ‘hạt giống’ Đại Pháp đến Đài Loan, và tạo ra một cơ duyên tu luyện hiếm có cho người dân của quốc gia này.

Vào tháng 2 năm 2016, nhóm biên tập đã triển khai các cuộc phỏng vấn độc quyền ở miền bắc, miền trung và miền nam Đài Loan. Sau ba năm nghe các tệp ghi âm, so sánh đối chiếu và tương tác, cuối cùng đã có thể biên tập thành một cuốn sách, dù khó khăn hơn so với dự kiến ​​ban đầu.

Hôm nay, chúng tôi xin đăng toàn văn cuốn sách “Hạt giống vàng”, hy vọng lưu lại cho độc giả một kiến chứng lịch sử hoàn chỉnh hơn về Pháp Luân Đại Pháp từ góc nhìn của người Đài Loan.

Vào ngày 13 tháng 5 năm 1992, tiên sinh Lý Hồng Chí đã mở lớp học Pháp Luân Công đầu tiên ở Trường Xuân, Trung Quốc, và Pháp Luân Đại Pháp chính thức được quảng truyền ra thế giới. Lớp học được tổ chức tại Quảng Châu vào tháng 12 năm 1994 là lớp giảng Pháp và dạy công hoàn chỉnh cuối cùng; sau lớp đó, Sư phụ Lý chỉ giảng Pháp, còn các học viên mới có thể dựa theo băng hình để học công pháp. Trong khoảng thời gian hơn hai năm ngắn ngủi này, một số người Đài Loan cũng được tham dự lớp mà Sư phụ Lý đích thân giảng Pháp và dạy công. Theo những gì chúng tôi biết, những người Đài Loan đầu tiên tiếp xúc với Pháp Luân Đại Pháp là một cặp vợ chồng: ông Trịnh Văn Hoàng và vợ là bà Hà Lai Cầm.

Cơ duyên được mở ra như thế này, năm 1994, thân nhân của vợ chồng ông Trịnh ở Tế Nam có nhắn cho họ một thông tin như sau: “Chúng tôi ở đây có một vị Sư phụ đến từ núi Trường Bạch – Đại sư Lý Hồng Chí; cách ông ấy xử lý các bệnh nan y thật vô cùng thần kỳ. Các vị nên nhanh chóng làm thủ tục mà tới!”

Đó là tháng 6 năm 1994, bà Hà Lai Cầm, 47 tuổi và chồng là ông Trịnh Văn Hoàng đi từ Đài Loan đến Hồng Kông rồi chuyển máy bay đến Tế Nam, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc.

“Lớp học thứ hai về Pháp Luân Đại Pháp [Pháp Luân Công] Trung Quốc ở Tế Nam” vào năm 1994 (ảnh do NXB Bác Đại cung cấp)

Thân nhân ở Tế Nam nhắn gọi, cơ duyên thần kỳ

Người thân ở Tế Nam nhắn gọi họ cấp tốc như vậy không phải không có lý do. Kết hôn năm 19 tuổi với người chồng hơn mình 20 tuổi, bà Hà Lai Cầm, từ một thiếu nữ đẹp như hoa biến thành mẹ kế của 4 đứa con. Những đứa con mà người vợ cũ để lại, đứa nhỏ mới bốn tuổi và đứa lớn nhất mới chín tuổi, cùng với người chồng theo chủ nghĩa đại nam tính và là quân nhân giải ngũ, khiến bà Hà Lai Cầm, người vốn sống nội tâm và truyền thống, khá căng thẳng. Tệ hơn nữa, một năm sau khi kết hôn, bà Hà Lai Cầm sinh con trai cả, chưa được nếm trải niềm vui làm mẹ, thì bà thỉnh thoảng lại bị những cơn đau đầu không thể giải thích được, nó ngày càng trở nên thường xuyên hơn. Ngay sau khi con gái thứ hai ra đời, chứng đau đầu ngày càng nhiều khiến bà không kiểm soát được, và cơn đau kéo dài suốt 27 năm.

“Bệnh phát lên là đau, đau đến mức muốn đập đầu vào tường, nếu không thì phải kêu chồng lấy gậy gõ vào đầu, boong, boong khiến cho tê dại”, bà kể lại.

Chồng bà đã đưa bà đến các bệnh viện lớn ở Đài Bắc, Vinh Tổng, Trường Canh, Mã Giai, tất cả các danh y đều tìm không thấy nguyên nhân bệnh, họ không thể làm gì khác ngoài việc châm cứu giảm đau. Về sau, từ đầu đến chân bà đều không tìm thấy huyết quản (máu lưu thông quá yếu), nên bà phải uống thuốc giảm đau thay thế. Nhưng cơn đau càng ngày càng dồn dập, lượng thuốc giảm đau mỗi ngày một nhiều, khiến thận và gan cũng phát bệnh. Chồng bà than thở: “Lục phủ ngũ tạng hoại hết rồi!” Không những thế, thuốc giảm đau để lại di chứng mất ngủ, càng là một cơn ác mộng khác. “Hơn mười năm rồi tôi không thể ngủ ngon, tinh thần và thân thể đều bủn rủn…”, bà Hà kể.

Trước sự không hiệu quả của Tây y, họ chuyển sang Trung y và các liệu pháp trị liệu dân gian, thậm chí còn cầu Thần xin quẻ, nhưng bệnh tật vẫn cứ theo như bóng với hình. Đối mặt với một đại gia đình gồm 7 người con, bà Hà Lai Cầm khắc khổ đảm nhận vận mệnh của mình, không chỉ phải đảm đương việc nhà mà còn phải phụ giúp sự nghiệp cho chồng. Bà nói: “Có lúc tôi thực sự không dám đi ngủ, đi ngủ rồi thì chỉ sợ nằm xuống đó rồi không dậy nổi nữa”.

Đối mặt với áp lực gia đình và sự tra tấn của bệnh tật đối với thân thể, bà Hà Lai Cầm kể: “Lúc đó tôi muốn chết quách đi, nhưng thấy đứa nhỏ tội quá, tôi đành ráng chịu. Sau này, tôi dựa vào ý chí, sống thêm được một ngày thì được tính một ngày, tôi đã rất bi quan về sinh mệnh”.

Vào ngày 19 tháng 6 năm 1994, bà Hà Lai Cầm và chồng đến nhà họ hàng ở Tế Nam, chờ khai giảng “Lớp học thứ hai của Pháp Luân Công tại Tế Nam” kéo dài 8 ngày.

Ngày 21, hai vợ chồng đến nhà thi đấu Hoàng Đình ở thành phố Tế Nam, bên trong chật cứng với hơn 4 ngàn người, chứng kiến ​​đủ mọi thứ bệnh nan y, người ngồi xe lăn, người chống nạng… Điều kỳ diệu là, bà Hà Lai Cầm, người “sống mà như chết”, khi vừa đến hội trường, liền cảm thấy thân thể có một sự biến hóa vô cùng vi diệu, một cảm giác thư giãn và bình an chưa từng có.

Bước vào hội trường, nhìn thấy Sư phụ Lý Hồng Chí trên bục giảng, bà Hà Lai Cầm, người trước đây luôn trằn trọc không ngủ được, thì giờ lại muốn ngủ; ngay sau đó đôi mắt của bà ấy không thể mở ra nổi nữa, bao trùm bà là một tâm trạng bình tĩnh và an tường. “Tôi lúc đó mới thực sự được thể nghiệm cảm giác của một giấc ngủ. Hóa ra giấc ngủ thật là tuyệt vời!” Bà hồi ức lại, trong tư tưởng bà lúc đó không có một chút tạp niệm nào, chỉ có duy nhất một niệm: “Tôi muốn nghe Sư phụ Lý giảng Pháp!”

Người chồng bên cạnh nhìn thấy vợ mình đang nhắm mắt, khó hiểu hỏi: “Em đến đây để nghe Sư phụ Lý giảng Pháp, hay đến để ngủ?” Hà Lai Cầm trả lời: “Em biết, mắt em không thể mở ra được, nhưng đầu não em rất thanh tỉnh!”.

Dù không thể mở mắt, nhưng tai bà có thể nghe rõ lời giảng của Sư phụ Lý, Hà Lai Cầm không bỏ sót một chữ nào. “Khi nghe Sư phụ nói về nghiệp lực đời này qua đời khác, tôi rất chấn động. À, giờ tôi hiểu rồi! Nguyên lai tôi chịu thống khổ bao nhiêu năm đều có quan hệ đến nghiệp lực”. Trong tám ngày của lớp học, Hà Lai Cầm đều một bên ngủ, một bên nghe Pháp như vậy.

“Sư phụ Lý giảng rằng mọi người cần phải tu luyện, thì mới có thể phản bổn quy chân, tôi liền nghĩ, mình phải đi con đường này”. Ngày đầu tiên của khóa học còn chưa kết thúc, Hà Lai Cầm đã có một thể ngộ mới hoàn toàn về sinh mệnh. Lúc này, hai vợ chồng đột nhiên nghe thấy Sư phụ Lý nói: “Hôm nay, có hai vị học viên đến từ Đài Loan”. Họ ngạc nhiên nhìn nhau: “Sư phụ làm sao mà biết được?”

Sư phụ Lý bảo nhân viên công tác đưa sách đến chỗ họ ngồi, người nhân viên còn đặc biệt nói với họ: “Nếu ông bà cần giúp đỡ, hãy đến quầy phục vụ tìm tôi”.

Vào ngày thứ ba của lớp học, Hà Lai Cầm và chồng đến hội trường sớm, khi họ đang tìm chỗ ngồi, họ mơ hồ cảm giác có một bóng người ở phía trước, ngay khi nhìn lên, họ đã thấy Sư phụ Lý. Hai vợ chồng vội vàng chắp tay hợp thập nói: “Sư phụ hảo!” Sư phụ Lý ân cần hỏi họ: “Lời tôi giảng, hai người nghe có hiểu không? Nếu không hiểu có thể nhờ nhân viên công tác giúp đỡ”. Họ nhanh chóng trả lời: “Hiểu! Hiểu! Hiểu!” Lúc đó, các học viên xung quanh cũng phát hiện ra Sư phụ Lý và tiến tới chào hỏi. Sau đó, Hà Lai Cầm và chồng bà rất thắc mắc: Sư phụ Lý làm thế nào mà đột nhiên xuất hiện trước mặt họ? Cả hai cảm thấy vị Đại Sư này thật phi thường.

Trong bài giảng của mình, Sư phụ Lý đã đề cập rằng chỉ cần đó là một người thực sự đến để tu luyện, Sư phụ sẽ giúp các học viên tịnh hóa thân thể, khiến các học viên có thể tu luyện chân chính. Trong lớp học tám ngày, thân thể Hà Lai Cầm chân thực được liên tục tịnh hóa, bà cảm giác ngày càng thư thái hơn. Nhìn thấy vợ mình không ngừng được tịnh hóa thân thể, trong khi bản thân thì không có chút phản ứng nào, Trịnh Văn Hoàng không khỏi nghĩ thầm: “Chắc là thân thể của mình không có bệnh gì, đúng không?”

Đúng vào đêm mà niệm đầu này phát ra, Trịnh Văn Hoàng bắt đầu đau quặn bụng, còn nôn ra máu và đờm, thậm chí nuốt nước bọt cũng khiến cổ họng đau rát, nhưng đến sáng hôm sau, mọi việc lại bình thường như chưa có chuyện gì xảy ra. Ông biết rằng mình cũng được tịnh hóa thân thể.

Bài khảo nghiệm‘ đầu tiên…

Lớp học kéo dài tám ngày giống như một cuộc hành trình kỳ diệu. Khi hai vợ chồng trở về Đài Bắc, bà Hà Lai Cầm vẫn tiếp tục trạng thái “tịnh hóa thân thể”. Tám hoặc chín ngày sau, các bệnh tật khác nhau trong suốt 27 năm đã được chữa khỏi một cách kỳ diệu mà không cần thuốc, khiến bà vô cùng cảm kích Sư phụ Lý, người đã cho bà một cuộc sống mới.

Hà Lai Cầm, người đi mua hàng tạp hóa mỗi ngày, không còn nặng nhọc với giỏ thức ăn nữa. Người phụ nữ ốm yếu ngày xưa giờ đây không chỉ trở nên năng động và tràn đầy năng lượng, tinh thần phấn khởi, và các con của bà cũng cảm thấy như mẹ đã biến thành một người khác.

Cặp đôi được truyền cảm hứng đã chăm chỉ luyện công tại nhà mỗi ngày, vào buổi sáng và buổi tối. Năm tháng sau, người thân của họ lại gọi điện và nói: “Lần này Sư phụ Lý đang giảng Pháp ở Quảng Châu và khai giảng lớp học cuối cùng. Lần này ở rất gần Đài Loan, vì vậy chúng ta nhất định phải nắm bắt cơ hội!”

Sau khi đặt vé, chuẩn bị khởi hành, thì Trịnh Văn Hoàng đột nhiên lăn lộn trên mặt đất vì đau quặn bụng. Đưa đi cấp cứu thì bác sĩ nói đó là sỏi mật, túi mật đầy sỏi, dịch mật chảy hết, phải nhập viện ngay để mổ, nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Bệnh viện quyết định thực hiện ca mổ vào ngày 21/12.

Ngày 21 tháng 12 lại đúng là ngày khai giảng lớp học Quảng Châu. Hà Lai Cầm thấy sự trùng hợp này, trong tâm đột nhiên nảy ra một cảm ngộ, bà hỏi chồng mình: “Chúng ta cứ đi đại lục nhé? Đi gặp Sư phụ Lý đi!” Trịnh Văn Hoàng bình sinh cá tính cương nghị quả quyết, lúc này bỗng bối rối và nói: “Em đưa ra quyết định nhé!”

Hà Lai Cầm bày tỏ nguyện vọng được xuất viện, bác sĩ thẳng thừng nói: “Không thể được, Vinh Tổng có hơn 20 ngàn ca bệnh nặng như thế này, không ai trong số họ không phải dùng dao kéo. Tôi không muốn giúp ông ấy xuất viện!” Tuy nhiên vợ chồng bà Hà kiên trì đến cùng, bác sĩ nhìn bà, thấy thái độ kiên quyết, liền yêu cầu họ viết đơn và cho xuất viện.

Vào ngày 21 tháng 12 năm 1994, Hà Lai Cầm và chồng là Trịnh Văn Hoàng đã vượt qua mọi khó khăn và tham gia lớp học Pháp Luân Công lần thứ năm tại Quảng Châu (ảnh do NXB Bác Đại cung cấp).

Ngày hôm sau, Hà Lai Cầm dìu chồng lên máy bay. Sau khi lên máy bay, Trịnh Văn Hoàng lúc này đang trọng bệnh bỗng thay đổi diện mạo: tinh thần không còn thống khổ, sắc mặt dần hồng hào. Trong bệnh viện đã sáu ngày không ăn, không uống được, nhưng cảm giác thèm ăn của ông bây giờ rất lớn. Sau khi ăn xong suất ăn của mình, ông lại nhìn vào suất ăn của vợ và hỏi: “Sao em không ăn?” Hà Lai Cầm cười, hiểu ý và nói, “Anh muốn ăn, hãy lấy đi!”

Sau khi xuống máy bay, Trịnh Văn Hoàng không cần vợ hỗ trợ nữa. Hà Lai Cầm nói: “Anh ấy không còn giống như một bệnh nhân nữa. Anh ấy đã hồi phục toàn bộ sức lực và có thể tự đi lại được!”

Vào ngày 21 tháng 12 năm 1994, hai vợ chồng đến nhà thi đấu Quảng Châu; vì đây là lần cuối cùng Sư phụ Lý giảng Pháp nên đã thu hút mọi người cầu Pháp, cầu Đạo từ khắp nơi trên Trung Quốc đại lục. Do quá đông nên nhiều người đã không thể vào hội trường, trong đó có vợ chồng Hà Lai Cầm. Bà nhớ lại: “Nhà thi đấu không thể chứa được. Nhiều lão học viên tâm tính cao nên đã chủ động nhượng lại vé để cho các học viên mới ở các quận, thành phố khác được vào hội trường, trong đó có vợ chồng tôi và người thân”.

Vào sân nhà thi đấu, các ghế đã chật kín. Sư phụ Lý đang ngồi trong trường, trước mặt Sư phụ cũng chật ních người ngồi dưới đất. Khoảng 6 ngàn người đã tham gia lớp học Pháp Luân Công thứ năm ở Quảng Châu. Hà Lai Cầm mô tả cảm xúc của mình vào thời điểm đó: “Nếu bạn không phải là một người có mặt tại hiện trường, sẽ rất khó để thể hội nó thù thắng và trang nghiêm thế nào”.

Vào ngày 21 tháng 12 năm 1994, Sư phụ Lý Hồng Chí đã tổ chức buổi giảng Pháp cuối cùng ở Trung Quốc tại nhà thi đấu Quảng Châu (ảnh do NXB Bác Đại cung cấp).

Hàng trăm người bên ngoài sân vận động không vào được bên trong đã không ra về, mà ngồi ngoài sân để nghe Pháp. Sau đó, Sư phụ Lý bước ra ngoài, nói với mọi người rằng hiệu quả của nghe giảng Pháp từ bên ngoài cũng như bên trong vậy.

Chi phí sinh hoạt ở Quảng Châu tương đối cao. Thậm chí, một số học viên từ Tân Cương đến Quảng Châu sớm hơn một tuần, họ hết tiền, cuối cùng họ đã hết bánh bao và phải ngủ dưới gốc cây hoặc trên lối đi vào ban đêm. Sau khi các học viên ở Bắc Kinh biết được điều đó, họ đã chu cấp miễn phí cho các học viên từ những nơi xa xôi này.

Những điều tận mục sở thị…

Hà Lai Cầm cũng đã tận mắt chứng kiến ​​một cảnh tượng khó quên. Một nam thanh niên đến từ Urumqi, Tân Cương, khi đến hội trường đã nằm sấp xuống đất và khóc lớn. Động thái đột ngột của cậu thanh niên khiến Hà Lai Cầm khá sốc, nhưng bà không biết tại sao. Những người bên cạnh nói với bà, “Cô không biết sao, họ vì cầu Pháp, muốn đắc Pháp, kinh qua ngàn cay đắng vạn thống khổ, vượt qua hàng ngàn dặm đường để tới đây, tới đến đích này, vì vậy họ rất kích động”.

Cảnh tượng này khiến bà nhớ lại những sự tích thần kỳ mà bà đã thấy trong lớp học ở Tế Nam, Sơn Đông sáu tháng trước:

Khi Sư phụ Lý đang giảng Pháp vào ngày đầu tiên, một đứa trẻ khoảng ba tuổi đang nằm trên lối đi trước mặt bà. Lúc đó, bà tự hỏi: “Tại sao lại có một đứa trẻ nằm trên lối đi?” Sau khi hỏi những học viên bên cạnh, bà nhận ra rằng đứa trẻ đó là một người thực vật.

Ngày hôm sau, đứa trẻ vẫn nằm trên mặt đất. Nhưng đến ngày thứ ba, đứa trẻ đã chơi trên lối đi. Bà ấy nói: “Điều này khiến nhiều người có mặt cảm thấy rằng Pháp Luân Công thực sự kỳ diệu và bất khả tư nghị”.

Và lần này tại Quảng Châu, người thân của bà cũng chứng kiến ​​một người phụ nữ bị u cổ, ở ngoài sân thi đấu vì không mua được vé vào hội trường, nhìn thấy Sư phụ Lý đang chuẩn bị vào sân, người phụ nữ này đột nhiên hét lên: “Sư phụ Lý, Sư phụ Lý!” Sư phụ Lý lúc đó quay đầu lại nhìn người phụ nữ. Không lâu sau, khối u ở cổ của cô ấy bị xuyên thủng một lỗ nhỏ, sau đó nó chảy ra chất lỏng như máu, và khối u biến mất.

Trong lớp học chín ngày, khó có thể kể hết những sự tích thần kỳ tương tự. Cùng với việc sức khỏe của Trịnh Văn Hoàng chuyển biến từng ngày, hai vợ chồng đã minh bạch được sự trân quý của việc tu luyện Pháp Luân Công từ trong tâm họ.

Một đêm, khi mọi người trở về khách sạn để luyện công tại sân thượng trên tầng cao nhất của khách sạn, họ đang luyện công thì đột nhiên một học viên hét lên: “Có một Pháp Luân trên thiên không!” Hà Lai Cầm nhìn lên, và thấy một Pháp Luân lớn đang quay trên bầu trời. Giống như những gì Sư phụ Lý đã nói: “Chữ Vạn và sơ đồ Thái Cực bên trong Pháp Luân cũng đang xoay chuyển”. Lúc đó có khoảng năm mươi người có mặt, và hơn một nửa trong số họ đã nhìn thấy nó, và nhiều người đã hét lên phấn khích. “Pháp Luân! Pháp Luân! Tôi đã nhìn thấy Pháp Luân!” Hà Lai Cầm, người chưa bao giờ nhìn thấy cảnh tượng mỹ lệ thù thắng như vậy trước đây, không thể không thốt lên, “Đây là thật sao? Đẹp quá!”

Sau khóa học 9 ngày, trước khi rời đi, nhiều học viên đại lục đã khuyến khích Hà Lai Cầm và chồng bà truyền Pháp Luân Công cho nhiều người Đài Loan hơn. Họ cũng để lại số điện thoại liên lạc của mình cho Trương Phổ Điền từ Quý Châu, người dự kiến ​​sẽ sớm đến thăm họ hàng ở Đài Loan.

Mang theo lời chúc phúc và khích lệ của các đồng tu, Hà Lai Cầm và chồng bà đã trở về Đài Loan; lúc đó họ hoàn toàn không biết mình đã mang theo một hạt giống vàng cho việc truyền bá và hoằng dương Pháp Luân Đại Pháp tại Đài Loan, tương lai sẽ nảy mầm và phát triển mạnh mẽ trên mảnh đất Đài Loan.

Và chuyến thăm gia đình của Trương Phổ Điền cũng sẽ gieo thêm một hạt giống khác cho việc truyền bá Pháp Luân Công ở Đài Loan.

Quý vị muốn tìm hiểu về Pháp Luân Đại Pháp (hay còn gọi là Pháp Luân Công), hãy bấm truy cập vào đường link: vi.falundafa.org.

Theo “Hạt giống vàng” – trích đoạn 1
Phóng viên và biên tập: Tăng Tường Phú – Hoàng Cẩm
Hương Thảo (ĐKN) biên dịch

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP