Ngoại giao “chiến lang” của Trung Quốc đang gầm thét ở Hồng Kông và trên thế giới

Ngoại giao “chiến lang” của Trung Quốc đang gầm thét ở Hồng Kông và trên thế giới

Ngoại giao “chiến lang” của Trung Quốc đang gầm thét ở Hồng Kông và trên thế giới

Ngoại giao “chiến lang” của Trung Quốc đang gầm thét ở Hồng Kông và trên thế giới

Ngoại giao “chiến lang” của Trung Quốc đang gầm thét ở Hồng Kông và trên thế giới
Ngoại giao “chiến lang” của Trung Quốc đang gầm thét ở Hồng Kông và trên thế giới
Chủ nhật, 26-01-2025 04:03, (GMT+07:00)
Ngoại giao “chiến lang” của Trung Quốc đang gầm thét ở Hồng Kông và trên thế giới
29-05-2020 09:25

Càng tỏ ra hung hăng, các nhà ngoại giao Trung Quốc càng được coi là “chiến lang”-chiến binh sói. Chủ thuyết ngoại giao hiếu chiến này của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cổ động cho sự đấu tranh, giành vị thế thống trị bất chấp việc này có ảnh hưởng đến hình ảnh Trung Quốc hay không. Ông Tập muốn lập ra một trật tự thế giới mà Trung Quốc sẽ là tâm điểm.

Binh lính Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc tuần hành tại Quảng trường Thiên An Môn của Bắc Kinh. (Ảnh: Takaki Kashiwabara)

Từng có thời điểm, Bộ Ngoại giao Trung Quốc thường bị coi là cơ quan vô dụng, chỉ biết tâng bốc nước ngoài. Thậm chí một nhà phê bình ẩn danh đã gửi thuốc canxi cho các nhà ngoại giao Trung Quốc, kèm theo đó là bản ghi nhớ với dòng chữ “giúp chắc xương”, một nguồn tin ngoại giao Trung Quốc tiết lộ.

Nhưng hiện tại đã hoàn toàn khác. Đường lối cứng rắn và “ngoại giao chiến lang” cao tay của Trung Quốc đã thu hút sự chú ý của các nhà quan sát cả trong và ngoài nước.

Dưới đây là cái nhìn tổng thể về ngoại giao chiến lang của Vương Nghị (Wang Yi), Ủy viên hội đồng nhà nước và bộ trưởng đối ngoại trong cuộc họp báo ngày 24/5.

Lúc đó, khi trả lời câu hỏi về việc liệu Trung Quốc có từ bỏ đường lối ngoại giao “ẩn mình” như thời của cựu lãnh đạo tối cao Đặng Tiểu Bình hay không, ông Vương đã đáp lại bằng cách phản ứng gay gắt trước chỉ trích của Hoa Kỳ trong việc Trung Quốc xử lý virus Corona chủng mới. Ông nói rằng “có một loại ‘virus chính trị’ đang lan rộng ở Washington, đẩy 2 nước đến bờ vực Chiến tranh Lạnh mới.”

Vương Nghị tạo ấn tượng mạnh mẽ và tự tin trong các chỉ thị giúp Trung Quốc nổi tiếng về ngoại giao “chiến lang”. (Ảnh qua Nikkei)

Một số người gọi ông Vương là “bộ trưởng ngoại giao chiến lang”, nếu đem cách gọi này so sánh với những người tiền nhiệm thiếu canxi, thì có thể xem là một lời khen ngợi.

Ông thậm chí còn đề cập đến một câu hỏi khá nổi bật về ngoại giao chiến lang.

Chúng tôi đã chứng kiến ​​một ‘cuộc chiến ngôn từ’ đang ngày càng nóng bỏng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Liệu ngoại giao ‘chiến lang’ có phải là chuẩn mực mới của ngoại giao Trung Quốc không?” một phóng viên của CNN  đưa ra thắc mắc.

Chúng tôi đã chứng kiến ​​một ‘cuộc chiến ngôn từ’ đang ngày càng nóng bỏng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Liệu ngoại giao ‘chiến lang’ có phải là chuẩn mực mới của ngoại giao Trung Quốc không?” một phóng viên của CNN  đưa ra thắc mắc.

Ông Vương nói rằng Trung Quốc trải 5.000 năm văn minh lịch sử, đã được công nhận là một quốc gia “có chuẩn mực”, không chủ động chọn chiến đấu hay bắt nạt nước khác nhưng sẽ bác bỏ những lời vu khống vô căn cứ.

Chúng tôi sẽ đẩy lùi bất kỳ sự xúc phạm có chủ ý nào, kiên quyết bảo vệ danh dự và nhân phẩm quốc gia của chúng tôi”, ông Vương nói.

Wolf Warrior 2, bộ phim hành động lập nhiều kỷ lục phòng vé năm 2017, khi Trung Quốc tuyên bố với phần còn lại của thế giới rằng họ có ý định vượt qua Hoa Kỳ. (Ảnh qua Nikkei)

Một số phương tiện truyền thông Trung Quốc vô cùng quan tâm đến tin Q & A, viết rằng đây là lần đầu tiên “ngoại giao chiến lang” được thảo luận trong một bối cảnh chính thức như vậy.

Thuật ngữ này xuất phát từ bộ phim hành động Wolf Warrior 2 (Chiến Lang 2), một bộ phim bom tấn được trình chiếu tại đại lục vào năm 2017, và đã lập nhiều kỷ lục về doanh thu. Câu chuyện mô tả các nhiệm vụ vô cùng nguy hiểm của một cựu chỉ huy quân đội người Trung Quốc, nhằm giải cứu đồng bào của một quốc gia châu Phi đang bị chiến tranh tàn phá.

Với gợi ý về ngôi sao màn bạc Sylvester Stallone xuyên suốt bộ phim, người dân đại lục gọi nó là “Rambo phiên bản Trung Quốc.”

Tuy nhiên, điều đáng chú ý là thành công rực rỡ của bộ phim Wolf Warrior 2 vào năm 2017.

Đó là năm Trung Quốc tuyên bố mục tiêu bắt kịp và vượt qua Hoa Kỳ, ít nhất là về mặt kinh tế trong tương lai không xa. Đó là một bước ngoặt lịch sử cho đường lối chính trị trong nước và quốc tế của Trung Quốc.

Tại Đại hội toàn quốc vào mùa thu năm 2017 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), Chủ tịch Tập Cận Bình đã chọn năm 2035 là năm mục tiêu hoàn thành “hiện đại hóa cơ bản” theo cách nói của chính quyền Trung Quốc nghĩa là bắt kịp nước Mỹ.

Một khi làm như vậy, ông Tập đã định ra thời hạn hoàn thành mục tiêu bắt kịp Mỹ trong 15 năm, so với kế hoạch ban đầu nhắm đến là năm 2049, kỷ niệm 100 năm thành lập Trung Quốc cộng sản.

Vào thời điểm đó, một quan chức cao cấp của ĐCSTQ khi đến thăm Nhật Bản đã gặp một nhóm nghị sĩ thuộc lưỡng đảng của Nhật Bản. Quan chức này tuyên bố rõ ràng rằng Bắc Kinh đã quyết định đẩy nhanh kế hoạch trong 15 năm.

Nhìn lại bối cảnh xã hội Trung Quốc vào 3 năm trước đúng là tràn ngập cảm giác hưng phấn. Nó tương tự như thời kỳ Minh Trị huy hoàng ở Nhật Bản vào những năm 1868, khi đất nước này nổi lên trên diễn đàn thế giới và người dân Nhật Bản cùng chung ý chí, tiến đến thành tựu hiện đại hóa tuyệt vời.

Ryotaro Shiba, tác giả những cuốn sách bán chạy nhất Nhật Bản, đã nắm bắt được sự kiện này, ông miêu tả tham vọng của mọi người khi đắm chìm trong những khao khát với cuốn tiểu thuyết “Những đám mây trên đồi” của mình.

Wolf Warrior 2 là màn trình diễn hoàn hảo cho đại hội toàn quốc của Đảng.

Tuy nhiên mọi thứ ở Trung Quốc đã thay đổi so với 3 năm trước. Nhiều mâu thuẫn mà Trung Quốc hiện đang phải đối mặt hầu hết đều bắt nguồn từ các sự kiện của năm 2017, mặc dù hiện tại họ đang nổi lên do tác động tiêu cực của virus Corona lên toàn thế giới.

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ý thức được tham vọng của Trung Quốc vào thời điểm đó, và đã bắt đầu dự trù các biện pháp kinh tế và thương mại vào năm 2018. Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung bùng nổ, bao gồm cả cuộc chiến giành quyền tối cao về công nghệ, và chỉ vừa tạm đình chiến sau khi thỏa thuận thương mại “giai đoạn một” được ký kết vào tháng 1/2020.

Nhưng căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc hiện đang từng bước leo thang  trở lại, do đại dịch Vũ Hán đã giáng một đòn nghiêm trọng vào Hoa Kỳ.

Chính các yếu tố trong chính sách “ngoại giao chiến lang” của Trung Quốc đã  khiến Hoa Kỳ phải áp dụng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu chặt chẽ hơn đối với tập đoàn công nghệ viễn thông Huawei, cũng như việc Hoa Kỳ yêu cầu Trung Quốc bồi thường do thiếu trách nhiệm trong công tác ứng phó đại dịch.

Trung Quốc tuyên bố sẽ không chọn cách gây chiến với Hoa Kỳ

Trung Quốc không có ý định thay thế Hoa Kỳ. Đã đến lúc Hoa Kỳ từ bỏ suy nghĩ mong muốn thay đổi Trung Quốc hoặc ngăn chặn 1,4 tỷ người diễu hành lịch sử theo hướng hiện đại hóa,” ông Vương nói trong cuộc họp báo.

Tuy nhiên, việc ông Vương dùng thuật ngữ “virus chính trị” gợi ý đến sự thiếu nhạy cảm, tại thời điểm mà số người chết do virus Corona ở Hoa Kỳ đã lên tới hơn 100.000.

Không còn nghi ngờ khi xuất hiện những lo ngại trong đảng cho rằng “ngoại giao chiến lang” là sự thiếu sót trong tư tưởng chiến lược.

Chính quyền Trump không ảo tưởng về tham vọng của Trung Quốc. Cảm giác đáng báo động được phản ánh trong báo cáo vừa được Nhà Trắng công bố có đề mục là: “Cách tiếp cận chiến lược của Hoa Kỳ đối với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa,” nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ đang đánh giá lại từ mức cơ bản về cách họ hiểu và phản ứng với các nhà lãnh đạo của đất nước có dân số đông nhất thế giới, và là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Quan trọng tiếp theo là năm 2022. Nếu Trung Quốc sửa đổi hoàn toàn chính sách cơ bản của mình, thì sẽ phải đệ trình và được đại hội toàn quốc của đảng phê chuẩn.

Nếu ông Tập có thể giữ được vị thế nhà lãnh đạo hàng đầu của đại lục như mong đợi, chính sách cơ bản sẽ không thay đổi quá nhiều.

Tuy nhiên, nếu có sự thay đổi lớn trong chính sách cơ bản, điều đó có nghĩa là ông Tập sẽ phải rời ghế chủ tịch, và phải chịu trách nhiệm cho toàn bộ thất bại của chính sách.

Các chiến lang của Trung Quốc cũng đang nhe nanh hướng về Hồng Kông.

Ngày 24/5, cùng ngày với cuộc họp báo của Wang tại Bắc Kinh, cảnh sát Hồng Kông đã bắn hơi cay vào những người biểu tình đang diễu hành phản đối lại động thái áp đặt Luật An ninh Quốc gia mới của Trung Quốc trên lãnh thổ Hồng Kông. Hơn 180 người ủng hộ dân chủ đã bị bắt giữ.

Một quốc gia, hai chế độ” của Hồng Kông cuối cùng sẽ kết thúc. Nó chỉ là vấn đề thời gian trước khi xảy ra việc chỉ trích Đảng Cộng sản ở Hồng Kông, gây ra những hành vi phạm tội.” một người biểu tình nói

Cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng – Robert O’Brien đe dọa sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc nếu nước này dám ban hành  dự luật An ninh Quốc gia.

Đó là khuôn mẫu chiến lang,” phát ngôn viên bộ ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian) đáp trả ngay lập tức.

Đồng thời gọi bình luận của ông O’Brien là “những tiếng ồn được tạo ra bởi một số chính trị gia Hoa Kỳ,” ông triệu yêu cầu Hoa Kỳ hãy tránh xa cuộc tranh luận ở Hồng Kông.

Cơ sở pháp lý Trung Quốc áp đặt cho chính quyền Hồng Kông là Hiến pháp Trung Quốc và Luật cơ bản, chứ không phải Tuyên bố chung Trung-Anh,” ông Triệu phát biểu, đề cập đến tuyên bố năm 1984 được ký giữa Anh và Trung Quốc hứa hẹn 50 năm tự trị cho khu tự trị Hồng Kông.

Vậy thì tuyên bố trên liên hệ gì đến Hoa Kỳ? ông Triệu đặt ra thắc mắc.

Đầu năm nay, ông Triệu đã lan tin thuyết âm mưu trên Twitter rằng, quân đội Hoa Kỳ đã đưa virus Corona chủng mới vào thành phố Vũ Hán, nơi bùng phát dịch đầu tiên. Thuyết âm mưu này đã khiến hình ảnh của Trung Quốc ở nước ngoài trở nên vô cùng xấu xí.

Luật An ninh Quốc gia mới được đề xuất cho Hồng Kông có nguy cơ làm thay đổi vị thế của trung tâm tài chính quốc tế, vốn được bảo vệ bởi các quyền tự do. Điều này chẳng khác gì một là sóng xung kích trên toàn cầu.

Vậy thì các quyết định quan trọng này sẽ được thực hiện khi nào và ra làm sao? Nó có tất cả các đặc điểm của một chính sách theo “phong cách chiến lang”.

Ý tưởng tăng cường các biện pháp an ninh ở Hồng Kông đã xuất hiện vào năm 2019, tại phiên họp toàn thể thứ IV quan trọng của Ủy ban Trung ương đảng. Nhưng để thực thi luật pháp gây tranh cãi như vậy cần phải có sự chấp thuận của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị, cơ quan ra quyết định hàng đầu của đảng. Rõ ràng là dự luật sẽ thu hút sự phản ứng mạnh mẽ.

Tuyên bố chung Trung-Anh mà ông Triệu trắng trợn phủ nhận, là cơ sở để đảm bảo hệ thống xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc sẽ không được thực thi tại Đặc khu hành chính Hồng Kông, nghĩa là hệ thống tư bản trước đây của Hồng Kông và cuộc sống của thành phố sẽ không thay đổi cho đến năm 2047.

Vấn đề Hồng Kông đóng vai trò là một phép thử đại biểu cho việc liệu Trung Quốc sẽ tiếp tục tôn trọng các cam kết quốc tế hay không.

Nhiều người cũng đang thắc mắc rằng, liệu có thành viên nào của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị đang phản đối quyết định áp đặt Luật An ninh Quốc gia lên Hồng Kông hay không.

Nếu câu trả lời là không, chắc chắn thế giới sẽ có một tương lai hoàn toàn chẳng thể dự liệu. Những con sói đang gầm rú lên âm thanh ghê rợn.

Tác giả: KATSUJI NAKAZAWA

Thiện Thành (Theo Nikkei Asian Review)

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP